Kỹ thuật nuôi chim cu gáy
Thức ăn và cách chăm sóc chim cu gáy Có một số kinh nghiệm giúp chim càng là cho chúng ăn thức ăn chính vẫn là thóc (lúa) nhưng thêm hạt kê, đỗ xanh, vừng thỉnh thoảng cho ăn một vài hạt lạc (khi thay đổi thức ăn thường là chim hay bị bất thường, khi cho chế độ ăn ổn định thường xuyên thì không ...
Thức ăn và cách chăm sóc chim cu gáy
Có một số kinh nghiệm giúp chim càng là cho chúng ăn thức ăn chính vẫn là thóc (lúa) nhưng thêm hạt kê, đỗ xanh, vừng thỉnh thoảng cho ăn một vài hạt lạc (khi thay đổi thức ăn thường là chim hay bị bất thường, khi cho chế độ ăn ổn định thường xuyên thì không còn hiện tượng này nữa). Trong cóng thức ăn của chim nên cho thêm một ít sỏi nhỏ để kích thích tiêu hoá (tăng thêm sự co bóp của dạ dày). Một số người thỉnh thoảng còn cho chim ăn thêm cục đất (khi cu gáy thiếu một chất gì đấy).
Điều quan trọng nhất khi nuôi chim cu gáy là phải hạ thổ để lấy sinh khí từ mặt đất. Một tuần có thể hạ thổ từ 1 – 2, mỗi lần khoảng 2 tiếng, càng nhiều và càng lâu sẽ tốt. Hạ thổ là để cả lồng chim (có thể tháo máng đựng phân) và để xuống mặt đất. Chim cu cũng như các loại chim khác cũng cần phải tắm nước, tắm nắng, nhưng mật độ thưa hơn, 1 lần/ tuần vào mùa hè, 2 tuần/ lần vào mùa đông là được. Chim gáy thường rất ít khi cho tắm giống như được nhưng một tháng vài lần người nuôi có thể tắm cho theo kiểu phun mưa nhẹ, có thể tắm cho chim tắm tự nhiên là hay nhất, thỉnh thoảng nên cho chim ăn . Có thể tạo mùn giun bằng cách đặt một viên gạch lát nền lên mặt đất, sau đó giun sẽ đùn nhiều mùn ở dưới viên gạch.
Có thể nuôi cu gáy trống gần một con cu mái nữa là làm chim cũng căng tiếng lên nhiều, ta cho lồng cu trông gần lồng cu cái vài hôm rồi đem đi vài ngày, lại ghép gần.
Cách chọn chim cu gáy hay
– Chim phải có hình thức đẹp, thân mình cân đối, lông sáng màu, đầu nhỏ, mắt bé, không được lồi. Con ngươi đen nhiều, chân cao màu đỏ son đặc biệt lông che kín xuống qua đầu gối, lông hậu nở kéo gần hết đuôi, cườm dày, hạt đen nhỏ quấn gần như kín cổ thì đó là con cu gáy có hình thức đẹp.
Hơn nữa đầu phải tròn, lông đầu màu xanh xám, mắt dữ, vệt lông đen kéo dài qua khoé mắt. Còn phải chọn những con có thân hình như bắp chuôi, ức nở, chót đuôi thu nhỏ lại (đuôi vót), lông ép sát mình, chân khô (có nhiều vảy mốc trắng). Chân màu đỏ tươi là chim non.
Khi chọn chim quan trọng nhất là theo dõi phần cườm và phao.
Nhìn qua cườm ta có thể đoán được chất giọng của chim: Các cụ có câu “Kim nô thổ vừng”, Nổ tức là hạt cườm màu trắng trên cổ chim to tròn, chim có cườm này thường gáy giọng kim. Vừng là hạt cườm nhỏ li ti như hạt vừng, chim có cườm này thường gáy giọng thổ. Với những con chim mà nền lông đen trên cổ nhiều thì gù nhiều. Còn chim mà có cườm giắt thường là chim hay. Những hạt cườm trên vai chim có màu vàng nhạt mà kéo càng cao lên phía trên cố cũng tối
– Về màu lông
Ban đầu khi quan sát màu lông của chim cu gáy để chọn người ta kết hợp quan sát cả màu lông mình chim và màu lông phao chim. Trong đó, màu lông mình chim được phân làm ba loại:
+ Mã kẻ mực: Màu lông xám tối, chim dở, nhát, giọng không hay, không nên chọn.
+ Mã phấn hồng: Lông có sắc phớt hồng như có phấn, chim mau nổi, giống thường được, nên chọn.
+ Mã sậm tía: Là màu ở giữa 2 mầu trên, lông chim có sắc sẫm tía, chim nuôi lâu nổi nhưng đã nổi rất bền, chim gan, thường làm chim mồi bẩy, chim gáy bất kỳ lúc nào.
– Về phần phao: (Vùng lông phía dưới đuôi che phủ hậu môn).
Có 3 loại phao chính: Xám, hồng, trắng, ngoài ra còn có loại phao pha trộn giữa 3 màu này.
+ Chim phao xám: Lâu nổi nhưng khi đã nổi thì siêng gáy, nếu chọn làm mồi thì khi đi đánh bẫy không phù hợp.
+ Chim phao hồng: Chim phao hồng dễ nổi hơn phao xám nhưng không bền chim bằng loại phao xám.
+ Chim phao trắng: Nhanh nổi nhưng tiếng gáy của nó không bền.
– Cách phân biệt chim trống là:
+ Đầu nhỏ, tròn, lông đầu xanh.
+ Mỏ to, gồ.
– Dáng đứng: Khi đứng trên cẩu, đuôi chim hay cụp xuống (lưng gù, đuôi cụp).
+ Xướng bụng phía dưới gần hậu môn chụm.
+ Khi gáy: Chim trông có khả năng đáo giọng.
+ Màu chân chim: Thông thường chim non là chân có màu đỏ son. Điều này đúng nhưng không đủ, vì tùy theo vùng có chim rất già nhưng chân vẫn đỏ son. Một số người chơi kỹ lại lấy tiêu chí chim già mà chân vẫn đỏ son để chọn chim.
-Những con chim có móng trắng, được cho là chim hay.
Hình dạng lông cách chim có hai loại chính:
+ Loại hình tròn (quy me): chim nuôi nhanh nổi, không bền chìm.
+ Loại hình nhọn đầu: Chim nuôi lâu nổi, những lại bền chim.
– Đặc điểm của các loài chim theo vùng:
+ Người chơi ở phía Bắc thường chọn chim ở vùng: Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nam Ninh (cũ). Chim ở miền Trung thường có mép cánh trắng, không phải không có chim có giọng gáy hay nhưng thật xuất sắc thường rất hiếm và chim thường không đẹp, ở nhỏ con hơn chim các vùng phía Bắc.
+ Ở miền Nam chim gáy sống tại các vùng rừng thường dữ hơn chim sống ở đồng bằng, vì trong môi trường thiên nhiên chúng phải tranh đấu giành lãnh thổ, thức ăn khắc nghiệt hơn. Tuy nhiên, để không phải là ở đồng bằng không có chim hay mà tỷ lệ chim dữ ở vùng đồng bằng rất thấp. Cụ thể là chim sống ở đồng bằng nước gù rất thấp. Chim ở Tây Ninh, Bù Đốp, Đà Nẵng, Huế… được đánh giá là chim dữ.
Theo một số người thì một chim cu gáy thuộc vào loại tốt nhất phải có những điểm đặc biệt sau:
+ Nhất Huỳnh kiên: Tức là chim có cườm màu vàng. Cườm này phai xuống tận vai, nhưng không đóng ở trên lưng. Loại này hiếm khí gặp được.
+ Nhì Liên giáp: Tức là hình dáng của chim giống như một cái bắp chuối, hai đầu nhỏ, giữa phình ra, trông rắn chắc, gọn chặt.
+ Tam Quá khoé: Chim đường chỉ màu đen chạy dưới khoé mắt, dài quá khoé mắt một chút mới tốt.
+ Tứ Chân khô: Có nghĩa là chân chim phải vuông cạnh và khô. Vảy đóng hai hàng trơn, đóng chặt, nổi mốc lên.
+ Ngũ Liên hoàn: Cườm phải đóng giáp vòng hết cổ mới thật tốt. Thường thì chim chỉ có cườm đóng ở phần trên cố phần ức không có cườm.
+ Lục Cườm rựng: Tức là có cườm lót. Loài chim có cườm rựng là chim có gừ hậu, chúng gáy dai dẳng.
Ngoài ra, cũng còn có những chi tiết quan trọng sau đây cũng phải lưu ý tới:
+ Chim Cu mà đuôi vót, tức là ở bắp đuôi thì lớn, chót đuôi thì nhỏ lại, mới là con chim tốt và khôn.
+ Chim có gián cánh, tức là có lông trắng ở trên một cánh hay cả hai cánh. Đó là chim tốt nên chọn nuôi.
+ Chim có móng trắng gọi là bạch đề: Chỉ cần có một móng trắng hay nhiều móng trắng, là chim quý hiếm.
+ Chim có mỏ đỏ: Là chim sát thủ, tức là chim rất dữ, có thể chọn làm mồi
Ngoài ra, ta phải chọn chim có đầu nhỏ, có mỏ cong, có hình bầu, có cổ lãi (cổ cao), có chân thấp, đuôi nhọn, có cánh phủ mình hay cánh chéo, lông phủ đầu gối…
– Quan trọng nhất khi chọn chim là nhìn tổng quát, chim nên đứng thẳng, lưng dọc, tránh chim đứng co rụt, lưng song song mặt đất
+ Mỏ: Độ dài vừa phải, không ngắn, không dài, độ cong vừa phải, chìm mỏ cong hay phá thóc và thức ăn trong cóng, không đẹp. Đặc biệt, nên chọn chim có mũi lớn, chim sẽ khỏe và bền hơi hơn.
+ Đầu: Nhọn (như đầu rắn) chim sẽ dữ và khôn hơn, tránh chim trán vồ và cao, chim hay nhát và ngu, hay sợ chim ngoài. Ngoài ra, nên chon chim có mát màu vàng lửa, chim này có tính khí hung hăng hơn, nhưng nhanh thuần hớn.
+ Cổ: Cổ phải cao, chim sẽ gáy lớn tiếng.
+ Cườm: Đặc biệt quan trọng, cườm trắng phải nhỏ (thưòng gọi là cườm cám), đóng dày, càng dày càng tốt (chim này siêng gáy, bền hơi).
+ Ức: Nên xẹp, không nên càng tròn.
+ Cánh: Nên xếp gọn, dài quá phao câu (chim rất khỏe, lông đẹp), lông mao nhỏ (càng nhỏ càng tốt).
+ Đuôi: Cuống đuôi lớn, đuôi dài, thông thường người nuôi hay cắt lông đuôi cho khỏi vướng (chim mồi).
+ Cẳng chân: Nên thấp (nhanh thuần, chim sẽ ít nhảy), vảy khô (càng khô chim càng dữ) đỏ.
Các loại bệnh ở chim cu gáy và cách chữa trị
Chim gáy nuôi thường mắc một số bệnh phổ biến như đau mắt, tiêu chảy…Nếu không chữa trị kịp thời thì chim sẽ bị chết.
Cu gáy khi đã bị bệnh như vậy phát ra ngoài là do một quá trình nuôi chim lâu không được chăm sóc tốt (nước uống thiếu và bẩn không vệ sinh, thức ăn lúc đủ lúc hết kéo dài, lông ít khi được vệ sinh). Vì vậy, lúc đó sức khỏe của chim xuống cấp yếu nên chim sẽ mắc bệnh tiêu chảy, đau mắt sung lông, bã cánh, lên hạt đậu quanh mép.
Khi phát hiện chim bị bệnh thì người nuôi hãy bình tĩnh xử trí từng bước, tỷ lệ thành công còn tùy thuộc vào thể trạng bệnh nặng hay nhẹ. Nếu phát hiện sớm để chữa thì chim sẽ khỏi bệnh.
Để chữa bệnh cho chim thì:
Đầu tiên, người nuôi cần nâng thể trạng của chim vì lúc này thể trạng chim yếu, bằng cách cho chim cu gáy ăn cám con cò ở cóng riêng. Ngoài ra, vẫn có cóng thóc + kê + đỗ xanh.
– Nếu thấy chim ướt hai đầu cánh là chim bị đau mắt: cần vắt múi chanh lấy nước bơm vào mắt ngày 2 – 3 lần là khỏi.
Sau đó, dùng thuốc chữa đau mắt cho người (chỉ cần dùng Cloramphenicol 9‰) nhỏ và thoa đều lên hai bả cánh của chim và nhỏ trực tiếp vào mắt cho chim vài giọt. Liều lượng dùng là ngày làm 2 lần, đến khi thấy chim không còn đau mắt nữa thì thôi. Để chữa bệnh triệt để cho chim thì người nuôi cần chim ra ngoài lấy bông y tế thấm nước sạch lau 2 bên bả cánh bị ướt của chim khi sạch rồi thì thấm khô đi. Nếu lông quanh mắt của chim cũng bị ướt bệt lại thì cũng làm vệ sinh tương tự.
– Còn có một cách trị đau mắt rất hay, hiệu quả là: Dùng lá khổ qua, đập dập bôi lên mắt và cho chim ăn luôn, hiệu quả cao.
– Còn bệnh hạt đậu của chim thì lấy dao lam (hơ lửa cồn vệ sinh trước khi phẫu thuật), cứ thấy hạt đậu chỗ nào thì rạch mũi dao vào chỗ đó, nặn cho ra hết phần tráng như bã đậu đen khi nào ra toàn máu đen thì thôi. Sau đó, lấy thuốc RIFAMPICIN còn gọi là thuốc con nhộng màu đỏ rắc vào vết rạch vừa nặn một lần là đủ.
Để chữa bệnh tiêu chảy ở chim hãy pha Berberin hoặc là Biseptol 480mg (lấy 1/2 viên) hòa vào cóng nước cho chim uống thì sẽ cầm được tình trạng tiêu chảy.
Thực tế, khi cu gáy bị bệnh này thì cách chữa như trên tỷ lệ thành công cao.
Chim gáy bị đau mắt thường đi kèm với bệnh tiêu chảy, để lâu không chữa trị thì chim sẽ bị chết.
Thông thường chim gáy bị đau mắt chúng thường lấy cánh dụi (vì thế thường ướt ở vai cánh), trước đây thường hay lấy ót xát vào cánh đế con chim bị cay sẽ không lấy cánh dụi mắt nữa (ớt không tác dụng chữa mắt cho chim gáy), còn có thể làm hỏng giọng của chim.
– Bên cạnh đó, không nên cho chim cu gáy uống các loại thuốc (vì đây là các loại thuốc cho người, liều lượng theo trọng lương cơ thể), ở Việt Nam cũng chưa có bác sỹ chuyên chữa bệnh cho chim cảnh.
Muốn chữa bệnh cho chim thì phải tìm hiểu nguyên nhân bị bệnh có thể là: Nuôi chim ít vệ sinh lồng, để lồng ở nơi thiếu mát, thiếu độ ẩm (nuôi trên độ cao quá), thiếu ánh sáng.