08/10/2017, 00:33

Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên năm 1287 - 1288

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 7, bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thế kỉ XIII 1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt Câu hỏi: Hãy nêu một số dẫn chứng về việc nhà Nguyên chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ ba. Sau hai lần xâm lược Đại Việt đều thất bại, nhà ...

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 7, bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thế kỉ XIII

1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt
Câu hỏi: Hãy nêu một số dẫn chứng về việc nhà Nguyên chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ ba.
 
Sau hai lần xâm lược Đại Việt đều thất bại, nhà Nguyên quyết tâm đánh Đại Việt lần thứ ba để trả thù:
- Hốt Tất Liệt đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản, để tập trung lực lượng xâm lược Đại Việt.
- Ngoài việc huy động hơn 30 vạn quân và nhiều danh tướng, nhà Nguyên còn sử dụng hàng trăm chiếc thuyền cùng một đoàn thuyền chở lương thực -> quyết tâm dồn lực lượng đánh bại Đại Việt.
 
Câu hỏi: Kế hoạch xâm lược Đại Việt lần thứ ba của nhà Nguyên có gì thay đổi so với hai lần trước?
 
So với hai lần trước, kế hoạch xâm lược Đại Việt lần này của quân Nguyên rất công phu, kĩ lưỡng với quyết tâm cao hơn được biểu hiện ở chỗ:
- Lương thực được chuẩn bị đầy đủ, nhiều tướng giỏi được cử ra trận.
- Có sự phối hợp giữa quân thuỷ và quân bộ.
- Không dám khinh thường tinh thần chiến đấu và quyết tâm của quân dân Đại Việt.
 
Câu hỏi: Sau khi chiếm được Vạn Kiếp (đầu năm 1288), quân Nguyên đã có âm
mưu và chủ trương gì?
 
Sau khi chiếm được Vạn Kiếp (đầu năm 1288) quân Nguyên đã có âm mưu và chủ trương xây dựng Vạn Kiếp thành căn cứ vững chắc để đánh lâu dài và gây thêm khó khăn cho quân dân nhà Trần.
 
2. Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ
Câu hỏi: Em hãy tường thuật diễn biến trận Vân Đồn.
 
Ô Mã Nhi được giao nhiệm vụ bảo vệ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ, nhưng cho rằng quân ta không thể ngăn cản được đoàn thuyền lương này nên đã tiến về hội quân ở Vạn Kiếp.
Trần Khánh Dư dự đoán khi đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi đi qua, có thể đánh được đoàn thuyền lương nên đã bố trí một trận mai phục. Đúng như dự đoán, mấy ngày sau, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ nặng nề, chậm chạp tiến qua Vân Đồn, liền bị quân của Trần Khánh Dư từ nhiều phía đổ ra đánh dữ dội. Phần lớn thuyền lương của địch bị đắm, số còn lại bị quân Trần chiếm.
 
Câu hỏi: Ngay từ đầu cuộc chiến, đoàn thuyền chở lương thực của giặc bị quân ta phá tan tại trận Vân Đồn có ý nghĩa gì?
 
Ngay từ đầu cuộc chiến, đoàn thuyền chở lương thực của chúng bị quân ta phá tan tành tại Vân Đồn có ý nghĩa rất lớn: Địch mất phần lương thực dự trữ, chúng lại rơi vào tình trạng bị động, như vậy ta đã đánh bại âm mưu của địch, làm chúng gặp khó khăn hoang mang, tạo thế và lực cho ta trong việc chủ động đánh địch về sau.
 
3. Chiến thắng Bạch Đằng
Câu hỏi: Sau trận Vân Đồn, tình thế của quân Nguyên như thế nào?
 
Sau trận Vân Đồn, quân Nguyên mất nguồn cung cấp lương thực, rơi vào tình thế khó khăn, rơi vào thể bị động. Thoát Hoan ở Thăng Long có nguy cơ bị cô lập, tinh thần quân lính hoang mang, tuyệt vọng. Trong tình thế nguy khốn, Thoát Hoan buộc phải rút quân về nước.
 
Câu hỏi: Vì sao Trần Hung Đạo chọn cửa sông Bạch Đằng làm trận quyết chiến với địch?
 
Sau khi rơi vào tình thế nguy khốn ở Thăng Long, Thoát Hoan quyết định đưa quân lên Vạn Kiếp, từ đây rút về nước theo hai đường thuỷ, bộ. Nhận thấy thời cơ tiêu diệt quân Nguyên đã tới, vua Trần và Trần Quốc Tuấn quyết định mở cuộc phản công và tiến hành trận mai phục ở sông Bạch Đằng.
Bạch Đằng là một con sông lớn. Dòng sông rộng khoảng 1 km (khi thuỷ triều lên), chảy qua địa phận huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) và Thuỷ Nguyên (Hải Phòng), rồi đổ ra biển. Trần Quốc Tuấn cho tìm hiểu con nước triều lên, xuống hàng ngày và cắm cọc trên sông, bố trí các đạo quân mai phục để tiêu diệt giặc.
 
Câu hỏi: Trình bày tóm tắt diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
 
- Tháng 01/1288. Thoát Hoan chia làm ba đạo quân tiến vào Thăng Long. Tại dây, ta thực hiện “vườn không, nhà trống”. Quân Nguyên ngày càng rơi vào thế lúng túng, khó khăn. Thoát Hoan quyết định rút quân về nước.
- Nhân cơ hội này, vua Trần và Trần Quốc Tuấn mở cuộc phản công và tiến hành bố trí quân mai phục ở sông Bạch Đằng.
- Tháng 4/1288, đoàn quân Ô Mã Nhi rút theo đường thuỷ trên sông Bạch Đằng. Khi quân Ô Mã Nhi tiến quân đến bãi cọc, quân Trần ra khiêu chiến rồi bỏ chạy, chờ khi nước triều xuống, tổ chức phản công. Quân của Ô Mã Nhi bị tiêu diệt.
- Cánh quân của Thoát Hoan từ Vạn Kiếp đến Lạng Sơn rút về Quảng Tây (Trung Quốc) cũng bị truy kích và tiêu diệt. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
 
Câu hỏi: Kế hoạch dẫn dịch vào bãi cọc ngầm như thế nào?
 
Để dẫn địch vào bãi cọc ngầm, quân ta khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy, quân giặc ra sức đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta đúng lúc nước triều xuống nhanh -> ta phản công tiêu diệt địch.
 
Câu hỏi: Ngoài trận dịa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng, quân nhà Trần còn kết hợp với phương tiện gì để tiêu diệt địch ?
 
Ngoài trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng, quân nhà Trần còn sử dụng hàng loạt bè lửa xuôi nhanh theo nước triều dâng xuống lao vào thuyền giặc để tiêu diệt địch.
 
Câu hỏi: Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 do Trần Hưng Dạo chỉ huy có thể liên hệ đến chiến thắng nào, do ai chỉ huy?
 
Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 do Trần Hưng Đạo chỉ huy có thể liên tưởng với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền chỉ huy, đánh quân xâm lược Nam Hán. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại khẳng định nền độc lập hoàn toàn của nước ta.
 
Câu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
 
Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nguyên đối với Đại Việt. Trong ba lần tấn công xâm lược, với quyết tâm cao, quân địch đã huy động một lực lượng hùng mạnh, nhiều tướng giỏi hòng đè bẹp nhân dân Đại Việt nhưng cả ba lần đều thất bại.
Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của Mông - Nguyên, một kẻ thù mạnh và tàn bạo nhất thế giới lúc bấy giờ để bảo vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của Đại Việt.
 
Câu hỏi: Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác hai lần trước?
 
- Giống nhau: Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “vườn không, nhà trống”.
- Khác nhau:
+ Lần này tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chớ lương thực của Trương Văn Hổ đề quân Nguyên không có lương ihảo nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động, khó khăn.
+ Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc và đánh tan ý đồ xâm lược của nhà Nguyên đối với nước ta.
0