23/05/2018, 15:51

Kỹ thuật tưới và tiêu nước cho ớt

Tìm hiểu nhu cầu nước của cây ớt Ớt là cạn không chịu được ngập úng nước, nhưng không chịu được hạn. Nhu cầu nước của cây ớt thay đổi tùy theo điều kiện khí hậu, kỹ thuật trồng trọt, thời vụ gieo trồng, giống và đặc biệt là phụ thuộc từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây. Nhu cầu nước ...

Tìm hiểu nhu cầu nước của cây ớt

Ớt là cạn không chịu được ngập úng nước, nhưng không chịu được hạn. Nhu cầu nước của cây ớt thay đổi tùy theo điều kiện khí hậu, kỹ thuật trồng trọt, thời vụ gieo trồng, giống và đặc biệt là phụ thuộc từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây. Nhu cầu nước của cây tăng dần theo sự tăng trưởng diện tích lá theo từng giai đoạn:

– Thời kỳ mọc mầm: đất phải đủ ẩm, hạt mới hút được no nước để nẩy mầm nhanh, đều, khỏe; nếu đất quá khô hạn, hoặc quá úng nước đều không có lợi cho quá trình nẩy mầm, thậm chí gây thối hạt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới mật độ cây con trong vườn ươm. Thời kỳ này ẩm độ đất thích hợp là 70 – 80%.

– Thời kỳ cây con trong vườn ươm: ở giai đoạn đầu khi cây có 1 – 2 lá thật là thời điểm cây khủng hoảng về nước và dinh dưỡng (vì cây chuyển từ sống nhờ dinh dưỡng trong hạt sang tự hút dinh dưỡng, hút nước trong đất trong khi rễ chưa phát triển mạnh). Nếu đất khô hạn, thiếu nước trong giai đoạn này là rất nguy hiểm, có thể gây héo chết cây con hàng loạt. Lượng nước cần tăng dần theo sự tăng trưởng của thân lá. Nếu khô hạn cây sinh trưởng phát triển chậm, lá nhỏ làm giảm diện tích lá và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của cây.

Thời kỳ cây con khi mới trồng ra ngoài ruộng, nhu cầu nước của cây không lớn, nhưng nếu đất không đủ ẩm cây bén rễ hồi xanh chậm, thậm chí bị chết. Sau bén rễ hồi xanh, nhu cầu nước dần tăng lên. Nếu thiếu nước, đất khô hạn cây con sinh trưởng chậm, đanh cây, phân cành nhánh kém, cây ra hoa quả quá sớm, quả bé, năng suất chất lượng giảm đáng kể.

Thời kỳ ra hoa: Thời kỳ này cây cần nước nhiều, nếu đất quá khô hạn, ẩm độ không khí quá thấp, nhiệt độ cao sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến số hoa và tỷ lệ hoa hữu hiệu, dẫn đến năng suất không cao.

Thời kỳ làm quả: Đây là thời kỳ cây ớt cần nhiều nước nhất, đặc biệt là ở giai đoạn cuối khi quả chín. Nếu thiếu nước ở giai đoạn này quả sẽ chín ép, quả nhỏ, mầu sắc mã quả kém hấp dẫn, tỷ lệ quả lép cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng quả. Trong sản xuất đặc biệt không được để cây thiếu nước ở giai đoạn này.

Thời kỳ chín: Nhu cầu nước của cây giảm dần cho đến khi thu hoạch.

Cách xác định độ ẩm đất trên ruộng trồng ớt

Có nhiều phương pháp xác định khác nhau, như:

– Phương pháp xác định thông qua sự quan sát trực tiếp trạng thái, màu sắc của đất ngoài đồng ruộng.

– Phương pháp vê đất bằng tay

– Phương pháp quan sát thực trạng hình thái, ngoại hình của trên đồng ruộng

– Phương pháp xác định bằng thiết bị đo nhanh độ ẩm đất ngoài đồng ruộng

– Phương pháp lấy mẫu đất về sấy khô.

Tuy nhiên, trong điều kiên thực tế sản xuất, đối với người nông dân thường áp dụng 3 phương pháp đơn giản sau đây cũng cho kết quả tương đối chính xác và chấp nhận được:

* Phương pháp quan sát trực tiếp:

Đây là phương pháp cảm quan dựa vào kinh nghiệm, xác định thông qua sự quan sát trực tiếp trạng thái, màu sắc của đất ngoài đồng ruộng. Cách tiến hành như sau:

– Ra thăm ruộng trồng ớt, quan sát màu sắc của lớp đất trên mặt luống, nếu có mầu xẩm tối là đất ẩm, đủ nước; ngược lại nếu có màu trắng xám là đất không đủ ẩm, thiếu nước

– Dùng chân đá nhẹ lớp đất trên mặt luống nếu đất khó tơi, không bụi là đất đủ ẩm; nếu đất tơi nhỏ, tạo bụi bay là đất thiếu ẩm

* Phương pháp vê đất bằng tay:

– Lấy một nắm đất vào lòng bàn tay, bóp nhẹ rồi mở tay ra, nếu nắm đất không tơi rời, vẫn giữ nguyên hình dạng là đất đủ ẩm; nếu đất tơi rời, nát, không còn giữ nguyên hình dạng là đất thiếu ẩm, khô.

– Lấy một nắm đất, dùng 2 lòng bàn tay vê nhẹ thành hình con giun, từ từ bẻ cong nếu không bị gãy nứt là đất đủ ẩm; nếu bị gảy, rạn nứt nhiều là đất thiếu ẩm.

* Phương pháp quan sát cây trồng trên đồng ruộng:

Quan sát thực trạng hình thái, ngoại hình của cây trồng trên đồng ruộng. Nếu đất đủ ẩm, cây sinh trưởng, phát triển bình thường, thân lá, bộ phận non sáng bóng, màu mỡ, không bị héo rũ, thế đứng của cây bình thường.

Nếu thiếu ẩm, lá non, cành non héo rũ, đanh cây; nhiều lá khô vàng úa

Nếu đất quá ẩm, úng cây hay bị héo xanh, lá gốc vàng rụng nhiều

Lựa chọn phương pháp và kỹ thuật tưới, tiêu nước

Yêu cầu đối với phương pháp và kỹ thuật tưới, tiêu

Phương pháp tưới: Là cách đưa nước vào ruộng để biến nước đó thành nước cung cấp cho cây trồng

Kỹ thuật tưới: Là các biện pháp kỹ thuật cụ thể được áp dụng để thực hiện các phương pháp tưới đã đề ra.

Yêu cầu của tưới nước cho ớt:

– Lượng nước tưới phải thấm đều trong ruộng không gây tình trạng chỗ quá thừa, chỗ quá thiếu.

– Có hệ số sử dụng nước hữu ích cao, ít tiêu hao, rò rỉ …

– Có thể kết hợp được với các biện pháp canh tác khác trên đồng ruộng

– Đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu cho đất đai và cây trồng.

– Phải dễ thực hiện, ít tốn kém và không gây trở ngại cho đến việc canh tác khác.

– Tiêu nước kịp thời khi mưa to, không để ruộng bị ngập úng hay quá ẩm.

Các căn cứ để lựa chọn phương pháp và kỹ thuật tưới, tiêu

Khi lựa chọn phương pháp và kỹ thuật tưới cần dựa vào các căn cứ sau:

– Tính thích hợp của phương pháp tưới

– Mức chi phí đầu tư của phương pháp

– Đặc điểm, tính chất đất đai

– Đặc trưng về địa hình

– Khả năng cung cấp nước

– Cây trồng, đặc điểm sinh trưởng, phát triển và nhu cầu nước của cây trồng

Chuẩn bị các nguồn lực để tưới, tiêu

Các nguồn lực cơ bản cần chuẩn bị như:

– Nguồn nước tưới: không bị ô nhiễm; phải cung cấp đủ lượng nước cần

– Thiết bị và hệ thống dẫn nước

– Gia cố bờ vùng, bờ thửa ruộng ớt để giữ nước

– Nhiên liệu, năng lượng điện phục vụ chạy máy bơm nước

– Nhân lực để vận hành, điều tiết dẫn nước tới ruộng trồng ớt cần tưới.

Một sốphương pháp tưới nước cho ruộng ớt

* Phương pháp tưới rãnh:

Tưới rãnh là đưa nước vào rãnh giữa các luống cây, nước sẽ ngấm đều vào luống cung cấp nước cho cây trồng. Tháo nước vào ruộng ớt sau trồng để giữ ẩmTháo nước vào ruộng ớt sau trồng để giữ ẩm

Hiệu quả thấm nước phụ thuộc vào loại đất, (thành phần cơ giới), lưu lượng, độ sâu mức nước đưa vào rãnh.

Đây là phương pháp tưới nước phổ biến hiện nay cho ruộng trồng ớt.

Ưu, Nhược điểm:

– Chi phí tương đối thấp

– Không làm trôi đất; lớp đất mặt vẫn tơi xốp.

– Không bị rửa trôi làm mất phân bón

– Không tốn nhiều nước

– Không gây thương tích cho cây.

– Hạn chế được sự xâm nhiễm, lây lan một số loài sâu bệnh hại

– Tuy nhiên thời gian tưới phải kéo dài Cho nước vào rãnh giữa hai luống ớtCho nước vào rãnh giữa hai luống ớt Tát nước từ rãnh lên mặt luốngTát nước từ rãnh lên mặt luống

* Phương pháp tưới phun mưa:

– Khái niệm:

Là phương pháp tưới sử dụng một hệ thống thiết bị có áp để phân phối nước trên mặt đất ruộng dưới dạng hạt mưa.

Phương pháp này được áp dụng ở nhiều nước trên Thế Giới

Ưu điểm

+ Có thể tưới cho bất kỳ loại địa hình nào (cao, thấp, gồ ghề…)

+ Có thể tạo ra được độ ẩm đồng đều cho đất.

+ Chủ động điều tiết được lượng nước tưới.

+ Tạo không khí mát mẻ, có lợi cho sinh trưởng của cây trồng

+ Tiết kiệm được nhân lực, nhất là trong diều kiện tự động hoá Tưới phun mưaTưới phun mưa

+ Có thể kết hợp giữa tưới nước với bón phân qua lá, phòng trừ sâu bệnh rất có hiệu quả

Hạn chế:

+ Cần phải có vốn đầu tư ban đầu khá cao

+ Chi phí quản lý cao, tốn năng lượng, và đòi hỏi kỹ thuật sử dụng cao

+ Kỹ thuật tưới phun mưa phụ thuộc vào hướng gió và tốc độ gió, do đó những nơi thường xuyên có tốc độ gió lớn thì không chọn phương pháp này

0