23/05/2018, 15:10

Chim Thanh Tước

Thanh tước là giống chim có thân mình vừa phải, mới được giới nuôi chim biết đến khoảng nửa thế kỷ nay thôi. Giống chim này có giọng hót không hay lắm, nhưng siêng hót lại có bộ lông đẹp, nên nhiều người chọn nuôi dể vừa làm cảnh vừa nghe hót. Đây là giống chim cỏ xuất xứ từ Tích Lan (Ceylan), ...

Thanh tước là giống chim có thân mình vừa phải, mới được giới nuôi chim biết đến khoảng nửa thế kỷ nay thôi. Giống chim này có giọng hót không hay lắm, nhưng siêng hót lại có bộ lông đẹp, nên nhiều người chọn nuôi dể vừa làm cảnh vừa nghe hót.

Đây là giống chim cỏ xuất xứ từ Tích Lan (Ceylan), nhưng do có màu sắc tươi đẹp, giọng hót tương đối hay nên được chọn nuôi ở các nước Châu Á, rồi Châu Âu, và nay thì giống chim nay đã có mặt hầu hết các nước khắp châu lục.

Tên khoa học của Thanh Tước là CHLORROPSIO AUKiFRONT nhưng trước đây giới nuôi chim ở Sài Gòn lại gọi nó là con Verdin, do ở Pháp nó có tên là Vcrdin à frontor.

Mới đầu, giá bán của Thanh Tước lên rất cao, chỉ có người giàu mới nuôi được. Khoảng thập niên 70 thì có vắng bóng trong các chợ chim, nhưng từ thập niên 80 Thanh tước lại xuất hiện với số lượng nhiều, tất nhiên giá phải hạ thấp, vừa với túi tiền của giới chơi chim bình dân.

Thì ra trong khoảng thời gian vắng bóng đó, Thanh tước sinh sôi nảy nó trong rừng quá nhiều, do không ai săn bắt. Hiện nay, chúng sống rất nhiều nơi như rừng Bình Thuận, Lâm Đồng và cũng gặp rải rác ở các khu rừng chồi ở Biên Hòa, Bà Rịa, Bình Phước…

Con Thanh tước có vóc dáng nhỏ như Chích Chòe Lửa, nhưng đuôi ngắn hơn. Thân mình nó đo từ đầu đến chót đuôi chỉ hơn nửa gang tay, khoảng 15 phân là nhiều. Toàn thân được bao phủ bằng bộ lông màu xanh đọt chuối và màu vàng lục tươi. Còn phần đầu thì có bốn màu khác nhau, như vùng cổ và ức thì lông đen, hàm dưới và hai bên mép có vệt dài màu xanh dương, hai đầu cánh có hai vệt lông xanh biếc.

Điểm nôi bật nhất là trên trán chim có một đốm lông vàng trông chẳng khác gì được đội chiếc mũ bê-rê tươi tắn vậy.

chim thanh tuoc

Do sắc lông trên mình chim màu xanh nên nó mới có tên là Thanh tước.

Chim Thanh tước không biết có dính dáng bà con họ hàng gì với chim hút Mật hay không, mà nó có chiếc mỏ nhọn và dài, lưỡi cũng dài như giống chim Hút Mật vậy. Thanh tước trong đời sống hoang dã cũng hút mật hoa mà sống. Tuy vậy, nó ăn sâu bọ và trái cây chín có vị ngọt là chính.

Nuôi trong lồng, chim Thanh tước tỏ ra không kén ăn. Nó thích ăn chuối, và thích được uống mật ong, hoặc nước đường.

Chim bổi bắt về thường nuôi mau dạn, vì giống chim này không nhát người một cách quá đáng như chim Họa Mi. Nhưng ngày đầu, ta cũng nên trùm áo lòng, nhưng không cần thiết phải phủ kín lắm. Bên trong lồng để sẵn một trái chuối sứ chín đẻ chim ăn được vài ba ngày, một cóng sâu hay cào cào non và một cóng nước mật hay nước đường. Nước mật không cần phải mật nguyên chất mà pha loãng vào nước để cho chim vừa uống đủ trong ngày. Hôm sau rửa cóng cho sạch và thay nước mật khác. Chim được uống nước mật ong hay nước đường rất mau sung.

Dần dần người nuôi tập cho Thanh tước ăn bột đậu phộng trộn trứng, như thức ăn chính của Than, Lửa. Đây là thức ăn lạ nên phải biết cách tập thì chim mới ăn. Ta dùng nửa trái chuối chín, khoét rỗng phần lỏi ở giữa rồi nhét đầy bột đậu phụng vào. Thanh tước gặp chuối tất phải sà đến ăn. Ban đầu nó chỉ ăn chuối, sau đó liếm lấp qua phần đậu phộng, cứ thế ăn dần rồi quen.

Như vậy thức ăn chính để nuôi Thanh tước không tổn hao nhiều, nhưng cầu kỳ ở chỗ là mỗi ngày phải pha nước mật, nước đường cho chim uống. Như vậy chim mới sung và siêng hót, vì đó là thức uống thích hợp nhất với giống chim này. Nếu không cho uống nước đường chim dễ bị suy, tuy không đến nổi bị bất thường, nhưng biếng hót thì thấy rõ.chim thanh tuoc

Chim càng nuôi thuộc càng dễ nuôi lại siêng hót hơn, giọng hót hay hơn, vang xa hơn. Có thể nuôi thả ra vườn như Sáo hay Khướu, Cưỡng mà không sợ bị mất. Sáng thả chim ra, thỉnh thoảng chim lại vào lồng để uống nước mật, tối chim trở về lồng cũ để ngủ. Nên nhớ, khi thả chim ra ngoài, cửa lồng ta nên mở để chim ra vào tự do, và cách giữ chân chim tốt nhất là trong lồng lúc nào cũng sẵn sàng có chuối và cóng nước mật để khi đói chim trở về ăn uống.

Nuôi Thanh tước không cần phải nuôi mái thúc, chúng rất siêng hót Giống chim này cũng không dùng giọng hót để đọ nhau, nên trong nhà nuôi một hai con để nghe giọng hót cho vui nhà vui cửa cũng được.

Việc chăm sóc cho Thanh tước không có gì khó khăn và mất nhiều thì giờ. Sự sống của chim cũng đòi hỏi được tắm nắng, tắm nước như các giống chim khác. Mỗi sáng, ta treo lồng chim ra nắng độ nửa giờ, vài ngày cho tắm nước một lần. Và nhân dịp này nên tranh thủ vệ sinh lồng nuôi cho sạch sẽ.

Chỉ có thời gian thay lông là phải chăm sóc cho chim chu đáo hơn. Cũng treo lông vào nơi yên tĩnh để chim được nghỉ ngơi tịnh dưỡng, và cho ăn nhiều cào cào để chìm khỏi bị suy. Thay lông xong, chim có bộ lông xanh tươi thật đẹp, nhìn rất bắt mắt.

Tóm lại đây là giống chim đẹp lại siêng hót, nên chọn nuôi. Giá lại vừa túi tiền của mọi người, thức ăn cũng dễ làm, dễ kiếm, nên nuôi Thanh tước cũng không tốn kém lắm.

0