08/10/2017, 00:33
Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên năm 1285
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 7, bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thế kỉ XIII * Âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt của nhà Nguyên Câu hỏi: Em hãy cho biết ý đồ xâm lược Đại Việt lần thứ hai của nhà Nguyên là gì? Sau khi thôn tính và thống trị toàn bộ ...
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 7, bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thế kỉ XIII
* Âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt của nhà Nguyên
Câu hỏi: Em hãy cho biết ý đồ xâm lược Đại Việt lần thứ hai của nhà Nguyên là gì?
Sau khi thôn tính và thống trị toàn bộ Trung Ọuốc, nhà Nguyên lúc bấy giờ rất hùng mạnh, quyết tâm thôn tính bằng được Đại Việt để rửa nhục (vì đã thua lần trước) và làm cầu nối xâm lược các nước khác ở phía nam Trung Quốc.
Câu hỏi: Hốt Tất Liệt chủ trương xâm lược Cham-pa và Đại Việt nhằm mục đích gì? Tại sao quân Nguyên đánh Cham-pa trước khi đánh Đại Việt? Kết quả.
- Mục đích đánh Cham-pa và Đại Việt của Hốt Tất Liệt là để mở rộng phạm vi thống trị, đô hộ và thôn tính các nước khác.
- Nhà Nguyên đánh Cham-pa trước là để phối hợp thực hiện kế hoạch “gọng kìm” bao vây tiêu diệt quân ta (phía bắc đánh xuống và phía nam đánh lên), nhanh chóng đánh bại Đại Việt.
- Kết quả: hơn một vạn quân Nguyên do tướng Toa Đô chỉ huy xâm lược Cham-pa (1283) bị quân dân Cham-pa đánh cho tơi bời -> kế hoạch của quân Nguyên định dùng Cham-pa làm bàn đạp tấn công Đại Việt bước đầu bị tan vỡ.
Câu hỏi: Nhà Trần đã chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lần hai như thế nào?
- Triệu tập hội nghị các vương hầu, quan lại ở Bình Than để bàn kế đánh giặc.
- Mở Hội nghị Diên Hồng (đầu năm 1285), mời các bậc phụ lão có uy tín trong nước để bàn kế hoạch đánh giặc.
- Giao trọng trách chỉ huy cuộc kháng chiến cho Trần Hưng Đạo. Trần Hưng Đạo soạn Hịch tướng sĩ để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.
- Nhà Trần tổ chức cuộc tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu, rồi bố trí quân đóng giữ những nơi hiểm yếu.
Câu hỏi: Hội nghị Diên Hồng có tác dụng như thế nào đến việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến?
Hội nghị Diên Hồng với thành phần dự họp gồm những bậc phụ lão có uy tín trong cả nước. Mục đích của Hội nghị là bàn kế đánh giặc giữa vua, các quan lại và các bậc phụ lão. Điều này chứng tỏ nhà Trần rất tôn trọng ý kiến của các bậc phụ lão. Hội nghị có tác dụng động viên trai tráng hăng hái lên đường đánh giặc, nhân dân tích cực sản xuất thêm nhiều lương thảo, phục vụ cho kháng chiến, thể hiện quyết tâm trên dưới một lòng, triệu người như một cùng quyết tâm đánh để tiêu diệt kẻ thù xâm lược.
Câu hỏi: Nhũng sự kiện nào chứng tỏ quân dân nhà Trần trên dưới một lòng, quyết tâm chiến đấu chống quân xâm lược?
- Hình ảnh Trần Quốc Toản căm thù giặc, tay bóp nát quả cam lúc nào không hay biết.
- Câu trả lởi đồng thanh khi vua Trần hỏi các bậc phụ lão tại Hội nghị Diên Hồng nên đánh hay nên hoà, mọi người đồng thanh trả lởi: “Nên đánh”.
- Chữ “Sát Thát” (giết giặc Mông Cổ) đều thích trên cánh tay các quân sĩ.
Câu hỏi: Việc nhà Trần chuẩn hị chống quân xâm lược đã có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến?
Trong cuộc kháng chiến này, nhà Trần có quân đội mạnh, có tinh thần chiến đấu cao, có nền kinh tế hùng hậu để cung cấp cho cuộc kháng chiến, các tầng lóp nhân dân đoàn kết chặt chẽ với triều đình. Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt mà nhà Trần đã nhanh chóng giành thắng lợi.
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về kết quả của cuộc kháng chiến?
- Địch sử dụng một lực lượng rất lớn gồm 50 vạn quân hùng mạnh bậc nhất thế giới lúc đó, phối hợp đánh từ hai mặt phía bắc đánh xuống, phía nam đánh từ Cham-pa lên, tạo thành thế “gọng kìm” bao vây, tiêu diệt quân ta, với quyết tâm cao hòng chiếm được Đại Việt.
- Nhà Trần thực hiện chủ trương: vừa cản giặc vừa rút quân, tránh thế mạnh ban đầu của địch để bảo toàn lực lượng, thực hiện “vườn không, nhà trống” để quân Nguyên gặp nhiều khó khăn về lương thảo, chớp thời cơ nhà Trần mở cuộc phản công (5/1285) giành thắng lợi, đánh tan hơn 50 vạn quân Nguyên. Đất nước sạch bóng quân thù.
Câu hỏi: Em hãy nêu cách đánh quân Nguyên của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai
- Thực hiện chủ trương “vườn không, nhà trống”.
- Tránh thế giặc mạnh khi chúng mới đến xâm lược.
- Vừa cho quân cản bước tiến của giặc, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng.
- Khi thời cơ đến, phản công tiêu diệt giặc, giành thắng lợi.
Câu hỏi: Em hãy cho biết ý đồ xâm lược Đại Việt lần thứ hai của nhà Nguyên là gì?
Sau khi thôn tính và thống trị toàn bộ Trung Ọuốc, nhà Nguyên lúc bấy giờ rất hùng mạnh, quyết tâm thôn tính bằng được Đại Việt để rửa nhục (vì đã thua lần trước) và làm cầu nối xâm lược các nước khác ở phía nam Trung Quốc.
Câu hỏi: Hốt Tất Liệt chủ trương xâm lược Cham-pa và Đại Việt nhằm mục đích gì? Tại sao quân Nguyên đánh Cham-pa trước khi đánh Đại Việt? Kết quả.
- Mục đích đánh Cham-pa và Đại Việt của Hốt Tất Liệt là để mở rộng phạm vi thống trị, đô hộ và thôn tính các nước khác.
- Nhà Nguyên đánh Cham-pa trước là để phối hợp thực hiện kế hoạch “gọng kìm” bao vây tiêu diệt quân ta (phía bắc đánh xuống và phía nam đánh lên), nhanh chóng đánh bại Đại Việt.
- Kết quả: hơn một vạn quân Nguyên do tướng Toa Đô chỉ huy xâm lược Cham-pa (1283) bị quân dân Cham-pa đánh cho tơi bời -> kế hoạch của quân Nguyên định dùng Cham-pa làm bàn đạp tấn công Đại Việt bước đầu bị tan vỡ.
Câu hỏi: Nhà Trần đã chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lần hai như thế nào?
- Triệu tập hội nghị các vương hầu, quan lại ở Bình Than để bàn kế đánh giặc.
- Mở Hội nghị Diên Hồng (đầu năm 1285), mời các bậc phụ lão có uy tín trong nước để bàn kế hoạch đánh giặc.
- Giao trọng trách chỉ huy cuộc kháng chiến cho Trần Hưng Đạo. Trần Hưng Đạo soạn Hịch tướng sĩ để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.
- Nhà Trần tổ chức cuộc tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu, rồi bố trí quân đóng giữ những nơi hiểm yếu.
Câu hỏi: Hội nghị Diên Hồng có tác dụng như thế nào đến việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến?
Hội nghị Diên Hồng với thành phần dự họp gồm những bậc phụ lão có uy tín trong cả nước. Mục đích của Hội nghị là bàn kế đánh giặc giữa vua, các quan lại và các bậc phụ lão. Điều này chứng tỏ nhà Trần rất tôn trọng ý kiến của các bậc phụ lão. Hội nghị có tác dụng động viên trai tráng hăng hái lên đường đánh giặc, nhân dân tích cực sản xuất thêm nhiều lương thảo, phục vụ cho kháng chiến, thể hiện quyết tâm trên dưới một lòng, triệu người như một cùng quyết tâm đánh để tiêu diệt kẻ thù xâm lược.
Câu hỏi: Nhũng sự kiện nào chứng tỏ quân dân nhà Trần trên dưới một lòng, quyết tâm chiến đấu chống quân xâm lược?
- Hình ảnh Trần Quốc Toản căm thù giặc, tay bóp nát quả cam lúc nào không hay biết.
- Câu trả lởi đồng thanh khi vua Trần hỏi các bậc phụ lão tại Hội nghị Diên Hồng nên đánh hay nên hoà, mọi người đồng thanh trả lởi: “Nên đánh”.
- Chữ “Sát Thát” (giết giặc Mông Cổ) đều thích trên cánh tay các quân sĩ.
Câu hỏi: Việc nhà Trần chuẩn hị chống quân xâm lược đã có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến?
Trong cuộc kháng chiến này, nhà Trần có quân đội mạnh, có tinh thần chiến đấu cao, có nền kinh tế hùng hậu để cung cấp cho cuộc kháng chiến, các tầng lóp nhân dân đoàn kết chặt chẽ với triều đình. Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt mà nhà Trần đã nhanh chóng giành thắng lợi.
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về kết quả của cuộc kháng chiến?
- Địch sử dụng một lực lượng rất lớn gồm 50 vạn quân hùng mạnh bậc nhất thế giới lúc đó, phối hợp đánh từ hai mặt phía bắc đánh xuống, phía nam đánh từ Cham-pa lên, tạo thành thế “gọng kìm” bao vây, tiêu diệt quân ta, với quyết tâm cao hòng chiếm được Đại Việt.
- Nhà Trần thực hiện chủ trương: vừa cản giặc vừa rút quân, tránh thế mạnh ban đầu của địch để bảo toàn lực lượng, thực hiện “vườn không, nhà trống” để quân Nguyên gặp nhiều khó khăn về lương thảo, chớp thời cơ nhà Trần mở cuộc phản công (5/1285) giành thắng lợi, đánh tan hơn 50 vạn quân Nguyên. Đất nước sạch bóng quân thù.
Câu hỏi: Em hãy nêu cách đánh quân Nguyên của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai
- Thực hiện chủ trương “vườn không, nhà trống”.
- Tránh thế giặc mạnh khi chúng mới đến xâm lược.
- Vừa cho quân cản bước tiến của giặc, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng.
- Khi thời cơ đến, phản công tiêu diệt giặc, giành thắng lợi.