Kỹ thuật trồng và chăm sóc lê
Nhân giống Cây lê được nhân giống theo phương pháp cổ truyền trong nhân dân là bằng hạt, tuy nhiên cách này không được khuyên cáo nữa, mà hiện nay sử dụng phương pháp nhân giống vô tính. Ghép cành, ghép mắt: Chuẩn bị cây gốc ghép: có thể dùng cây chua chát và mắc coọc. Cây chua chát cùng họ ...
Nhân giống
Cây lê được nhân giống theo phương pháp cổ truyền trong nhân dân là bằng hạt, tuy nhiên cách này không được khuyên cáo nữa, mà hiện nay sử dụng phương pháp nhân giống vô tính.
Ghép cành, ghép mắt:
Chuẩn bị cây gốc ghép: có thể dùng cây chua chát và mắc coọc.
Cây chua chát cùng họ thực vật với cây lê, nhưng là loài hoang dại mọc khá nhiều ở miền núi. Sức sống rất khoẻ, cho nhiều quả và nhiều hạt. Quả chín vào tháng 9. Sau thu hái đem bảo quản nơi thoáng mát khô trong vài ba tháng để chín tiếp. Đến vụ xuân thì bổ lấy hạt, rỏa sạch và hong khô nơi râm mát rồi đem gieo vào túi bầu đất đã chuẩn bị trước.
Cây mắc coọc dùng làm gốc ghép cho lê được coi là tốt hơn cả do bộ rễ khoẻ, sức sống cao, tính chống chịu ngoại cảnh bất thuận tốt. Thêm vào đó quả mắc coọc có tới 6 hạt và tỷ lệ nảy mầm tối 85%. Thu hạt và gieo vào tháng 11 – 12, ra ngôi tháng 1 – 2, sau 7-8 tháng thì ghép được. Cách làm túi bầu và chăm sóc như đốì vói các cây gốc ghép khác.
Cả hai loại gốc ghép nói trên, muốn đạt yêu cầu ghép phải cao 35 — 4.0cm, gốc có đường kính 0,6 – 0,8cm (ở độ cao 15 – 20cm), cây khoẻ, không sâu bệnh, xanh tốt.
Lựa chọn cành lấy mắt ghép:
Hàng năm theo dõi vườn lê để chọn những cây mọc khoẻ, ở độ tuổi 10 – 15 năm, sai quả và hàng năm ra quả đều, không hoặc ít bị sâu bệnh. Trên những cây đó, chọn các cành từ 4 tháng đến 1 năm tuổi, đường kính phần gốc cành đạt 0,5 – 0,8cm, mọc thẳng, không cố nhánh Hoặc cành phụ, cành tăm, lá đều xanh tốt, không sâu bệnh.
Những cây được chọn để giống như vậy cần có chế độ chăm sóc chu đáo, đủ phân bón, đủ ẩm để sinh trưởng tốt.
Ghép lê bằng những cách như: theo chữ T, ghép mắt nhỏ có gỗ, ghép áp thân. Nếu ghép mắt thì mắt ghép lấy ở phần giữa cành. Nếu ghép áp thân thì dùng đoạn giữa cành có 2 mắt trở lên.
Thời vụ ghép:
Các tháng 4 — 5 và 7 — 10. Thòi vụ ghép lê phụ thuộc vào khí hậu của từng địa phương.
Sau khi ghép xong tiến hành chăm sóc chu đáo sau 10 — 20 ngày kiểm tra, nếu mắt ghép sống thì mỏ dây buộc; sau khi mở dây 1 tuần, nếu phần ghép vẫn tiếp tục sống thì cắt ngọn cây gốc ghép (cách nơi ghép 3 — 5cm) để mầm ghép phát triển. Khi mầm ghép cao 25 – 30cm, tiến hành bấm ngọn, tỉa bớt cành, tạo tán cho cây con.
Chú ý: thương xuyên cắt bỏ mầm dại mọc từ phần cây gốc ghép để dồn dinh dưỡng cho thân ghép. Khi cây ghép cao 50 – 60cm, có 2 – 3 cành phân bố đều các phía thì có thể đem trồng.
Chiết cành:
Sau thu hoạch nửa tháng (tháng 9 — 10). Trên cây lê đã tuyển, chọn các cành 6 — 8 tháng tuổi ở ngoài mặt tán và ở độ cao giữa tán, dài 40 – 60cm, gốc cành có đường kính 0,6 – 0,8cm, xanh tốt, không sâu bệnh, không có lộc non. Dùng dao sắc cắt khoanh vỏ vào ngày khô mát, cạo sạch lớp mô phân sinh. Bôi dung dịch NAA nồng độ 0,1% vào vết cắt. Bó bầu ngay sau đó.
Khi rễ phát triển nhiều (nhìn rõ qua lớp nilông bó bầu), rễ biến màu, phân nhánh thì tiến hành cắt cành chiết vào sọt tre, chèn đất và đưa vào vườn ươm. Chăm sóc cho cây chiết tiếp tục phát triển. Chú ý cắt tỉa các cành xấu kém trên cây chiết để tạo hình. Làm giàn tre và tưới thường xuyên, đủ ẩm.
Sau 2 — 3 tháng chăm soc chu đáo, cây chiết sinh trưởng và phát triển tốt thì có thể đưa đi trồng.
Giâm cành:
Chuẩn bị các túi bầu để giâm. Túi ni lông có kích thước 8 – 12cm, phía đáy đục 6 – 8 lỗ nhỏ để thoát nước. Bỏ cát non hoặc đất đỏ vàng vào túi bầu.
Trên cây lê giống, chọn những cành 1 năm tuổi được phát triển từ lộc xuân, xanh tươi, không sâu bệnh, ở vị trí cao, mặt ngoài tàn. Từ những cành đó, cắt lấy đoạn giữa dài 7 – 10cm đem giâm.
Cắm cành giâm vào 1 lỗ nhỏ tạo sẵn trong đất nền ở túi bầu, nén chặt xung quanh cành giâm. Gành giâm đặt hơi nghiêng và sâu 2 – 3cm.
Các túi bầu được xếp gọn thành luống trong vườn ươm, có mái che và phên chắn gió lạnh. Thường xuyên tưới đủ ẩm cho các túi bầu.
Chú ý: trước khi đặt cành giâm vào túi bầu, có thể nhúng cành giâm vào dung dịch chất kích thích ra rễ như NAA pha 2.000 – 3.000ppm hoặc IBA pha 2.000 – 2.500ppm. Khi cây từ cành giâm phát triển và đã được tạo hình, cao 60 – 70cm thì đem trồng. Thời vụ giâm cành lê vào tháng 12 và tháng 1.
Trồng và chăm sóc vườn lê
Thời vụ trồng thích hợp với cây lê từ tháng 2 – 4, nếu trời ấm có thể trồng từ tháng 1.
Đất trồng lê được cày sâu 25 – 30cm, hố được chuẩn bị trước 1 đến 2 tháng, kích thước hố 50 x 50 x 60cm, bón lót 30 – 40 kg phân chuồng hoai, 1kg super lân, 0,2kg vôi bột, 0,1 kg kali. Trộn đều phân với đất mặt và lấp đầy hố. Hố đào cách nhau 5 x 5m hoặc 5 x 7m.
Khi trồng, cuốc 1 hốc vừa bằng bầu cây ở chính giữa hố, mặt bầu đặt cao hơn măt hố 5 – 6cm, chèn đất chặt xung quanh, tưới đẫm nước. Tuỳ theo địa hình mà trồng thẳng cả hàng dọc và hàng ngang. Tuần đầu, nếu không mưa thì tưới hàng ngày, sau đó vài ngày tưới 1 lần tuỳ theo thời tiết.
Năm đầu bón thúc 0,3 – 0,4kg urê cho 1 cây. Từ năm thứ 2 đến khi cây có hoa bói, bón hàng năm cho 1 cây 20 – 30kg phân chuồng, 1kg super lân, 0,7kg urê, 0,5kg kali vào đầu năm. Khi cây cho thu hoạch hàng năm bón cho 1 cây 30 – 40kg phân chuồng, l,5kg super lân. lkg urê, lkg kali và chia ra làm 2 lần: đón hoa và sau thu hoạch.
Những năm đầu, cần thương xuyên tạo tán cho cây lê, để cây có tán tròn, các cành hướng về các phía, cân đối.
Loại bỏ các cành vô hiệu, các cành tăm, cành ở giữa khung tán. Kịp thời cắt bỏ những chồi dại mọc từ gốc ghép, các cành vượt ở thân chính.
Hàng năm, khi cây lê trút hết lá để qua đông, cần tiến hành các biện pháp vệ sinh cho vườn lê, Cắt bỏ các cành khô, cành bị sâu bệnh. Thu dọn các cành lá sâu bệnh để đốt.
Quan sát trên thân và cành lớn, nếu có dấu hiệu sâu đục thân, đục cành, gặm vỏ thì khoét rộng lỗ đục của sâu để bơm thuốc hoặc luồn dây kẽm diệt sâu.
Bới lớp đất xung quanh gốc để phát hiện nấm bệnh hại vộ ở cổ rễ. Nếu có thì dùng dao sắc gọt vỏ và quét Boóc đô đặc 10% hoặc phun Aliette.
Trong quá trình sinh trưởng, cây lê thường bị sâu ăn lá, sâu cuốn lá, sâu đục quả, đục thân. Đối với các loại côn trùng này có thể phun Padan 25SP pha 0,05 – 0,1%, hoặc ofatox 50EC pha 0,05%. Cây lê có thể bị các loại rệp muội, rệp sáp, rệp vảy vỏ và nhện đỏ hại lá, có thể phun supracid 20EC pha 0,1% hoặc selecron 500ND pha 0,1%.
Các loại bệnh hại lá và quả lê có nấm gây đốm xám hoặc nấm phấn trắng… cần phun tilt super 300ND pha 0,1%. Trên cành to và thân nếu có hiện tượng chảy nhựa thì cạo sạch vết bệnh và xử lý bằng aliette 80WP pha 0,2%.
Thu hái quả
Khi vỏ quả có màu hơi vàng, giảm vị chát, ăn thấy, ngọt thì có thể bắt đầu thu hoạch, cắt từng quả và nhẹ nhàng đặt vào các sọt có lót vật liệu mềm. Đem về phân loại, thải loại những quả dập nát, xây xát, bị sâu bệnh, dị hình… và đóng gói để chuyển đi tiêu thụ. Trong thời gian chờ tiêu thụ cần bảo quản quản nơi thông thoáng, mát.