23/05/2018, 15:51

Biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên ruộng lúa

Để có nhiều lúa gạo cung cấp cho xuất khẩu ngoài công việc chọn giống, vấn đề phòng trừ sâu, bệnh, cỏ dại góp phần rất quan trọng cho việc nâng cao năng suất và chất lượng gạo. Việc sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vật diệt trừ các đối tượng gây hại, ít độc hại, ít ảnh hưởng tới môi trường và ...

Để có nhiều lúa gạo cung cấp cho xuất khẩu ngoài công việc chọn giống, vấn đề phòng trừ sâu, bệnh, cỏ dại góp phần rất quan trọng cho việc nâng cao năng suất và chất lượng gạo. Việc sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vật diệt trừ các đối tượng gây hại, ít độc hại, ít ảnh hưởng tới môi trường và cải thiện phẩm chất lúa gạo là cần thiết, đó cũng là biện pháp thiết thực tăng thu nhập cho nhà nông.

Dịch hại trên cây lúa

1/ Cỏ dại: luôn là mối quan tâm của nhà nông. Trên đồng ruộng có nhiều loại cỏ dại, đặc biệt những loại cỏ khó trừ như Đuôi phụng (Lông công), Lồng vực (Cỏ gạo)… việc tiêu diệt chúng bằng các biện pháp thủ công khó khăn, tốn nhiều công sức. Việc sử dụng hóa chất diệt cỏ trở thành đơn giản hơn, ít tốn công sức và tiền của hơn, song không phải thuốc nào cũng diệt trừ hữu hiệu các loại cỏ khó trừ này.

Một trong những loại thuốc bảo vệ thực vật có hiệu quả cao diệt trừ hầu hết các loại cỏ cho ruộng lúa sạ là thuốc Sofit 300ND. Thuốc có tác dụng đặc trị cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, chỉ cần sử dụng đúng Sofit một lần sẽ sạch cỏ cho cả vụ, hiệu quả sử dụng phân bón, dinh dưỡng hữu hiệu hơn, cây lúa phát triển tốt hơn, tiềm năng cho năng suất cao hơn.

2/ Lúa cỏ: Trong mấy năm gần đây lúa cỏ đã trở thành một dịch hại mới gây hại cho ruộng lúa. Sự hiện diện của lúa cỏ đã làm giảm năng suất và chất lượng gạo.

Vì bản chất là lúa, lúa cỏ rất giống với lúa trồng nên việc kiểm soát và tiêu diệt chúng rất khó so với diệt cỏ dại. Có thể sử dụng thuốc cỏ Sofit sớm trong vòng 1 – 2 ngày sau khi làm đất xong diệt trừ lúa cỏ.

Sở dĩ có được như vậy vì trong thuốc Sofit ngoài chất diệt cỏ nhà sản xuất còn cho thêm 100 gram chất an toàn Penclorim, chất này chỉ được cây lúa hấp thu qua rễ lúa, giúp cho cây lúa hoàn toàn không bị ngộ độc bởi chất diệt cỏ. Việc phun Sofit sớm cho ruộng gieo sạ mộng chẳng những tiêu diệt những hạt lúa cỏ đang nảy mầm chưa kịp ra rễ còn tiêu diệt luôn cả những hạt lúa cỏ sẽ nảy mầm sau đó, vì vậy phun Sofit càng sớm hiệu lực trừ lúa cỏ càng cao.

Sử dụng Sofit sớm (hợp lý) chẳng những diệt trừ cỏ dại hữu hiệu mà còn góp phần quan trọng trong việc làm giảm nhẹ thiệt hại do lúa cỏ gây ra.

Bệnh hại cho cây lúa

Cây lúa có rất nhiều bệnh gây hại nhưng nhìn chung có 4 loại bệnh mà sự hiện diện của chúng thường ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất của lúa, đó là : Bệnh đốm vằn (Khô vằn, ung thư), Cháy lá (đạo ôn), Vàng lá, Lem lép hạt.

Đốm vằn (ung thư)

Xuất hiện và gây hại cho lúa từ giai đoạn đẻ nhánh cho tớí khi thu hoạch. Xuất hiện ở tất cả các vụ trong năm, thường vụ hè thu gây hại nặng hơn. Bệnh tồn tại dưới dạng hạch nấm trong đất khi gieo sạ khoảng cuối giai đoạn lúa đẻ nhánh thì bắt đầu gây hại dưới bẹ lúa (khoảng 40 ngày sau khi sạ) đặc biệt ở những ruộng gieo sạ quá dày, bón không cân đối, nhiều đạm sự thiệt hại do bệnh gây ra sẽ lớn hơn. Việc kiểm soát bệnh ngoài các biện pháp chăm sóc, bón phân nhất thiết phải sử dụng những thuốc đặc hiệu như : Bonanza 100DD, Tilt super 300ND… phun các loại thuốc này ở giai đoạn cuối đẻ nhánh đầu quá trình làm đồng ngoài tác dụng tiêu diệt và ngăn ngừa tốt bệnh còn có tác dụng dưỡng cây xanh lá giúp cho cây sinh trưởng tốt, tiềm năng cho năng suất cao.

Bệnh cháy lá (đạo ôn)Bệnh cháy lá (đạo ôn)

Bệnh cháy lá (đạo ôn)

Bệnh xuất hiện gây hại tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Bệnh thường gây hại nặng cho những giống lúa nhiễm, bón phân không cân đối (quá nhiều dạm), gieo sạ quá dày. Việc phòng trừ bệnh ngoài các biện pháp kỹ thuật chăm, sóc, giống kháng còn phải dùng thuốc đặc trị. Trong điều kiện áp lực bệnh không cao như ở các tỉnh phía nam có thể dùng các loại thuốc phổ rộng như : Tilt 250 ND, Tilt super 300 ND… để phòng trữ bệnh cháy lá và nhiều các bệnh khác cùng đồng thời gây hại như đốm vằn, đốm nâu thối bẹ, vàng lá…

Bệnh lem, lép hạt

Thời kỳ trổ bông có nhiều loại nấm bệnh tấn công gây bệnh cho cây, hạt lúa. Việc sử dụng các loại thuốc phổ rộng như : Tilt, Tilt super… ngoài tác dụng diệt trừ tốt các bệnh cho cây lúa, thuốc còn có tác dụng dưỡng cây xanh lá, cây sạch bệnh, quang hợp tốt cho năng suất cao.

Bệnh vàng lá (chín sớm)

Trong mấy năm gần đây dã trở thành một dịch hại gây hại cho ruộng lúa, nhiều ruộng hại nặng có thể bị mất trắng. Nguyên nhân gây bệnh cho đến nay còn nhiều bàn cãi, nhưng thực tế sản xuất cán bộ kỹ thuật cùng bà con nông dân cũng đã chọn được nhiều loại thuốc như : Tilt, Tilt su- per, Anvil, Benlat c… để phòng ngừa bệnh.

Đối với bệnh này việc sử dụng một trong các loại thuốc trên để phòng ngừa là rất quan trọng và cần thiết, vì khi bệnh phát sinh gây hại rồi mới tiến hành phun thuốc thì hiệu quả trừ bệnh không cao, đặc biệt nếu bệnh xuất hiện sớm khoảng 45 – 50 ngày sau sạ thì thường bị thiệt hại rất nặng nhiều khi không cho thu hoạch. Nhưng nếu bệnh xuất hiện trễ hơn khoảng 70 ngày sau sạ (lúa đã trổ xong) thì ít thiệt hại hơn.

Để phòng ngừa tốt bệnh vàng lá lúa cần phun thuốc ít nhất 2 lần.

1/ Lần 1 : Giai đoạn lúa 40 – 45 ngày, lúc này phun thuốc ngoài tác dụng phòng ngừa tốt bệnh vàng lá lúa thuốc còn trừ tốt các bệnh khác như : đốm vằn, cháy lá, thối bẹ…

2/ Lần 2 Giai đoạn trước trổ 5 ngày phòng ngừa bệnh vàng lá xuất hiện giai đoạn sau. Phun thuốc ở thời điểm này ngoài tác dụng phòng ngừa bệnh vàng lá, lem lép hạt còn trừ tốt các bệnh đốm vằn, đốm nâu…

Sâu, rầy gây hại

Để phòng trừ các loại sâu đục thân, sâu ăn lá, sâu cuốn lá, bọ xít… dùng Basudin 10 H, Basuđin 40 ND, Vibasu 10H, Diaphos 10H hoặc có thể dùng Selecron 500 ND giai đoạn cuối sau dẻ nhánh đến trước khi thu hoạch.

Để trừ rầy nâu : Sử dụng Actara là loại thuốc trừ sâu rầy thế hệ mới có hiệu quả trừ sâu rẫy cao ít độc với môi trường sống.

0