23/05/2018, 15:40

Đặc điểm sinh học cây gừng

Cây gừng là loại cây thân cỏ, sống lâu năm. Thân gừng cao khoảng 50 – 100cm, có nơi cây gừng cao đến 150cm. Thân gừng phát triển theo hình ống, nó bao gồm nhiều bẹ lá ôm sát vào nhau. Lá gừng thuộc loại lá đơn, mọc so le, lá hình mũi mác thuôn dài về phía ngọn. Mặt lá nhẵn bóng màu xanh đậm, gân ...

Cây gừng là loại cây thân cỏ, sống lâu năm. Thân gừng cao khoảng 50 – 100cm, có nơi cây gừng cao đến 150cm. Thân gừng phát triển theo hình ống, nó bao gồm nhiều bẹ lá ôm sát vào nhau. Lá gừng thuộc loại lá đơn, mọc so le, lá hình mũi mác thuôn dài về phía ngọn. Mặt lá nhẵn bóng màu xanh đậm, gân màu xanh nhạt. Lá gừng cổ mùi thơm.

Củ gừng phát triển ngầm dưới đốt củ có nhiều đốt, mỗi đốt có một vài mầm non, nếu gặp điều kiện thuận lợi những mầm đó sẽ phát triển thành chồi, thành thân mới. Củ gừng có vỏ màu vàng nhạt, thân củ gừng có rất nhiều sợi dọc. Củ gừng có vị cay nồng và có thể dùng vào nhiều việc.

Hoa gừng không mọc ra từ thân mà mọc ra từ củ. Cuống hoa dài khoảng 20cm, các bông hoa mọc sát nhau. Bông hoa dài khoảng 5cm, rộng 2 – 3cm, đài hoa dài khoảng lcm. Hoa có 3 cánh màu vàng nhạt, mép cánh hoa màu tím. Nếu người ta thu hoạch củ sớm thì gừng sẽ không có hoa.

Củ gừng ra rễCủ gừng ra rễ

Ứng dụng

Gừng là cây gia vị phổ biền, gừng được trồng khắp nơi và được sử dụng rộng rãi. Gừng có vị cay, thơm, chống được khí lạnh. Người ta dùng gừng để ăn cùng với các món ăn có vị lạnh như ốc, trứng vịt lộn… Gừng dùng trong việc nấu cháo chè để tăng vị thơm ngon, gừng dùng để ướp thịt bò để làm giảm mùi mỡ bò, tăng vị thơm. Gừng còn được dùng làm mứt gừng từ rất lâu đời.

Ngoài việc dùng vào các món ăn, gừng còn là một vị thuốc nam rất phổ biến. Gừng có thể chữa ho, chống cảm lạnh, tăng nhiệt cho cơ thể. Gừng ngâm rượu dùng cho xoa bóp có thể chữa được đau nhức cơ, tê chân, phong thấp. Trong các bài thuốc nam hay thuốc bắc bao giờ cũng có một vài lát gừng. Bỏ vài lát gừng vào chè không những làm cho cốc nước có vị thơm mà còn có tác dụng chống viêm họng.

0