Tại sao quỹ đạo các hành tinh có dạng hình elip? - Câu hỏi hay
Tại sao quỹ đạo các hành tinh nói chung và Trái đất nói riêng khi quay quanh một ngôi sao hay Mặt trời không phải là hình tròn mà là hình elip? Và vì sao có hình elip gần tròn, có hình thì dẹt, điều gì đã làm nên sự khác biệt đó? ...
Tại sao quỹ đạo các hành tinh nói chung và Trái đất nói riêng khi quay quanh một ngôi sao hay Mặt trời không phải là hình tròn mà là hình elip? Và vì sao có hình elip gần tròn, có hình thì dẹt, điều gì đã làm nên sự khác biệt đó?
Các hành tinh phần lớn có quỹ đạo elip. Điều này đã được Kepler chứng minh bằng toán học. Bạn có thể tìm hiểu định luật Kepler thứ nhất. Nếu động năng của hành tinh không thể thắng được thế năng của lực hút sao thì quỹ đạo sẽ là hình elip. Nếu động năng hành tinh thắng được thế năng thì quỹ đạo là hình parapol hay hyperpol. Hình tròn là hình elip đặc biệt nên điều kiện để có nó khó hơn. Trong không gian chỉ có lực hấp dẫn tạo nên thế năng. Trường thế năng không đổi này tạo ra gia tốc của hành tinh luôn hướng về sao trung tâm. Đây là điều kiện để tạo ra quỹ đạo elip. Muốn có quỹ đạo tròn phải có thêm điều kiện để đảm bảo bán kính quay không đổi. Nếu chỉ có lực hút không đổi của sao thì chưa đủ. Ngoài tác động của sao trung tâm các hành tinh còn tác động lẫn nhau tạo ra quỹ đạo lệnh tâm. - (Hoa Sung)
hình tròn cũng là hình elip nhưng các hành tinh đa số quay theo elip gần tròn do lực hút, lực hấp dẫn, động năng, thế năng - (Sơn INTEK Paint)
Bạn lấy một sợi dây thun hình tròn, tượng trưng cho lực hút của mặt trời. trên sợi thun, bạn treo một viên bi tượng trưng cho trái đất. Sau đó bạn để sợi thun đó lên ngón tay và xoay theo hình tròn, bạn sẽ thấy sợi thun có hình elip, ngón tay của bạn tượng trưng cho mặt trời và bản thân mạt trời xoay trong quỹ đạo của thiên hà...và thiên hà xoay trong ngân hà hình xoắn ốc. - (DeeDee)
Vấn đề của bạn không thể trả lời theo cảm nhận được. Để tìm ra quỹ đạo của hành tinh, các nhà khoa học phải giải hàng loạt bài toán vi phân và tích phân chứa các biến số như Lực hấp dẫn F, năng lượng E, moment góc L, trường thế Φ, bán kính r, vận tốc quay v, .... Sau đó, các nhà khoa học dùng định luật bảo toàn năng lượng, bảo toàn moment góc để đưa ra 3 loại quỹ đạo theo từng trường thế nổi tiếng sau:
Theo phương pháp Newton cổ điễn thì có 3 trường thế sau:
-Trường thế điều hoà: sẽ cho quỹ đạo elip dẹt gần tâm
-Trường thế Kepler: sẽ cho quỹ đạo hình elip nhưng tròn hơn
-Trường thế Witta-Paczynski sẽ cho quỹ đạo tròn, ổn định
Ngoài ra theo phương pháp Einstein thì mỗi quỹ đạo của hành tinh, nó giống như lớp màng thật rộng lớn, trên đó có những rãnh mà hành tinh lăn trên rãnh đó
Trọng lực do Einsten phát hiện ra có thể nói phá vỡ nghiên cứu của Newton về trọng lực cổ điễn.
Chaotics Techno - (Chaotics Techno)
Nhìn thấy Nữ thần Mặt trời lộng lẫy nên các bác mới xáp lại, đến gần thì bị thiêu đốt chịu không được nên mới lui ra xa, ra xa thì thấy hấp dẫn nên lại gần, lại gần.... lại lui xa...., và cứ thế chạy lòng vòng mãi lúc gần , lúc xa nên ra hìng elip mà cũng chẵng tăm tia được gì mà bỏ chạy luôn thì chạy không dứt. Còn mấy Bác chạy gần tròn là thấy thiên hạ chạy loanh quanh nhiều quá mà không biết chạy làm gì nên chạy hoảng theo vậy thôi. - (Lãng tử đa tình)
Một hành tinh khi quay quanh một ngôi sao của nó về cơ bản tồn tại 2 loại lực: Hướng tâm và ly tâm.
Nếu ta chỉ xét đến bộ đôi này thì quỹ đạo chắc chắn phải là hình tròn. Nhưng trong Vũ trụ, lực tác động lên một hành tinh không chỉ là ngôi sao của nó mà còn các hành tinh khác, các hệ sao khác...
Chính các lực tác động này đã tạo nên các quỹ đạo hình elip khác nhau của các hành tinh khác nhau mà không phải là hình tròn. - (Rock)
Thực ra nó là hình tròn gần tuyệt đối chứ không phải hình elip đâu bạn ạ. Nếu là hình elip thì sẽ xảy ra hiện tượng có thời điểm các hành tinh sát với nhau, khi đó lực hấp dẫn tăng lên đáng kể và có thể phá vỡ quỹ đạo của các hành tinh. Còn trên sách vẽ ra là các hình Elip vì đấy là vẽ theo hình không gian. Nếu hình tròn bạn nhìn vuông góc với mặt phẳng chứa nó thì nó là hình tròn còn khi bạn nhìn không vuông góc thì nó thành hình elip thôi. Và khi có quá nhiều hành tinh có quỹ đạo khác nhau thì người ta phải vẽ hình theo không gian và tạo ra các quỹ đạo nhìn như hình elip. - (Đào Thuận Duy)
Các bạn viện dẫn các định luật vật lí đều đúng nhưng với nhiều người, nó trừu tượng quá. Tôi làm nhề nông nên có cách giải thích thế này nhé: Mỗi hành tinh (gọi tắt H) đều chuyển động quanh Mặt trời (M) với 1 vận tốc nào đó. Trong chuyển động này ta xét 2 lực chính; đó là lực hấp dẫn giữa H + M và lực quán tính của H. Giả sử H đang ở điểm cực viễn của quỹ đạo, động năng do quán tính đang là con số không. Lúc này lực hấp dẫn kéo chúng lại gần nhau; H chuyển động nhanh dần và đạt tốc độ lớn nhất ở điểm cực cận; Động năng lớn giúp H vượt qua lực hấp dẫn của M để tiếp tục chuyển động theo quán tính. Nhưng cũng qua thời điển này vận tốc của H bắt đầu chậm dần vì ngược phương với lực hấp dẫn. Khi động năng do lực quán tính bị tiêu hao hết ấy là lúc H đã đạt đến điểm cực viễn đối diện. Tốc độ nguyên thủy và khối lượng H càng lớn thì quỹ đạo elip càng dẹt. Và chỉ có quỹ đạo elip thì mới cân bàng động được với lực hấp dẫn vũ trụ. Ngoài ra, nếu một vật thể có tốc độ lớn hơn 16.7 km/s nó sẽ thắng lực hấp dẫn của M và lang thang đâu đó trong Ngân hà trước khi bị một ngôi sao lơn hơn M không chế. Về lí do tại sao các H không bị hút thẳng vào M là vì ngoài tốc độ còn yếu tố vec tơ nguyên thủy của các H nữa. - (nguyễn hoing)
Vì lực hấp dẫn là lực hút và có độ lớn tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách.
Bạn có thể tìm hiểu thêm ở cuốn vật lý đại cương nhưng nếu bạn không rành lắm thì chỉ cần hiểu là tự nhiên nó thế nếu không quá cần thiết đối với sự sống của bạn. - (Nguyễn Tr Thành)
Thượng đế cố làm cho qủi đạo tròn nhưng không tròn nỗi! Nhích một chút xíu là nó đi cả ngàn dặm nên mới ra cớ sự! - (Tuấn Anh)
Chúng tuân theo định luật Kepler I. - (Văn Tuyên)
Điều này liên quan đến một đại lượng có tên gọi là độ lệch tâm (ký hiệu và công thức không nhớ nữa) Độ lệch tâm càng lớn thì độ giãn của quỹ đạo càng giống hình elip mà càng nhỏ thì càng tròn. Điều này còn liên quan đến một định nghĩa về Chương động trong thiên văn...Nói chung độ lắc khi một hành tinh càng lớn do lệch tâm lớn thì sẽ gây ra quỹ đạo có hình elip càng lớn - (Lão Phùng)
Đó là kết quả tổng hợp của lực hấp dẫn giữa một hành tinh với ngôi sao của nó và giữa các hành tinh với nhau bạn ạ. - (Quân)
Hệ mặt trời bao gồm 1 ngôi sao chủ ( mặt trời) và 8 hành tinh quay xung quanh, bản thân mặt trời và 8 hành tinh đều tự quay xung quanh nó với tốc độ và độ nghiêng khác nhau, và 8 hành tinh này đều chịu lực hút và quay xung quanh ngôi sao chủ với tốc độ và quỹ đạo khác nhau, hành tinh càng lớn thì lực hút càng manh, nằm càng gần sao chủ thì tốc độ quay càng nhanh,
ở ngoài không gian hầu như các vật thể bay vô định nếu không có 1 lực hút nào hoặc không có 1 va chạm nào làm nó thay đổi quỹ đạo, các hành tinh của hệ mặt trời cũng vậy mẵt trời không phải là tâm quỹ đạo của các hành tinh nên các hành tinh không quay xung quanh mặt trời theo hình tròn, bản thân các hành tinh là bay vô định nhưng bị lực hút của mặt trời níu giữ vì mặt trời có lực hút mạnh nhất trong hệ mặt trời, nhưng lực hút của mặt trời không phải là duy nhất tác động vào các hành tinh mà bản thân các hành tinh cũng bị chi phối bở lực hút của các hành tinh khác và các vệ tinh khác v.v
các hành tinh là bay vô định và luôn sẵn sang thoát ra khỏi sự quản lý của mặt trời nhưng lực hút mặt trời quá mạnh lại lôi nó lại và theo quán tính một vật quay vòng tròn khi có 1 cái gì đó níu giữ chúng thì chúng cứ quay vòng tròn nếu lực giữ ở tâm ổ định và chắc chắn,
Nhưng lực hút của mặt trời bản thân nó là không ổn định, bản thân nó cũng tự quay quanh nó, chịu sự tác động của các hành tinh, vệ tinh khác, các hành tinh có xu hướng bay vộ định, và theo quán tính khi quay vòng tròn luôn văng ra xa, các hành tinh có khối lượng càng lớn thì lực hút càng mạnh, càng năm gần ngôi sao chủ thì bay càng nhanh và còn nhiều lý do khác nữa dẫn đến các hành tinh quay xung quanh mặt trời theo hình elip.
MrKhoi - (VanKhoi Pham)
Định luật Kepler - (nthnhu1989)
Mình xin trả lời như sau: Bạn có biết cái bánh donut không?. Nếu biết bạn tưởng tượng lấy một sợi dây luồn qua lỗ bánh, rồi cột sợi dây lại nhưng không siết chặt cái bánh. Xem hành tinh nằm trên sợi dây, di chuyển sợi dây quanh chiếc bánh, ta sẽ thấy quỹ đạo của hành tinh sẽ biến đổi từ elip sang hình tròn tuỳ vị trí. Khoen rỗng ở giữa chính là hố đen của vũ trụ, nó sẽ dần dần hút hết các hành tinh. Vì vậy bạn có thể tưởng tượng thiên hà chính là cái bánh donut do quỹ đạo các hành tinh từ hình elip biến đổi thành tròn cấu thành nên.
Nếu giải thích theo khoa học thì người có trình độ sau đại hoc mới hiểu được, mình nghĩ sẽ không phù hợp.
Đến bây giờ chỉ có Albert Einstein là giải thích thấu đáo vấn đề này với Thuyết tương đối của mình Modern Relativity, ông cho rằng khi ra ngoài vũ trụ, động năng và thế năng theo cơ hoc Newtonian không còn chính xác, giữa các hành tinh cùng tạo ra một "con đường" cho riêng mình như thể là Tạo hoá vậy, chúng ta không thể hiểu chúng như trên Trái đất. - (Galaxy orbit)
Quỹ đạo của 1 vật thể bay trong không gian dựa vào định luật của Newton về chuyển động và lực hấp dẫn và nguyên lý của Keplerian thiên về lực hấp dẫn của nhiều vật thể trong vũ trụ. Nếu chỉ đơn giản có trái đất và mặt trăng trong vũ trụ thì nó có thể bay theo quỹ đạo hình tròn. Nhưng thực ra trong vũ trụ còn có nhiều sao khác ở vị trí khác cũng có lực hấp dẫn làm lệch quỹ đạo tròn của mặt trăng.
Xin xem đường link dưới đây để hiểu rõ hơn về cách tính và xác định quỹ đạo của vật thể bay trong vũ trụ. Mình chỉ giải thích theo cách đọc và hiểu chứ không dịch được vì mình không rành nhiều tiếng Việt lắm.
- (Bọ Cạp)
Bạn nên tìm hiểu về định luật số 2 của keple về quỹ đạo của các hành tinh, vì nó giải thích bằng toán học .
Elip hình tròn hay dẹt phụ thuộc vào khoảng cách 2 tiêu điểm của nó thôi, nếu 2 tiêu điểm trùng nhau nó sẽ là hình tròn, 2 tiêu điểm càng xa nhau nó càng dẹt - (củ lạc)
Do lực hấp dẫn tác động của mặt trời và tâm thiên hà, tác động đến các hành tinh - (Tran Cong Anh)
THEO MÌNH NGHĨ HÌNH ELIP LÀ DO TRỌNG LỰC NHIỀU HÀNH TINH TÁC DỤNG LÊN VẬT THỂ NÊN QUỸ ĐẠO CÓ NHIỀU HÌNH ELIP GẦN TRÒN VÀ DẸT KHÁC NHAU DO LỰC HÚT KHÁC NHAU. VÌ VŨ TRỤ CÓ RẤT NHIỀU TRỌNG LỰC THEO NHIỀU PHƯƠNG KHÁC NHAU NÊN QUỸ ĐẠO CỦA CÁC HÀNH TINH KHÔNG THỂ LÀ QUỸ ĐẠO TRÒN ĐƯỢC. NẾU LÀ HÌNH TRÒN THỊ VŨ TRỤ GẦN NHƯ CÂN BẰNG SẼ KHÔNG CÓ PHÁT SINH BẤT CỨ CHUYỂN ĐỘNG GÌ => KHÔNG CÓ SỰ SỐNG ( MONG ANH EM CHÉM NHẸ SUY NGHĨ RIÊNG MÌNH) - (Phạm Văn Việt)
Chaotis techno phân tích hay và đúng...tóm lại thuyết tương đối rộng của Einste Các hành tinh di chuyển theo lục hướng tâm và bị tác động bóp méo thành elip do trường không gian tác tác động lên hành tinh đó... vi dụ khi ta ngồi không đơn thuần là vì lực hút trái đất mà không gian cũng tác động 1 lực lên ta để ngồi vững đó ...like đin đã giải thích điều này.... - (pham van)
Đó là nội dung định luật 1 của Kepler. Khi quỹ đạo của hàng tinh gần trùng với mặt phẳng xích đạo của sao chủ thì hình elip sẽ gần tròn, ngược lại góc nghiêng lớn sẽ là elip dẹt. - (BN)
Theo tôi là ví ngoài lực hấp dẫn từ mặt trời hay ngôi sao mà hành tinh đó quay quanh thì còn vô số lực hấp dẫn từ các hướng khác nhau của các hành tinh, các hệ...khác nhau nên quỹ đạo bị kéo dẹt theo hình elip. Hình thì gần tròn hình thì dẹt là do các lực tác động lên từng hành tinh khác nhau.
Trên thực tế một hành tinh tham gia vô số chuyển động cùng một lúc theo từng hệ lớn nhỏ khác nhau. Trái đất chúng ta quay quanh hệ mặt trời, nhưng hệ mặt trời cũng không đứng yên mà vạch ra quỹ đạo hình phễu trong không gian ..v.v - (Duc Son)
Theo tôi, quỹ đạo ellip giúp triệt tiêu đuợc lực ly tâm cũng như lực huớng tâm, đảm bảo ổn định quỹ đạo các hành tinh quanh mặt trời. Các quỹ đạo của các hành tinh khác nhau do phụ thuộc vào khối luợng của hành tinh đó, khối luợng càng lớn thì lực hút càng lớn có nghĩa là lực huớng tâm và ly tâm lại càng lớn. - (Trần Sơn)
Điều này nghe hơi vô lý vì thường ai cũng nghĩ trọng lực sẽ cân bằng với lực ly tâm, đo đó chuyển động của vệ tinh là tròn đều.
Tuy nhiên, mình có 1 số giải thích một số điểm mấu chốt như sau:
1. Vệ tinh quay quanh ngôi sao thì nó cũng làm thay đổi chuyển động của ngôi sao, tức ngôi sao cũng bị quay theo chu kỳ chuyển động của vệ tinh (điều này tương tự hiện tượng hai ngôi sao quay quanh nhau). Khi đó điểm đứng yên không phải là ngôi sao mà là trọng tâm của hệ vệ tinh ngôi sao (nằm gần ngôi sao hơn vì kl ngôi sao lớn).
2. Ban đầu khi vệ tinh ví dụ lao tới ngôi sao, chuyển động sẽ hỗn loạn và ko có quy luật. Dần sau sẽ về trạng thái cân bằng. Hình elip và hình tròn đều có thể đảm bảo cho sự cân bằng của quỷ đạo vệ tinh (nghĩa là ở hai hình này thì hệ vệ tinh, ngôi sao có thể tạo ra 1 cân bằng để tồn tại mãi mãi), tuy nhiên, hình tròn rất đặc biệt nên rất hiếm khi xảy ra (hầu như không có). Vì vậy, các quỹ đạo nói chung trong tự nhiên đều là elip. - (_Akai_)
CÁNH ĐỒNG MÙA THU
Buổi sáng, khi bước chân khỏi lủy tre làng, ta bắt gặp một màu xanh bao la. Cái màu xanh dịu dàng và trong trẻo ấy, nhìn mà muốn uống hết cả vào người.
CÁNH ĐỒNG MÙA THU
Buổi sáng, khi bước chân khỏi lủy tre làng, ta bắt gặp một màu xanh bao la. Cái màu xanh dịu dàng và trong trẻo ấy, nhìn mà muốn uống hết cả vào người.
Một cơn gió thoảng lướt trên cánh đồng. Gió lùa hàng triệu, hàng triệu lá lúa tạo thành những vệt sóng ngoằn nghèo, những vệt sóng ấy đuổi nhau đi mãi, đi mãi, đẩy lùi chân trời ra xa hơn. Chân trời xanh ngắt ở phía đông, chân trời chuyển qua màu xám bạc. Màu xanh hơi mờ đi, ánh nắng bồng bềnh trên sóng lúa.
Nắng thu vàng ruộm, một mùi thơm mơ hồ toả ra từ thân cây lúa. Yêu cánh đồng mùa thu, ta yêu cả đất trời mùa thu.(mình thích bài này lắm, mấy bạn tìm giúp mình bài này nhé, cảm ơn rất nhieu có - (tuongxd)
mình chỉ nghĩ đơn giản là lực hút của trái đất và các vì sao khác trong không gian là không đồng điều ở mỗi vị trị nên quỹ đạo cả các hành tinh có hình elip....:) - (vũ văn nam)
Hình tròn chẳng qua là hình elip khi đạt tới mức độ hoàn hảo mà thôi. Thực tế một hành tinh cho dù được xem như có quỹ đạo tròn thì nó cũng không hẳn là tròn hoàn toàn. Do đó theo mình nghĩ thì mọi hành tinh đều có quỹ đạo hình elip, chỉ có điều mức độ tròn dẹt của elip đó khác nhau mà thôi. Còn tại sao lại là hình elip, thì như chúng ta biết các hành tinh đều quay theo một trục với tâm là một ngôi sao có sức hút, ví dụ như tại hệ mặt trời thì mặt trời tạo lực hút lên mọi hành tinh quay quanh nó, và bản thân lực hút đó không bao giờ cố định bất biến, có lúc mạnh lúc nhẹ (xét theo đơn vị thời gian tỷ năm) nên không có chuyện đảm bảo duy trì quỹ đạo hành tinh xung quanh nó có hình tròn (hay elip hoàn hảo) được cả. - (thien)
Cho em hỏi tại sao quỹ đạo các hành tinh lại không phải HÌNH VUÔNG? Giải thích bằng các định luật là 1 chuyện, còn hỏi TẠI SAO thì có nghĩa gì lắm k? Nó tròn vuông hay elip thì kệ cha nó. - (xman)
Bạn nên nghiên cứu môn cơ học thiên thể, vật lý cổ điển của Newton thuộc bài toán 2 vật, còn Kepler nghiên cứu về bài toán 3 vật thể đề cập đến quỹ đạo các hành tinh. - (Minh Khoa)
Bạn có thể đọc về định luật Kepler, còn nếu bạn muốn biết rõ hơn nữa bạn có thể học môn thông tin vệ tinh tại trường ĐH BKHN. - (daotungbk)
Rất đơn giản, nếu giải thích quỹ đạo của dải ngân hà thì khó, chứ quỹ đạo của hành tinh hoặc ngôi sao thì quá dễ. Ta thấy tâm của dải ngân hà là cố định, mặt trời quay quanh dải ngân hà. Như vậy ta tìm được hai tâm của hình ellipse vì chúng cách đều nhau. Mà ngôi sao thì quay quanh mặt trời nên ngôi sao sẽ nằm trên hình ellipse có tâm là mặt trời và giải ngân hà. Khi ngôi sao cách đều mặt trời và tâm ngân hà thì nó có quỹ đạo tròn, qua vị trí này nó thành hình ellipse. Tóm lại ngôi sao sẽ chịu lực hút vũ trụ từ mặt trời và tâm dải ngân hà - (Đoàn phú Quốc)
bạn đọc ở đâu mà biết quỹ đạo các hành tinh hình elip vậy?
chẳng lẽ tài liệu ấy không có phần giải thích ạ?
túm lại thì theo Cụ Kepler quan sát được vậy, và chúng ta có thể lý giải một cách nôm na ngắn gọn là do tác dụng của lực hâp dẫn giữa hành tinh và Mặt Trời trong trường hợp này đóng vai trò lực hướng tâm - (dlq)
vốn là không có hình tròn và hình elip, chúng ta tự nghĩ ra để phân biệt, rồi mỗi loại được gán cho một lý thuyết riêng biệt, trong tương lai hy vọng khoa học sẽ đi đến một điểm mốc là không còn phân biệt nữa khi đó cuộc sống sẽ dễ thở hơn :) - (Lê minh Quang)
ngựa quen đường cũ ấy mà - (Tài Lanh)
Vì chúng phải chịu lực hấp dẫn lẫn nhau giữa các hành tinh - (SaoXa)
Vì chúng chịu lực hấp dẫn nhau giữa các hành tinh - (SaoXa)
Câu hỏi rất hay . Tôi cho là do tác động của việc tự xoay quanh mình của hành tinh đó , và do độ nghiên của trục và vận tốc quay của mỗi hành tinh là khác nhau ( vd đối với trái đất là 23 độ và vận tốc quay quanh trục là 1 vòng/24 giờ) nên hình dạng quỉ đạo của chúng cũng khác nhau. - (dngchithien2006)
Sở dĩ các hình tinh chuyển động được theo hình elip là vì lực hấp dẫn giữa các hành tinh. Và chính lực hấp dẫn đó nó khiến các quỹ đạo không có hình tròn vì đơn giản sự chồng lấn giữa các lực hấp dẫn. - (quocviet887)
Bởi vì mặt trời hay ngôi sao đều có lực hút của riêng nó. Lực hút của một hằng tinh như mặt trời phụ thuộc vào khối lượng của nó, sự vận động từ trường của nó. Sự tương tác giữa từ trường của hành tinh vệ tinh với hằng tinh, tốc độ tự quay của hành tinh, trục nghiêng của của hành tinh, trục nghiêng của cực từ khiến cho quỹ đạo không thể là hình tròn. Mã đã không tròn thì nó chuyển động nó là elip theo công thức định luật KEPLER - (jack)
Các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt trời (MT) và MT cũng chuyển động trong dải Ngân hà. Sự chuyển động của MT trong dải Ngân hà hình elip và do chịu lực hấp dẫn của các hành tinh khác trong dải Ngân hà làm cho TÂM TRỌNG LỰC của MT không trùng với TRỌNG TÂM (hình học) của nó. Do vậy, lực hấp dẫn của MT với các hành tinh không phải là trọng tâm hình học của MT. Vậy: Nếu tính quỹ đạo Trái đất và các hành tinh trong hệ MT so với TÂM TRỌNG LỰC MT thì là hình tròn; Nếu tính từ TRỌNG TÂM của MT thì quỹ đạo các hành tinh xoay quanh nó là hình elip. - (Anh Tuấn)
đơn giản thôi vì các hành tinh đều quay quanh 1 hành tinh có khối lượng lớn hơn nó nhiều lần và bản thân các hành tinh tự xoay quanh nó . biên dạng của elip phụ thuộc vào khối lượng của cả 2 hành tinh, khoảng cách, và vận tốc quay của hành tinh. nếu 2 hành tinh có khối lượng tương đương nhau thì biên dạng đó không còn là elip nữa có thể là xoắn vỏ đỗ hoặc xoắn ốc và va vào nhau - (MẠNH DŨNG NGUYỄN)
Trời ơi, theo tôi đoán, chỉ dơn giản là bản thân ngôi sao hay mặt trời (làm tiêu điểm) cũng di chuyển (theo một quỹ đạo nào đó đấy thôi. Vậy đường kính dài của hình elip nằm trên quỹ đạo này của mặt trời/ngôi sao. - (Tri Le)
Hình elip có năng lượng nhỏ nhất bạn a ! - (phamlong)
khó quá đi vật lý ơi! dùng dây thun tượng trưng cho lực hút của mặt trời, viên bi đầu dây là trái đất và lấy ngón tay tượng trưng (mặt trời) và ta quay. vấn đề là ta quay theo phương nào, ngang với lực hút trái đất viên bi sẽ chuyển động theo quỹ đạo tròn, thẳng đứng với lực hút trái đất quỹ đạo có hình quả trứng( phía trên to ra và thu nhỏ lại ở phía tâm trái đất). điều này đơn giản,dễ hiểu để suy rằng do tác động của lực hút trái đất lớn hơn lên đã kéo viên bi lại gần nó khi quỹ đạo chuyển động tiệm cận về phía tâm trái đất. nhưng trong vũ trụ thì bó tay kg hiểu dc lực hút làm cho trái đất chuyển động xa gần mặt trời( tạo thành hình elip một cách hoàn hảo) là do đâu???, tâm lực hút ấy nằm ở đâu trên thiên cầu rộng lớn bao la bất tận.... - (tung.linhvn)
Vì các hành tinh quay quanh 1 ngôi sao hay mặt trời với tốc độ quay khác nhau trên quỹ đạo. vậy để quỹ đạo của hành tinh ổn định trong một thời gian dài thì những chỗ có tốc độ quay cao phải ở gần ngôi sao hơn. còn những chỗ có tốc độ quay thấp hơn thì nó phải ở xa ngôi sao hơn để hành tinh không bị hút vào hoặc văng ra khỏi quỹ đạo. chính vì lúc ở xa, lúc ở gần ngôi sao như vậy (khoảng cách từ hành tinh đến ngôi sao thay đổi trên quỹ đạo quay) nên quỹ đạo của hành tinh có quỹ đạo hình elip. - (Ko Kần)
Trên cơ thể chúng ta cũng có một số bộ phận hình elip đó thôi. - (tieu lam)
Vì không có gì đủ hoàn hảo để tạo ra một hình tròn nên quỹ đạo thường là elip. - (PNH)
Khi quay quanh một ngôi sao hay mặt tr[ì mà có quỹ đạo có hình Elip là do Ngooi sao và mặt tr[ì đó có lực hút ở các phía là khác nhau. - (HAMA)
Cũng như bạn đi xe vậy, từng loại phương tiện có tốc độ khác nhau nên khi "ôm cua" cũng phải khác nhau, chạy nhanh thì không dám cua gấp. - (hvu.tuong)
Do lực hấp dẫn giữa các hành tinh phụ thuộc vào khối lượng của chúng - (cut)
mình nghĩ là do khuyến táng của các từ trường phát ra từ Tâm mặt trời, hoặc do chính hành tinh đó, nên nó sẽ đi theo dạng hình eclip. - (crickett22lr)
Quỹ đạo hình tròn đó bác ơi! Chẳng qua nhìn xiên thì nó ra hình elip thôi! Chỉ có quỹ đạo của sao chổi mới giống hình điếu xì gà... Còn các mùa đó là do trái đất quay nghiêng 1 góc 24,25 độ gì đó so với mặt phẳng quỹ đạo, thời gian chiếu và góc chiếu sáng của mặt trời trong ngày ảnh hướng đến gió mùa và nhiệt độ, gây nên các mùa... - (Đức)
Quỹ đạo có hình ellip để các hành tinh đỡ bị..chóng mặt !!! - (Trần Sơn)
Cái này giải thích bằng định luật 3 Newton, là một bài tập trong Vật Lý Phổ thông, bạn đọc lại SGK Cơ Học lớp 10 nhé. - (Đặng Minh Tuấn)
BẢN THÂN TRÁI ĐẤT K TRÒN, CÁC HÀNH TINH KHÁC CŨNG KHÔNG TRÒN. - (maitruclinhlac)
theo mình quỷ đao elip trong hành tinh trọng giải ngân hà hay hệ mặ trời của chúng ta dừa theo lực hấp dẩn của các hành tinh nằm xen kẽ nhau ,........., bởi các hành tinh củng quay trục của nó và quay quanh 1 hành tinh nào đó ......... - (y nie nhim)
tại hình elipse nó đẹp - (Tuan)
cần 1 đoạn phương dài tương đối thẳng dùng để hành tinh tăng tốc( đảm bảo cân bằng ly tâm và lực hút), và sau đó tăng dần bán kính vào đường cong phương ngắn để thay đổi dần dần lực ly tâm, do đó quỹ đạo là elip ,theo môn thiết kế đường =)) - (thanh bk)
Qua câu hỏi này, tôi xin hỏi là từ ngày ra đời của Microsoft Windown, cửa sổ của Microsoft Windown luôn là hình chữ nhật, trong khi cửa sổ có thể là hình tròn, oval, tam giác...? - (Anh Tuấn)
Tại sao các hành tinh đều hình cầu ? - (Nguyễn)
hình tròn cũng chỉ là 1 dạng đặc biệt của elip cũng giống như các hình đa giác đều khác là các dạng đặc biệt của đa giác - (tam chu)
Thế mà t cứ tưởng quỹ đạo hành tinh là hình xoắn ốc cơ đấy - (Thao hoang minh)
Tôi không biết gì vê định luật Kepler. Nhưng theo suy nghĩ tự nhiên thì nếu mặt trời đứng yên (xoay tại chỗ) trong vũ trụ thì các lực sẽ cân bằng và hanh tinh sẽ xoay theo hình tròn. Sự dịch chuyển của mặt trời tring vũ trụ đã làm các hành tinh không di chuyển theo hình tròn. Giống như xoay viên bi trên ngón tay và tay lại di chuyển dần đều theo một hướng. - (Thành Đạt)
Năng lượng để duy trì các hành tinh chuyển động ở đâu vậy các bạn. - (Phùng Thị Tẹt)
Trên đời này làm gì có gì hoàn hảo đâu :D - (Nam)
ví dụ:mặt trăng quay xung quanh trái đất lực hút của trái đất trừ đi lực văng ra của mặt trăng bằng 0,khi mặt trăng đi vào giữa trái đất và mặt trời thì lực văng ra được cộng thêm,đối diện sang bên kia trái đất thì trừ đi,bán kính mặt trăng và trái đất thay đổi phù hợp - (trần quang vinh)
Chắc chắn là do lực hút khác nhau nên đường quỹ đạo lúc xa lúc gần nên tạo thành hình elip. Lực hút khác nhau là do sự tác động nhiệt của ánh sáng mặt trời ( trái đất chúng ta ban ngày và ban đêm sẽ có nhiệt độc khác nhau) - (nguyen0603957)
mình ko thể nhìn bằng mắt thường đc thì làm sao chứng minh nó là hình elip chứ.......... - (nguyễn châu)
Quỹ đạo các hành tinh nói chung và Trái đất nói riêng là đường tròn! Đường tròn này là tương đối thôi, vì trong tự nhiên không có cái gì tuyệt đối như toán học cả! Những trái bóng con người tạo ra bằng máy móc hiện đại cũng không tròn tuyệt đối đâu!
Còn trên những hình vẽ thể hiện quỷ đạo các hành tinh là hình elip là vì thể hiện theo hình học không gian. Trong hình học không gian đường tròn được thể hiện bằng hình elip trên giấy (mặt phẳng).
Hành tinh này luôn bay quanh hành tinh khác là do lực hấp dẫn. Chúng không lại gần, cũng không xa ra là do lực hấp dẫn không thay đổi (tương đối)! Khoảng cách không thay đổi có nghĩa là bánh kính quỷ đạo không thay đổi. Bán kính không thay đổi là hình tròn chứ không phải elíp!
Mạnh Hòa - (ngo manh hoa)
Cau hoi hay qua.mog rag se co nhieu cau hoi hay nua - (nguyenkha)
mình nghĩ là do hướng bay của hành tinh không vuông góc đường bán kính từ hành tinh tới mặt trời, vì thế mà nó bay xéo nhưng không thể thoát khỏi lực hút của Sao nhưng cũng không rơi vào Sao nên nó sẽ tạo thành hình cung không tròn mà người ta chứng minh được là hình elip. - (Thành Bôn Ba)
quỹ đạo của tất cả các hành tinh đều thay đổi thường xuyên và không nhất định. mình thấy nó là hình này hình kia nhưng bản chất thì không phải vậy. nó phức tạp lắm ... hihi - (buocchanmetmoi92)
Cac ban ai cung co ly ca . - (Mai phuc)
Tại sao ăn no rồi lại buồn ngủ? - (nhấtt thống)
Mặt trăng quay quanh trái đất, cùng lúc trái đất quay quanh mặt trời; như thế mặt trăng cũng quay quanh mặt trời mà chẳng biết quỹ đạo của nó quanh mặt trời là hình gì, chắc chắn không phải là elip. - (Kỳ thực)
Tôi nghĩ thế này: Hành tinh quay quanh ngôi sao của nó không chỉ chịu tác động của lực do ngôi sao mà còn do rất nhiều lực hút không đều nhau của đủ thứ trong vũ trụ từ đủ mọi hướng. Do vậy quỹ đạo không thể tròn, cũng không thể phẳng. tôi nghĩ nó hình răng cưa không đều và rất phức tạp, khi xa khi gần, khi cao, khi thấp so với 1 mặt phẳng trung bình chứa quỹ đạo và so với tâm ngôi sao mẹ. Các bạn học cao giải thích dựa trên nhiều lý thuyết cao cấp, nghe rất hay nhưng khó nuốt quá! - (Dương Thụ)
vì lực hấp dẫn của các hành tinh tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách - (Ác Ma Cuồng Bạo)
Elip là một quỹ đạo giống trong bộ phim doraemon tập : kế hoạch dời khỏi trái đất - (Nguyễn Ngọc Huyền)