08/10/2017, 00:34
Nhà Trần thành lập
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 7, bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII 1. Nhà Lý sụp đổ Câu hỏi: Những biểu hiện nào cho thấy sự suy sụp của nhà Lý từ cuối thế kỉ XII? - Vua không quan tâm đến việc nước, chỉ lo ăn chơi sa đoạ, quan lại tranh giành quyền lực. - Sản xuất không được ...
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 7, bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII
1. Nhà Lý sụp đổ
Câu hỏi: Những biểu hiện nào cho thấy sự suy sụp của nhà Lý từ cuối thế kỉ XII?
- Vua không quan tâm đến việc nước, chỉ lo ăn chơi sa đoạ, quan lại tranh giành quyền lực.
- Sản xuất không được chú trọng, lũ lụt, hạn hán, mất mùa đói kém xảy ra.
- Dân nghèo nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi.
- Xã hội không ổn định: nạn trộm cướp, các thế lực ở địa phương đánh giết lẫn nhau, quấy phá nhân dân, chống lại triều đình.
Câu hỏi: Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào?
Triều đình nhà Lý suy yếu, xã hội rối loạn. Nhà Lý phải dựa vào thế lực của nhà Trần để tồn tại, đó chính là cơ hội để nhà Trần buộc Lý Chiêu Hoàng (vua cuối cùng của nhà Lý) phải nhường ngôi cho Trần Cảnh (tháng 12 năm Ất Dậu, đầu năm 1226) - nhà Trần thành lập.
2. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền
Câu hỏi: Nhà Trần đã đặt thêm một số cơ quan để trông coi việc nước. Hãy kể tên và nêu chức năng của các cơ quan đó.
Câu hỏi: Những biểu hiện nào cho thấy sự suy sụp của nhà Lý từ cuối thế kỉ XII?
- Vua không quan tâm đến việc nước, chỉ lo ăn chơi sa đoạ, quan lại tranh giành quyền lực.
- Sản xuất không được chú trọng, lũ lụt, hạn hán, mất mùa đói kém xảy ra.
- Dân nghèo nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi.
- Xã hội không ổn định: nạn trộm cướp, các thế lực ở địa phương đánh giết lẫn nhau, quấy phá nhân dân, chống lại triều đình.
Câu hỏi: Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào?
Triều đình nhà Lý suy yếu, xã hội rối loạn. Nhà Lý phải dựa vào thế lực của nhà Trần để tồn tại, đó chính là cơ hội để nhà Trần buộc Lý Chiêu Hoàng (vua cuối cùng của nhà Lý) phải nhường ngôi cho Trần Cảnh (tháng 12 năm Ất Dậu, đầu năm 1226) - nhà Trần thành lập.
2. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền
Câu hỏi: Nhà Trần đã đặt thêm một số cơ quan để trông coi việc nước. Hãy kể tên và nêu chức năng của các cơ quan đó.
Cơ quan | Chức năng |
Quốc sử viện Thái y viện Tôn nhân phủ Hà đê sứ Khuyến nông sứ Đồn điền sứ |
đảm nhiệm việc viết sử. coi việc chữa bệnh trong cung vua. nắm sự vụ của họ hàng tôn thất. trông coi việc đê điều. trông coi việc sản xuất nông nghiệp. đảm nhiệm theo dõi các đồn điền. |
Câu hỏi: Cơ cấu tổ chức bộ máy quan lại của thời Trần có những điểm giống và khác nhau với thời Lý như thế nào?
Giống nhau | Khác nhau |
- Nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền (mọi quyền hành năm trong tay vua) | - Thời Trần: + Thực hiện chế dộ Thái Thượng hoàng. |
Câu hỏi: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần và rút ra nhận xét.
* Nhận xét: Qua sơ đồ ta thấy tổ chức bộ máy quan lại và các đơn vị thời Trần được hoàn chỉnh và thắt chặt hơn thời Lý, chứng tỏ chế độ tập quyền thời Trần được củng cố hơn thời Lý.
3. Pháp luật thời Trần
Câu hỏi: Em hãy trình bày những nét chính về luật pháp thời Trần.
- Thời Trần, Nhà nước chú trọng sửa sang luật pháp, ban hành bộ luật mới gọi là Quốc triều hình luật. Hình luật thời Trần cũng giống như thời Lý nhưng được bổ sung thêm.
- Pháp luật xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản, quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất.
- Cơ quan quản lí và thực hiện pháp luật là Thẩm hình viện. Vua Trần vẫn để chuông ở thềm điện Long Trì cho dân đến kêu oan khi cần.
Câu hỏi: So với thời Lý, pháp luật thời Trần tiến bộ hơn ở những điểm nào?
So với thời Lý, nhà Trần quan tâm hơn đến pháp luật:
- Nội dung luật có sự thay đổi, bổ sung thêm một số điểm so với luật pháp thời Lý. Pháp luật thời Trần xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản, quy định cụ thể việc mua bán ruộng, đất.
- Hoàn thiện cơ quan pháp luật. Nhà Trần đặt cơ quan Thẩm hình viện để xét xử việc kiện cáo.
Tất cả những việc đó, nhằm làm cho pháp luật nhà nước được thực hiện nghiêm minh. Nhờ vậy, pháp luật thời Trần đã góp phần tích cực, có hiệu quả vào việc củng cố vương triều nhà Trần, ổn định xã hội và phát triển kinh tế.