23/05/2018, 15:07

Mùa sinh sản của đà điểu

Tuổi động dục của đà điểu vào năm tuổi nào? Tuổi động dục của có sự chênh lệch nhau giữa chim sống ngoài hoang dã và chim nuôi ở nhà. Trong đời sống hoang dã, tuổi động dục của đà điểu trống mái đến sớm, khoảng từ 18 đến 20 tháng tuổi. Còn đà điểu nuôi chuồng, tuổi động dục của chúng đến trễ ...

Tuổi động dục của đà điểu vào năm tuổi nào?

Tuổi động dục của có sự chênh lệch nhau giữa chim sống ngoài hoang dã và chim nuôi ở nhà. Trong đời sống hoang dã, tuổi động dục của đà điểu trống mái đến sớm, khoảng từ 18 đến 20 tháng tuổi. Còn đà điểu nuôi chuồng, tuổi động dục của chúng đến trễ hơn, có con hai năm rưỡi tuổi, nhưng cũng có con ngoài ba năm tuổi, hoặc bốn năm tuổi mới bắt đầu sinh sản. Thường với đà điểu nuôi, sau một năm tuổi ta có thể ghép “tổ” sớm cho chúng: cứ một trống sống với hai hoặc ba mái là vừa. Đúng ra, khả năng một đà điểu trống có thể phối giống đến chín mười con mái (cũng như gà trống) nhưng để bảo đảm trứng có đủ cồ, ta chỉ ghép hai ba mái thôi. Kinh nghiệm lâu năm của nhiều người nuôi đà điểu khi ghép “tổ” cho chúng, với chim đẻ lứa đầu, nên chọn con trống già hơn con mái khoảng một tuổi mới tốt. Trống tơ cùng chạng với mái thường phối không đều.


thường vào tháng nào trong năm?

đến vào những tháng khô ráo, ở nước ta, chúng bắt đầu đẻ từ tháng 10 Âm lịch (cuối mùa mưa) và kéo dài đến khoảng đầu tháng tư Âm lịch năm sau (đầu mùa mưa). Còn các nước khác, mùa sinh sản của đà điểu xảy ra vào tháng nào còn tùy thuộc vào thời tiết của nước ấy… Trong một mùa sinh sản, đà điểu hoang dã đẻ tối đa được 40 trứng, và mỗi lứa chỉ được từ 7 đến 9 trứng là nhiều. Còn đà điểu nuôi chuồng nếu không cho ấp (lấy trứng ấp máy), mỗi năm có thể đẻ được đến bốn năm lứa, và số trứng của mỗi lứa được từ 10 đến 12 trứng, có khi nhiều hơn. Tại nước ta, do mới nuôi thử nghiệm nên số trứng của đà điểu đẻ chưa đạt yêu cầu: cũng thu được khoảng 40 trứng một mùa mà thôi.

Trong đời sống hoang dã đà điểu sinh sản ra sao?

Tới mùa sinh sản, đà điểu trống lặn lội đến các vùng rất xa trong thảo nguyên hay bán hoang mạc để ve mái. Những đà điểu mái trong thời kỳ rụng trứng, nếu gặp trống vừa ý là chúng nhập ngay vào bầy. Giống chim này đa thê, một trống phối nhiều mái, và suốt mùa sinh sản chúng sống hòa thuận với nhau. Những mái nào chịu trống trước tất sẽ “kêu ổ” trước. Chim trống có nhiệm vụ tìm những nơi thuận tiện như dưới những lùm bụi, hoặc những nơi che khuất được tầm nhìn của kẻ thù (trong đó có con người) để đào ổ cho chim mái đẻ trứng, ổ được đào ngay dưới đất hay cát, có chiều ngang hơn lm và chiều rộng khoảng 2m, ở giữa trũng sâu xuống độ vài chục cm, và không có một chút rác rên để lót ổ nào cả. Mỗi đà điểu mái được chim trống đào riêng cho một hố như vậy để đẻ và ấp, nhưng có nhiều con mái “đãng trí” cứ đẻ chung chạ với nhau… Sau mùa sinh sản, trống mái không tiếp tục chung sống nữa, mà mỗi con đi về một nơi để tự kiếm sống. Chim con cũng lẻ mẹ tản mác tự mưu sinh…đà

0