09/06/2018, 22:20

Nam Cực và Bắc Cực có nhìn thấy mặt trăng không? - Câu hỏi hay

Ở Nam Cực và Bắc Cực có nhìn thấy mặt trăng không? Nếu có thì mặt trăng có sáng tròn vào ngày rằm không, hay lúc nào cũng bị khuyết?  Vì sao mặt trăng hút nước biển dâng cao? / Mặt trăng có phản ứng nhiệt hạch không? ...

Ở Nam Cực và Bắc Cực có nhìn thấy mặt trăng không? Nếu có thì mặt trăng có sáng tròn vào ngày rằm không, hay lúc nào cũng bị khuyết? 

Nam cực và Bắc cực chỉ có 2 mùa Đông & Hè. Nam cực mùa Đông thì Bắc cực mùa Hè và ngược lại. Mùa nào cũng có ông Trăng chị Hằng. Trăng vẫn tròn trừ những lúc bị khuyết như theo chu kỳ thôi! - (Sơn INTEK Paint)

Trái đất tự quay theo một trục nghiêng 23,5 độ. Do trục nghiêng như vậy, Bắc Cực và Nam Cực sẽ có 6 tháng mùa hè và 6 tháng mùa đông tùy theo mùa. Bắc Cực mùa hè thì Nam Cực mùa đông và ngược lại. Trong 6 tháng mùa hè thì mặt trời sẽ không lặn, sẽ không có ban đêm, cả 6 tháng là ban ngày, ngược lại 6 tháng mùa đông mặt trời sẽ không mọc, sẽ không có ban ngày, cả 6 tháng là đêm tối. Như vậy trong 6 tháng mặt trời không lặn đấy sẽ không nhìn thấy mặt trăng, trong 6 tháng đêm tối còn lại sẽ nhìn thấy mặt trăng và mặt trăng cũng sáng tròn vào ngày rằm như bình thường. - (DuyPhung)

Để nhìn vật thể hoặc một ngôi sao nào đó thì vật thể đó phải cao hơn đường chân trời. Đối bắc cực hoặc nam cực thì vật thể đó phải cách mặt phẳng xích đạo của trái đất khoảng cách bằng bán kính trái đất nếu nó ở gần khi nó ở xa thì khoảng cách đó giảm đi. Giả sử quỹ đạo chuyển động của mặt trăng nằm hoàn toàn trên mặt phẳng xích đạo của trái đất thì từ bắc cực hoặc nam cực để nhìn thấy mặt trăng ta hảy giải bài toán về đường chân trời như sau: L > l = R*(R+h)/d. Trong đó L khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng; l giới hạn nhìn thấy từ đường chân trời; R = 6370 km (6356 -> 6378) bán kính trái đất; chiều cao của người quan sát so với mực không nước biển h = 1,7 m = 0,0017 km; d = 3570*h = 6,562 km chiều dài đường chân trời. Vậy L > l = 6370*(6370+0.0017)/6,562 = 6.183.619 km. Trong khi đó mặt trăng lại chỉ cách trái đất có 384000 km như vậy sẽ không nhìn thấy mặt trăng. Tuy nhiên mặt trăng lại chuyển động xung quanh trái đất với góc nghiêng hơn 5 độ so với mặt phẳng xích đạo của trái đất. Với góc nghiêng 5 độ và ở khoảng cách 384000 km giải bài toán này ta dễ thấy mặt trăng sẽ ở bên trên hoặc bên dưới mặt phẳng xích đạo của trái đất với khoảng cách khoảng 35.000 km tức là lớn hơn rất nhiều so với bán kính trái đất là 6370 km như vậy ta vẫn nhìn thấy mặt trăng. Tuy nhiên trong một tháng âm lịch ta chi nhìn thấy mặt trăng chưa đầy nửa tháng. Còn việc mặt trăng tròn hay khuyết phụ thuộc vào góc phản xạ ánh sáng của mặt trời đến mặt trăng rồi xuống trái đất và góc này thì tương ứng với ngày tháng theo âm lịch chứ không phụ thuộc vào vĩ độ của người quan sát. - (Bảo Ngọc)

Thấy chứ, chỉ cần một chai Whisky 40 độ thì không những thấy trăng mà còn thấy cả sao nữa đó bạn..........! - (Lưu linh)

Có người gọi mặt trăng là ông trăng , nhưng có người lại gọi mặt trăng là chị Hằng . Vậy mặt trăng thuộc giống đực hay giống cái ? theo tiếng Pháp giữa Le và La.... dùng để phân biệt giống...., số ..? - (vuvantinh)

Trục trái đất nghiêng 23,5 độ so với mặt trời chứ ko phải với mặt trăng , mặt trăng vẫn quay quanh quỹ đạo của trái đất và gần xích đạo của trái đất nhất . Nếu đứng ở bắc cực hoặc nam cực muốn nhìn thấy mặt trăng thì khoảng cách từ xích đạo của trái đất đến mặt trăng phải lớn hơn bán kính của trái đất . Bán kính trái đất là 6371 km , mặt trăng cách tâm trái đất 384403 gần gấp 60 bán kính vì vậy ta có thể dễ dàng nhìn thấy mặt trăng ở bất kỳ nơi nào trên trái đất - (Huy hoàng bùi)

cả 2 có thể nhìn thấy, nhưng 1 tháng số ngày nhìn thấy ít hơn ở xích đạo, vì mặt trăng quay quanh trái đất không trùng mặt phẳng xích đạo. - (hoang)

Nơi nào trên Trái Đất cũng thấy Mặt Trăng và thấy như nhau - (dangnguyenhaiduy)

Ở. 2 Đầu địa cực lúc nào cũng thấy mặt trăng cả ban ngày lẫn ban đêm. Mùa đông lẫn mùa hè bạn ạ! Còn tròn méo theo chu kì trăng như bất kì nơi nào khác! - (tùng)

Có nhìn thấy mặt trăng. Có cả tròn lẫn khuyết. Bạn cứ lên google mà tìm hình ảnh mặt trăng ở Nam cực. - (Chính Chuối)

Tất nhiên là không rồi. - (Rogel)

chac la ko vi o noi day suong bao phu ma troi lai con toi om thi thay lam sao duoc - (kid1412lc47)

Tiếng Nga mặt trăng cũng là giống cái (luna). còn tiếng việt có bài hát của thiếu nhi "...ai treo ông cao thế hỡi ông trăng tròn..." Tôi thì chọn "ông trăng", dùng hàng Việt. Ở hai địa cực đều thấy mặt trăng cả nhưng không phải nhìn bất cứ lúc nào cũng thấy. Vì tôi đến hai địa cực này cùng những nhà thám hiểm Nga . Tối lại đi săn gấu trắng nước nhậu rượu vodka - (bác Ba Phi)

tất nhiên là thấy rồi. Bạn tưởng tượng măt trăng là chiếc đèn pin từ xa soi vào qủa cam đang xoay quanh trục của nó thì thấy . - (Nguyen Ninh)

Nếu nói về giống thì mặt trăng là giống cái chứ không phải giống đực bạn ạ, bởi vì tiếng Pháp người ta gọi là " la lune"
Joe - (Joe Vo)

Ở 2 đầu cực trái đất vẫn nhìn thấy mặt trăng, tuy nhiên khác với những nơi khác của trái đất, có lúc không nhìn thấy mặt trăng do nó khuất dưới đường chân trời. Còn về hình dáng và hình dạng của mặt trăng thì ở đâu trên trái đất nhìn cũng như nhau thôi. Nguyên nhân là do đường kính của trái đất là 12.800 km còn khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng là khoảng 300.000km, vì thế, lấy 2 điểm xa nhau nhất trên trái đất so với mặt trăng thì cũng chỉ tạo được 1 góc lệch là khoảng 2.44 độ. Góc này quá bé để có thể tạo ra khác biệt - (Võ Quang Hòa)

toi khong la nha khoa hoc, toi dang o cuc bac va deu toi nhin thay mua he mat troi rat lon va rat gan mat dat va 10h toi mat troi van con, van nhin thay mat trang, mua dong thi khong mat troi va khong mat trang - (joh)

Để phân biệt đực cái, cứ đơn giản thế này: đàn ông con trai khi nói về mặt trăng thì coi nó là giống cái (em Hằng, chị Nguyệt...), còn đàn bà con gái khi nói về mặt trăng thì nó là giống đực (ông trăng). Lưu ý: cách phân biệt này không đúng với mọi trường hợp, ví dụ như với pede, gay .v.v. nên khi đó cứ gọi là mặt trăng là được! - (thien)

Bạn có thể thấy mắt trăng nhưng rất là cực...;-)
Đi tàu phá băng để tới và phải chịu rét giá khủng khiếp mới mong thấy đươc. - (cung.ho89)

Muốn biết chính xác đến đó mà xem - (bienxanh6782)

Đi đến đó coi là biết ngay. - (truong)

Các bạn trao đổi nhiều ý kiến không thực tế:
1. Ý kiến cho rằng 6 tháng ngày thì không thấy mặt trăng là không đúng: Tuy mặt trời không lặn nhưng độ chiếu xiên góc rất nhỏ ánh sáng ban ngày tại các vùng cực là ánh sáng giống như buổi chiều tà. Khi đó nếu mặt trăng nằm trên đường chân trời thì vẫn thấy được.
2. Khoảng cách từ mặt trăng đến trái đất rất gần nên không thể có chuyện nhìn mặt trăng như nhau tại mọi nơi trên trái đất cùng thời điểm.
Tóm lại nếu mặt trăng nằm trên đường chân trời thì thấy được. Dù khi ấy tại Nam cực hay bắc cực là mùa đông hay mùa hè. - (Tô Linh Giang)

mặt trăng là giống cái hay giống đực thì tùy vào mổi dân tộc. như Nhật bản thì mặt trăng là giống đực và mặt trời là giống cái(thái dương thần nữ). Việt nam mình thì vừa đực vừa cái( ông trăng- chị Hằng). những người theo Tây học thì cho rằng mặt trăng là giống cái. thỉnh thoảng nàng trăng lại ngẩn ngơ(Xuân Diệu) - (Tèo)

Cứ du lịch đến Nam cực ở một năm, năm sau du lịch đến bắc cực ở 1năm ta sẽ biết - (Trịnh Tân)

Tranh cãi đến bao giờ đây,mình cần ý kiến của một Nhà khoa học,chứ ko muốn tra Google - (mrkool_242)

Giáo sư vật lý đâu rồi??? - (ngo son)

Tóm lại: Trăng thuộc quyền sở hữu của ai - (hungbmjc)

0