23/05/2018, 15:40

Đặc điểm sinh trưởng phát triển của tre trúc

Tre – trúc thuộc lớp thực vật một lá mầm, họ Hoà thảo (Poaceae), họ phụ Tre – trúc (Bambusoideae). Khi chúng ta dùng từ ghép tre – trúc là muốn chỉ chung tất cả các loài Tre -Trúc, Nứa, Vầu, Giang, v.v… trong họ phụ này. Tre là tên thuần Việt, Trúc là tên Hán Việt. Người Trung Quốc gọi ...

Tre – trúc thuộc lớp thực vật một lá mầm, họ Hoà thảo (Poaceae), họ phụ Tre – trúc (Bambusoideae).

Khi chúng ta dùng từ ghép tre – trúc là muốn chỉ chung tất cả các loài Tre -Trúc, Nứa, Vầu, Giang, v.v… trong họ phụ này. Tre là tên thuần Việt, Trúc là tên Hán Việt. Người Trung Quốc gọi chung tất cả các loài Tre có thân mọc cụm, thân mọc phân tán và thân mọc phức hợp là Trúc. Để chỉ loại Trúc cụ thể nào đó, người Trung Quốc chỉ thêm một tính từ ở trước từ “Trúc” để gọi như là cúc trúc (tre gai), khổ trúc (vầu trắng), bạc trúc (nứa), điền trúc (mai – có thân mọc cụm), lục trúc (có thân mọc cụm), mao trúc (trúc sào – có thân mọc tản), phương trúc (trúc vuông), v.v. giống như người Châu Âu gọi chung các loại tre là “Bamboo”.

Theo cách gọi và hiểu phổ thông của nhiều ngưòi Việt Nam hiện nay là từ “tre ” để chỉ chung các loài có thân mọc cụm, vách thân khí sinh dày, còn từ “nứa ” là để chung các cây có thân mọc cụm nhưng vách thân khí sinh mỏng, từ “trúc’’ phần lớn chỉ những loài có thân khí sinh mọc tản như trúc sào, trúc cần câu, trúc quân tử (tuy vậy vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ như gọi trúc đùi gà, nhưng lại là loài cây mọc cụm, hoặc nứa nói chung là vách mỏng nhưng cũng có những loại nứa vách dày xét theo phân loại). Vì vậy để cho chính xác vẫn phải kèm theo tên Latinh và các tên địa phương để tiện cho việc tra cứu.

Phân bố của tre trúc

Trên thế giới họ phụ Tre Trúc có khoảng 1200 loài, 70 chi, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới và một số ít loài phân bố ở vùng ôn đới và hàn đới.

Theo Chu Phượng Thuần (1998), Tre Trúc thế giới có thể chia làm ba vùng:

Vùng tre trúc Châu Á – Thái bình dương.

Vùng tre trúc Châu Mỹ.

Vùng tre trúc Châu Phi.

Ở Việt Nam, theo kết quả tổng kiểm kê rừng toàn quốc (năm 2001) có 1.492.000ha và phân bố chủ yếu ở các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng, Thanh Hoá, Nghệ An, Đắc Lắc. Theo Phạm Hoàng Hộ (1999), Việt Nam đã thống kê được 23 chi với 121 loài tre trúc. Đa phần các loài tre trúc ở Việt Nam là nhũng loài có thân khí sinh mọc cụm, một số ít loài có thân mọc tản chỉ ở một số tỉnh Miền Bắc như trúc sào, trúc cần câu (Cao Bằng, Bắc Kạn v.v…), vầu (ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hoà Bình, Tuyên Quang, Sơn La v…v.) phần lớn trúc sào, trúc cần câu là loài gây trồng. Cây tre Việt namCây tre Việt nam

Những tính chất đặc thù của rừng tre

Cơ quan dinh dưỡng của tre trúc gồm thân, thân ngầm, măng, cành, lá, rễ. Thân khí sinh và thân ngầm hợp thành thể thống nhất. Thân ngầm sinh ra măng, măng mọc thành tre (trúc), tre nuôi thân ngầm hoặc sinh thân ngầm mới, mỗi thân ngầm lại sinh măng, cứ luân hồi như vậy, cho nên cả rừng tre là một thể thống nhất.

Cơ quan sinh sản của tre trúc là hoa, quả, hạt, nhưng tre trúc lại nhân giống chủ yếu bằng sinh dưỡng vì tre trúc hàng mấy chục năm thậm chí hàng trăm năm mới ra hoa kết quả một lần.

Năng lực sinh trưởng dinh dưỡng và tái sinh vô tính rất mạnh. Măng tre trúc được phân sinh từ gốc, từ thân ngầm mà ra, lợi dụng đặc tính này người ta có thể sản xuất kinh doanh rừng tre trúc liên tục. Tre trúc hàng năm đều sinh ra măng mọc thành tre, cho nên trong bụi tre, rừng tre luôn là rừng khác tuổi. Trong kinh doanh tre trúc luôn luôn chặt cây già, cây sâu bệnh hoặc cây đến tuổi thành thục công nghệ, nuôi dưỡng măng và cây con cho nên hình thành phương thức kinh doanh liên tục và không phải trồng lại.

Tre trúc sinh trưởng rất nhanh vì thân, cành, thân ngầm của tre trúc đều chia đốt, mỗi đốt đều có tổ chức phân sinh, đều sinh trưởng nên tre trúc lớn lên rất nhanh. Nếu nói sinh trưởng là quá trình tăng thêm, lớn lên của thực vật thì hầu hết các loài tre trúc chỉ cần trên dưới 3 tháng (khoảng 100 ngày) đã hoàn thành sinh trưởng chiều cao và đường kính. Thời gian về sau chỉ là hoàn thiện, cây cứng ra, tích luỹ xenlulô v.v. mà không tăng thêm về đường kính chiều cao nữa. Đường kính thân tre, số đốt tre (gióng tre) dược quyết định từ trong măng, măng càng to thì số đốt càng nhiều, có nghĩa là măng càng to thì mọc lên cây tre càng cao to.

Sinh trưởng của tre trúc có tiết tấu rõ rệt, mùa măng thì đồng loạt ra măng, đã ra hoa thì trong bụi bất kể cây già, cây non đều ra hoa.

Các loại tre trúc

Tre trúc có hàng nghìn loài nhưng căn cứ vào cách sinh trưởng, người ta có thể chia thành 3 loại lớn:

Loại có thân mọc cụm (hợp trục)

Ở cách sinh trưởng này các cây tre đứng gần nhau, mọc từng bụi mà không tự lan rộng trong diện tích đất. Điển hình cho loại này là các cây trong chi Bambusa như tre gai, tre lộc ngộc, hóp, tre vàng sọc, hóp sào, lồ ô, dùng phấn; các cây trong chi Dendrocolamus như luồng, bương, mai, diễn, các loại nứa, v.v. Tuy cùng trong cách mọc cụm nhưng các cây trong búi luồng, mai, v.v. đứng xa nhau hơn so với tre gai và măng tuy cùng mọc từ gốc cây mẹ ra nhưng uốn vòng ra xa rồi mới mọc lên mặt đất nên bụi tre thưa hơn. Đặc biệt có loài nứa (Pseudostachyum poly- morplutm Munro) thì các thân khí sinh lại mọc cách xa nhau đến hàng mét vì các mắt trước khi mọc lên mặt đất đều đi ngầm trong lòng đất hàng mét rồi mới mọc lên thành măng và thành cây tre. Do vậy mà bụi tre thưa, thoáng, khiến ta lầm tưởng là loại đơn trục (Vũ Văn Dũng 2002, Chu Phương Thuần 1998).

Loại có thân ngầm mọc phân tán (còn gọi tà mọc tản, đơn trục)

Loại này có thân ngầm bò lan trong đất, thân ngầm nhỏ (so với thân khí sinh) mọc dài bò ngang trong tầng đất theo hình lượn sóng. Trên thân ngầm có đốt, rễ mọc trên các đốt, mỗi đốt lại có mắt xếp so le hai bên, có mắt nảy lên mọc khỏi mặt đất thành măng và phát triển thành thân khí sinh, có mắt lại mọc thành thân ngầm mới, tiếp tục bò lan trong đất, dần dần hình thành cả đám rừng tre trúc. Vì các măng mọc ra từ thân ngầm bò lan trong đất cho nên các thân khí sinh (cây tre trúc) không cụm lại và phân bố thưa trên đám rừng. Vì thế gọi là loại tre trúc mọc tản (phân tán). Điển hình cho loại này là các cây trong chi Phyllosiachys như trúc sào, trúc cần cầu, trúc hoá long và một số loài vẩu (indosasa). Làng tre Phú AnLàng tre Phú An

Loại có thản mọc tản phức tạp (phức trục)

Phức trục tức là thân khí sinh vừa mọc tản (tức là có thân ngầm bò lan trong đất) vừa mọc cụm. Cây tre có thể mọc ra từ thân ngầm và từ gốc tre như loài mọc cụm. Đó là các cây trong chi Indocalamus, Anindinaria Các loại tre có thân mọc tản, mọc cụm và phức hợpCác loại tre có thân mọc tản, mọc cụm và phức hợp 1: Thân ngầm mọc tản 2: Thân ngầm mọc tán phức hợp 3, 4: Thần ngầm mọc cụm

Sinh trưởng của thân ngầm

Tre trúc không có mô phân sinh thứ cấp nên đặc điểm sinh trưởng có khác những loài cây thân gỗ khác. Muốn nghiên cứu sinh trưởng của tre trúc cần nghiên cứu sinh trường thân ngầm, sinh trưởng của măng và thân khí sinh.

Loại tre có thân mọc cụm, thân ngầm khổng bò lan rộng trong đất. Măng mọc lên từ thân ngầm (gốc tre). Gốc tre cũng chia đốt và các đốt ở gần sít nhau. Ở mỗi đốt có mo biến thành vảy cứng bao bọc, xung quanh đốt mọc ra rễ (rễ mọc tập trung nhất ở phần củ tre); trên mỗi đốt có mắt, gặp điều kiện thuận lợi, các mắt đó sẽ ra măng và phát triển thành cây tre mới. Đầu tiên các mắt đó mứng to, đâm ngang ra trong đất.

Tuỳ theo loại tre mà mức độ ăn ngang ra rộng hẹp khác nhau: như tre gai thì các măng mới mọc sát ngay gốc cây mẹ; ở bương, mai, luồng v.v. thì các mắt đó ăn ngang xa hơn rồi mới uốn cong lên thành măng. Do cách đẻ măng như vậy nên có một số loài tre ngày càng ăn trồi lên mặt đất (tre gai, lộc ngộc). Do đó ta thấy tre gai trồng ở quanh làng thường phải đắp gốc hàng năm thì búi tre mới bền. Về mặt lợi dụng đất, loại tre này không bằng loại tre có thân mọc phân tán. Mặt khác búi tre ngày càng dày sít, các gốc rất sát nhau. Trường hợp búi tre đã lâu ngày thì cần phải đánh bỏ những gốc già mọc quá dày, tạo điều kiện cho các mắt ra măng và sinh trưởng thuận lợi.

Loại tre có thân mọc phân tán và loại tre có thân mọc tản phức tạp đều có thân ngầm ăn lan rộng trong đất. Thân ngầm chia đốt, mỗi đốt có mo biến thành vảy bao bọc, đầu thân ngầm nhọn, cứng và ăn sâu trong đất. Tuỳ theo loài khác nhau mà thân ngầm ở sâu nông khác nhau. Thân ngầm của vầu thường ở độ sâu 50 – 60cm, của trúc cần câu khoảng 10cm, của trúc sào khoảng 30 – 50cm, sặt khoảng 5 – 6cm.

Hàng năm, thân ngầm mọc bò trong đất theo hình lượn sóng. Các mắt ở đốt thân ngầm gặp điều kiện thuận lợi thì đâm măng mọc thành cây tre mới. Bản thân cây tre mới lại có thể sinh thân ngầm cho nên dần dần thân ngầm đan dày trong đất. Thông thường sau khi thân khí sinh định hình thì thân ngầm mới được phát sinh phát triển.

Măng treMăng tre

Tuỳ điều kiện đất đai và tuỳ loại trúc mà tuổi thọ của thân ngầm dài ngắn khác nhau. Nơi đất tốt, tơi xốp, đủ ẩm thân ngầm hoạt động thuận lợi, thời gian hoạt động mạnh nhất có thể kéo dài hơn. Theo tài liệu nước ngoài, thân ngầm của Phyllostachys bam- busoides thường sinh trưởng mạnh nhất vào năm thứ 2, về sau kém dần, đến năm thứ 5 dần dần thối mục, năm thứ 7 thì chết hẳn. Thân ngầm của vầu cũng hoạt động mạnh nhất vào năm thứ 2, thứ 3, từ năm thứ 4, 5 trở đi thân ngầm già yếu dần và không còn khả năng đẻ măng nữa.

Thân ngầm của trúc cần câu ở tuổi 5 già cứng, tuổi 6 mục từng đoạn và già chết, ở trúc sào già chết ở tuổi 8.

Đặc điểm hoạt động của thân ngầm là thích hướng đến chỗ đất xốp và ẩm, nhiều màu. Người ta có thể lợi đụng đặc tính này để hướng rừng tre trúc phát triển theo ý muốn của mình. Mặt khác, hướng bò của thân ngầm thường cùng hướng với sự phát triển của cành tre, do đó có thể căn cứ vào hướng phát triển của cành để đoán biết hướng bò của thân ngầm mà có biện pháp tác động hoặc đào lấy thân ngầm khi cần thiết.

Đầu thân ngầm nhọn, cứng. Nếu đầu thân ngầm bị gãy hoặc bị tổn thương cơ giới nặng thì ở đốt gần nhất sẽ mọc ra một thân ngầm khác. Thân ngầm này lúc đầu hợp với thân ngầm cũ một góc 7 – 15 độ. Khi mọc dài 10 – 15cm thì dần dần sẽ mọc cùng hướng với thân ngầm cũ. Trên hướng bò của mình, khi gặp chướng ngại vật thì thân ngầm mọc vòng qua hoặc vượt lên trên rồi lại tiếp tục bò theo hướng cũ. Nếu vì lí do ngẫu nhiên nào đó, thân ngầm lộ lên trên mặt đất thì lập tức dầu của nó lại chui sâu vào đất, cũng có trường hợp thân ngầm phát triển thành thân khí sinh. Đó là trường hợp thân ngầm bị hẫng khi gặp vật cứng thì phát triển thành thân khí sinh. Những cây này thường nhỏ và thấp bé hơn nhiều so với những cây trúc bình thường của rừng.

Loại tre có thân mọc tản phức tạp, hoạt động của thần ngầm cũng tương tự như hoạt động của loại có thân mọc phân tán.

Song dù là hình thức mọc cụm, mọc phân tán hay mọc tản phức tạp thì thân ngầm cũng có dặc điểm tương tự nhau, và tương tự với thân khí sinh. Thân ngầm chia đốt trên các đốt có mắt (chồi ngủ), mỗi mắt đều có mo (vảy) bao bọc, rễ mọc ở xung quanh đốt, kể cả loại tre mọc cụm hay mọc tán thì thân ngầm có khả năng tái sinh (sinh măng) mạnh nhất ở tuổi 1, tuổi 2, đến tuổi 3 đã kém.

Tre gai là loại tre mọc cụm dày nhất, cây tre mọc rất sát nhau vì thân ngầm không có khả năng bò rộng trong đất. Bương, mai, luông, v.v. thân ngầm không có khả năng bò rộng trong đất, nhưng trước khi măng lộ ra ngoài thì mọc uốn trong đất xa gốc cây mẹ hơn, nên các cây trong búi đứng thua hơn. Sau cùng là loại tre có thần mọc phân tán (trúc), thân ngầm bò rộng trong đất, cây tre đứng xa nhau mà không thành búi. Thân ngầm là bộ phận đẻ măng chủ yếu của tre trúc. Với loại tre mọc cụm thì thân ngầm được xem là phần gốc tre, củ tre nằm trong đất. Một số loại tre có thân mọc cụm thi ngoài thân ngầm ra (gốc tre, củ tre), thân tre (thân khí sinh) và cành tre đều có thể đẻ măng (trong điều kiện thích hợp hoặc dưới tác động của con người), ươm trồng và mọc thành cây mới. Nhưng ngược lại, phần lớn các loài tre trúc có thân mọc phân tán thì thân ngầm là cơ quan tái sinh duy nhất. Cành tre, thân tre của loại mọc phân tán này cho tới nay chưa thấy ươm trồng thành công. Do đó, nghiên cứu thân ngầm có ý nghĩa rất lớn trong lí luận và thực tiễn. Cách sinh sản như vậy gọi là sinh sản vô tính (hay còn gọi là sinh sản dinh dưỡng). Phương thức sinh sản vô tính là phương thức sinh sản chủ yếu của tre trúc. Bởi vì quá trình sinh sản hữu tính của tre trúc rất dài, hàng chục năm mới ra hoa kết quả một lần. Vì thế nghiên cứu sinh sản vô tính của tre trúc có ý nghĩa rất lớn trong kỹ thuật gây trồng tre trúc.

0