23/05/2018, 15:10

Một số điều đặc biệt trong thế giới các loài chim

Chim sẻ là loài chim “lăng nhăng” nhất Các nhà khoa học đã khẳng định chim sẻ sống ở vùng đầm lầy mặn tại Mỹ là loài có hành vi giao phối bừa bãi nhất trong thế giới chim. Ví như loài chim sẻ Ammodramus caudacutus sống trong những đầm lầy ngập mặn dọc bờ biển nước Mỹ, bang ...

Chim sẻ là loài chim “lăng nhăng” nhất

Các nhà khoa học đã khẳng định chim sẻ sống ở vùng đầm lầy mặn tại Mỹ là loài có hành vi giao phối bừa bãi nhất trong thế giới chim.

Ví như loài chim sẻ Ammodramus caudacutus sống trong những đầm lầy ngập mặn dọc bờ biển nước Mỹ, bang Connecticut. Có một giáo sư của Đại học Connecticut, ở Mỹ ông đã nghiên cứu loài chim này trong nhiều năm. Ông cùng các cộng sự tiến hành phân tích ADN của chim sẻ và quan sát hành vi giao phối của chúng.

Sau đó, họ đã thấy được ít nhất 95% chim mái giao phối với hơn một chim trống trong một lứa. Trung bình mỗi ổ trứng của loài chim sẻ này là sản phẩm của 2,5 con trống. Còn có những tổ mà trong đó mỗi chim non có một cha khác nhau chiếm tỷ lệ 1/3. Xác suất để hai chim non cùng tổ có chung một cha chỉ chiếm khoảng 23%.

Một số hành vi của chim sẻ Ammodramus caudacutus rất kỳ lạ so với các loài chim biết hót. Ví dụ như, chim trống và chim mái không kết thành một đôi để làm tổ. Hơn nữa, chim trống cũng không tham gia vào quá trình nuôi con. Loài chim này lại làm tổ giữa đầm lầy ngập mặn nên rất dễ bị những đợt sóng lớn tấn công. Trong khi đó, những cơn sóng rất lớn thường xuất hiện bốn tuần một lần là ở khoảng thời gian chỉ vừa đủ để chim mái nuôi lớn một lứa con.

Theo các nhà nghiên cứu thì hành vi giao phối “bừa bãi” của chim sẻ mái là cách thức đối phó với môi trường sống đầy rủi ro. Bởi vì nếu chim sẻ mất con vì sóng lớn, chúng sẽ phải làm lại tổ ngay lập tức để sinh ra những quả trứng mới nên chim mái không có nhiều thời gian để tìm kiếm những con trống tốt nhất. Vì thế, xác xuất để chúng giao phối với những con trống “chất lượng kém” tăng lên. Để các chú chim con được hưởng những đặc điểm tốt nhất, chim mái buộc phải giao phối với nhiều con trống.

Chim biết học ngôn ngữ của các loài khác

Các nhà khoa học Australia vừa thực hiện một loạt thí nghiệm và kết luận, chim có thể nhận biết được ý nghĩa của tiếng kêu từ nhiều loài khác nhau.

Ví như, khi một con chim phát hiện có diều hâu thì nó phát tiếng kêu báo động, lúc đó nhiều loài chim khác với nó cũng nhanh chóng đi tìm chỗ ẩn nấp.

Vì vậy, các nhà sinh thái học của Đại học quốc gia Australia đã khẳng định tiếng kêu cảnh báo của các loài khác là một trong những thứ mà chim có thể học được. Khi các nhà nghiên cứu tới những khu bảo tồn thiên nhiên có chim hồng tước sinh sống rồi phát một đoạn băng ghi âm những tiếng kêu báo động của nhiều loài chim khác rồi theo dõi phản ứng của nó. Sau vài phút, họ chim hồng tước lông xanh đồng loạt bay đi sau khi nghe thấy âm thanh báo động của loài hồng tước màu trắng.

Bởi vì, hồng tước lông xanh và hồng tước mày trắng có âm thanh báo động giống nhau (có âm vực cao). Vì thế mà hồng tước đầu xanh rất dễ nhận ra tín hiệu báo động của hồng tước mày trắng và ngược lại.

Tuy nhiên, khi hai loài hồng tước cùng sống với nhau thì nhóm chuyên gia phát tiếng kêu báo động của nhiều chim tại đây, chim hồng tước lông xanh chỉ bay sau khi nghe thấy chính loài của chúng phát tiếng kêu và không có động thái gì khi nghe tiếng báo động của loài khác.

Như vậy, khả năng nhận biết tiêng kêu của các chim khác loài không có sản mà nó chỉ được hình thành sau một quá trình học hỏi.

Trong một thử nghiệm khác, các nhà khoa học đã nhận thấy hồng tước lông xanh cũng bay tán loạn khi nghe thấy tiếng kêu báo động của loài chim hút mật. Hai loài này cùng sống trong một sinh cảnh. Tiếng kêu báo động của chim hút mật có âm vực thấp và cường độ giảm nhanh, hoàn toàn trái ngược với tiếng kêu báo động của hồng tước lông xanh. Điều đó cho thấy chúng có thể nhận biết những âm thanh khác hẳn tiếng kêu của chúng.

10 phát hiện mới về các loài chim

Tuy chim là một trong những loài động vật được nghiên cứu nhiều nhất, nhưng các nhà khoa học đã khám phá ra một số điều mới về chúng, dựa trên một phân tích cây tiến hóa.

Theo nghiên cứu, các nhà khoa học đã rút ra hai diều quan trọng. Thứ nhất, ngoại hình của chim cũng có thể đánh lừa con người. Bởi có những con chim giống nhau hoặc có hành động giống nhau nhưng chúng lại không phải là họ hàng. Thứ hai, việc phân loại chim và những hiểu biết lâu nay về môi quan hệ tiến hóa của loài chim có những sai lầm.

Nhỏ nghiên cứu này, các nhà khoa học đã đưa ra 10 điều mới về loài chim:

-Chim Perching (họ chim còn sống lớn nhất, trong đó có chim giáo chu, vàng anh, quạ, giẻ cùi, sẻ, nhạn…) là họ hàng gần nhất với vẹt và chim ưng.

-Hồng hạc và một vài loài chim sống ở nước, như chim lặn và chim biển nhiệt đới không tiến hóa từ chim nước. Điều này cho thấy chim đã làm quen với cuộc sống ở nước qua nhiều lần tiếp xúc.

-Chim gõ kiến, diều hâu, cú và chim mỏ sừng trông rất khác nhau, nhưng chúng đều là họ hàng gần của chim perching.

-Kền kền, trước kia được coi là có họ hàng với loài cò, nhưng thực tế là thành viên của một nhóm được gọi là chim đất.

-Chim ưng không phải là họ hàng gần của diều hâu và đại bàng.

-Shorebird không phải là loài chim nguyên thủy nhất. Điều này bác bỏ quan điểm phổ biến rằng chúng đã làm sinh ra tất cả những loài chim hiện đại.

0