23/05/2018, 15:40

Gây trồng loại tre có thân mọc cụm

Yêu cầu khí hậu đất đai Tre trúc có rất nhiều loài, mỗi loài có những yêu cầu riêng về điều kiện ngoại cảnh. Song nhìn chung, điều kiện khí hậu nhiệt đới thích hợp với phần lớn loài tre trúc có thân mọc cụm, khí hậu á nhiệt đới thích hợp với loài có thân mọc phân tán. Loại có thân mọc cụm sinh ...

Yêu cầu khí hậu đất đai

Tre trúc có rất nhiều loài, mỗi loài có những yêu cầu riêng về điều kiện ngoại cảnh. Song nhìn chung, điều kiện khí hậu nhiệt đới thích hợp với phần lớn loài tre trúc có thân mọc cụm, khí hậu á nhiệt đới thích hợp với loài có thân mọc phân tán. Loại có thân mọc cụm sinh trưởng ở hầu hết các nơi trong điều kiện khí hậu nước ta, từ vùng núi đến đồng bằng, ven biển. Nhìn chung các loài này yêu cầu nhiệt độ bình quân hàng năm từ 22°c trở lên, nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất không dưới 8°c, lượng mưa hàng năm 1.500mm, độ ẩm không khí hàng tháng 80% trở lên. Trong thời gian có gió Lào, gió khô hanh thì độ ẩm không khí thấp hơn nhưng cũng không ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng tre trúc.

Loại tre trúc mọc cụm nói chung không kén đất, có thể sinh trưởng phát triển trên nhiều loài đất. Tuy vậy nơi đất tốt, tầng dày đủ ẩm thì sinh trưởng tốt hơn, cây ưa cao to hơn, gióng tre dài hơn nơi đất xấu khô hạn. Đất bồi tụ vùng đồng bằng tre trúc mọc tốt, có búi 30-40 năm vẫn sinh trưởng tốt, sản lượng văn cao, măng nhiều và ít bị thui. Đất vùng đồi núi thì tre mọc tốt ở chân đồi hoặc ven khe suối. Nơi sườn đồi và đỉnh đồi do tầng đất mỏng, đá lẫn nhiều tre trúc sinh trưởng kém hơn. Nếu đất đồi núi có độ sâu 40-50cm trở lên, tỉ lệ đá lần không quá 30% tre gai vẫn có thể sinh trưởng bình thường. Tre gai có khả năng thích ứng rất lớn, nó có thể mọc trên đất tương đối kiềm, tương đối chua. Khi đã sinh trưởng ổn định thì có thể chịu được ngập nước tạm thời 1-2 tháng.

Kĩ thuật ươm trồng

Tre trúc trồng bằng hạt hoặc bằng hom đều thành công. Song cách trồng phổ biến và củ yếu hiện nay ở trong nước và trên thế giới là trồng bằng hom hoặc cây sinh sản vô tính. Bởi vì tre trúc ít khí ra hoa kết quả, hơn nữa kĩ thuật gieo ươm hạt tre trúc cũng không quá khó khăn cho nên ở đây chủ yếu nói tới kĩ thuật ươm trồng theo phương pháp vô tính.

Ươm cây

Thường thường tre trúc trồng bằng gốc trực tiếp cũng đảm bảo tỉ lệ sống cao. Nhưng do yêu cầu sản xuất phát triển, để giải quyết tình trạng thiếu giống và để đảm bảo trồng rừng có tỉ lệ sống cao, người ta cần nhân hom và ươm trước ở vườn ươm.

Vườn ươm cần chọn nơi đất tốt, tơi xốp, đủ ẩm và thoát nước tốt. Đất có thành phần cơ giới nặng không thích hợp cho việc ươm tre trúc, cần làm đất kĩ, cày sâu 18-20cm, nhặt sạch rễ cây, sỏi đá, và bón lót 30-40 tấn phân chuồng cho 1ha.

Mùa ươm: Có thể ươm vào mùa xuân hoặc mùa thu song nếu ươm vào mùa thu thì phải ươm vào đầu vụ đến giữa vụ (tháng 7-8).

Nhìn chung, ươm vào mùa xuân thuận lợi hơn mùa thu và ươm vào mùa xuân thì tới cuối năm cây có thể có 2-3 thế hệ, mọc thành bụi nhỏ, khi đem trồng tỉ lệ sống cao hơn. Còn ươm mùa thu thông thường chỉ ra được một thế hệ măng trong năm, yếu hơn. Làm đất xong cần làm luống cao khoảng 15-20cm cho dễ thoát nước và thoáng khí. Với tre gai, chúng tôi đã thực nghiệm ươm vào các tháng 3 – 4 – 5 – 6 và tháng 7 đều có kết quả. Nhưng ươm trong tháng 3 và tháng 4 thì tốc độ nảy mầm nhanh, sức sống mạnh mẽ hơn các tháng khác. Với luồng cũng có kết quả tương tự. Với loại tre trúc có thân mọc cụm có thể ươm bằng hom cành, hom thân, hoặc chiết.

Ươm bằng hom thân: Chọn cây bánh tẻ (1-2 tuổi), chặt bỏ 3- 5 gióng trên ngọn sau đó có thể cưa ra từng đốt rồi đem ươm. Khi cưa (hoặc cắt) cẩn chú ý là phần trên mắt (hoặc đốt) có thể để dài hơn. Miệng cắt có thể là tròn hay vát ống dầu, song cần thật nhẵn và tránh giập, xước thì mới đảm bảo tỉ lệ sống cao. Tuỳ theo số gióng tre nhiều ít mà được hom nhiều hay ít. Với tre gai bình quân mỗi cày được 15-20 hom, với luồng khoảng trên dưới 20 hom. Qua thực nghiệm thấy rằng những hom ở phần gốc đến giữa thân thì khả năng ra măng và sinh trưởng đều mạnh mẽ hơn ở phần ngọn cây.

Hom cắt xong cần được ngâm vào dung dịch naphthyl axêtic axit (NAA) hoặc indol butyric axit (IBA) hoặc ABT của Trung Quốc để xử lí kích thích ra rễ, nồng độ 50-150 ppm tuỳ theo loại hoá chất và tuỳ theo thời gian xử lí.

Ươm bằng hom cành: Với một số loại tre như diễn, luồng, lộc ngộc, tre gai có thể ươm bằng hom cành. Chọn cây mẹ khoảng 2 tuổi, cây phát triển bình thường, hoặc cây cụt ngọn (do gió bão) thì cành phát triển to mập. Chọn các cành bánh tẻ để lấy hom, hom cắt dài 30-40cm (có khoảng 2-3 đốt), cắt sát thân và tỉa bỏ các nhánh rồi đem ngâm vào dung dịch hoá chất sau đem ươm. Đặc điểm của phương pháp ươm hom cành là việc lấy hom ít ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây mẹ và nhất là không ảnh hưởng đến giá trị sử dụng của cây mẹ. Hom thân, hom cành chétHom thân, hom cành chét Hom 1 đổt, 2. Hom 2 đốt, 3. Cành chét

Chiết cành: Chọn cây mẹ và chọn cành chiết giống như chọn hom cành. Chỉ có điều cành chiết không cắt rời khỏi cây mẹ. Trước tiên cắt các nhánh xung quanh cành chiết, cắt bỏ đầu cành, chỉ giữ lại 40-50cm. Sau đó dùng cưa cắt chỗ phình dính vào thân, cắt phía dưới cành và phía trên cành còn chừa lại khoảng 1/3 đường kính gốc cành, mục đích để cho cây mẹ cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho cành chiết. Hỗn hợp dùng để bó bầu khi chiết cành gồm đất mùn hoặc đất + phân chuồng hoai (8+2; 7+3) hoặc đất + rơm rác mục (6+4; 7+3). Sau khi trộn đất + phân hoặc đất + rom rác thì dùng dung dịch có pha hoá chất như đã nói ở trên trộn đều để tạo độ ẩm dùng để bó bầu. Thời gian chiết tốt nhất là vào tháng 2-4. Sau khi cành chiết đã ra rễ và sống ổn định có thể cưa từng cành rồi đem ươm tiếp ở vườn ươm. Hiện nay một số nơi đang chiết với các cây lục trúc, luồng, diễn, v.v. đạt kết quả tốt. Song phương pháp này tốn công, tuy có ưu điểm là không ảnh hưởng đến cây mẹ.

Những năm gần đây kĩ thuật nuôi cấy mô đã được áp dụng để nhân giống tre trúc. Ấn Độ đã nhân giống thành công với các cây Dendrocalamus strictus, Bambusa arundinacea, v.v. Môi trường nuôi cấy được dùng là môi trường MS có bổ sung nước dừa, Kinetin và Benzylaminopurin. Trong chương trình nghiên cứu người ta cũng muốn tìm hiểu nguyên nhân ra hoa và sự lão hoá đột ngột của tre trúc qua việc điều khiển các loài trên ra hoa trong phòng thí nghiệm.

Kĩ thuật trồng

Trồng bằng gốc: Tre trồng bằng gốc là phương pháp trồng đã có từ xa xưa, ưu điểm của nó là dễ sống, nếu trồng đúng thời vụ và quản lí, chăm sóc tốt thì tỉ lệ sống có thể đạt 100%, cây con mọc lên sinh trưởng mạnh, sớm thành bụi, thành rừng. Tuy vậy nhược điểm lớn nhất của cách trồng bằng gốc là thiếu giống, mỗi bụi tre chỉ đánh được số gốc có hạn (chỉ cây 1-2 tuổi), công đánh gốc, vận chuyển gốc đến nơi trồng tốt. Khi đào đánh gốc chú ý không được làm xây xát mầm mắt, chặt phần thân khí sinh, còn giữ lại gốc dài 50-70cm, đào gốc và cắt vào phần cuống thân để tách khỏi cây mẹ. Vết cắt cần gọn, nhẵn, cắt bỏ bớt rễ, chỉ để dài 1-3cm. Hố trồng rộng hay hẹp là tuỳ theo ở mỗi loài cây. Nói chung hố đào 50 x 50 x 50cm. Khi trồng nên đặt gốc nghiêng 45°, hai hàng mầm mắt ở hai bên, lấp đất kín gốc và kín 1-2 đốt ở phần thân sát gốc.

Trồng bằng cành chét: Là phương pháp được áp dụng rộng rãi với luồng. Cành chét là những cành sát gốc, gần mặt đất, lớn hơn những cành trên thân cây. Chọn cành chét bánh tẻ, cành lá phát triển đầy đủ, màu xanh thẫm, có rễ màu xanh nhạt ở phần sát gốc đầu rễ màu hơi trắng là cành chét tốt. Trồng bàng chét có ưu điểm là ít tốn công, vận chuyển nhẹ nhàng hơn trồng bằng gốc, không ảnh hưởng tới sinh trưởng của búi tre vì không phải đào gốc. Tuy vậy tỉ lệ sống biến động và phụ thuộc nhiều vào thời tiết và sự chăm sóc sau khi trồng, mặt khác nguồn giống cũng không phong phú.

Trồng cả thân tre có mang gốc: Sau khi đã chọn được cây mẹ (chọn cây mẹ như trên đã nêu) thì không cắt rời phần thân cây mà lấy cả cây, róc bỏ cành nhánh, đem cây mẹ đạt nằm và vào rãnh đã chuẩn bị trước rồi lấp đất. Trên thân tre có thể đục ở mỗi gióng rồi đổ nước vào, hoặc sau khi đặt cây giống xuống rồi lấp đất, tưới nước (các lỗ để cho nước thấm vào và giữ ẩm giúp cây nảy mầm nhanh), tốt nhất nên lấp bằng đất bùn để cây chóng ra rễ. Trồng theo cách này thân tre không bị lộ ra ngoài, hạn chế thoát hơi nước, ít bị người và gia súc va chạm, lay động nên tỉ lệ sống cao. Đồng thời do không cắt rời ra nên chất dinh dưỡng giữa các đốt vẫn lưu thông, có tỉ lệ sống cao. Phương pháp này rất thích hợp trồng tre làm hàng rào, bờ luỹ. Trồng cả thân tre (loại tre mọc cụm)Trồng cả thân tre (loại tre mọc cụm)

Trồng bằng cây hom đã qua ươm: Kĩ thuật đơn giản vì cây tre đã ra rễ, đảm bảo tỉ lệ sống cao. Nhưng khó khăn nhất là việc bứng cây và vận chuyển đến nơi trồng. Vì cây con còn bé nhưng phải kèm theo đoạn hom thân to lớn và cồng kềnh (nếu là hom thân) sau khi trồng cần tưới nước giữ ẩm, đảm bảo tỉ lệ sống cao.

Thời vụ trồng: Trong một năm tre có thể trồng vào vụ xuân hoặc vụ thu, mỗi vụ đều có thuận lợi và khó khăn khác nhau. Nhưng nhìn chung thích hợp hơn cả vẫn là trồng vào vụ đông xuân hoặc xuân. Câu thành ngữ ngày xưa nói “Đông trúc lục tiêu” có nghĩa là ở khí hậu Miền Bắc thì mùa đông là mùa trồng tre – trúc. Vào vụ đông xuân hoặc xuân thì loại tre mọc cụm chưa sinh măng, cây tạm ngừng sinh trưởng nên lấy giống trồng hoặc ươm ít ảnh hưởng đến búi tre. Mặt khác đến mùa xuân thời tiết ấm áp độ ẩm không khí cao sau khi trồng cây mau bén rễ và sinh trưởng. Trong điều kiện bình thường trồng vào vụ đông xuân, vụ xuân thì đến vụ hè hoặc hè thu là đã có măng.

Trồng vào vụ thu tuy vẫn đủ nhiệt độ và ẩm để cây sinh trưởng phát triển nhưng với khí hậu Miền Bắc thì mùa đông thường khô hanh, nhiệt độ thấp, nên cây chậm sinh trưởng. Mặt khác mùa thu cây ươm ở vườn vừa ra măng nên khi bứng hom, vận chuyển hom đến nơi trồng dễ bị giập, gãy, xây xát ảnh hưởng sinh trưởng. Ngược lại, với khí hậu Miền Trung lại có thể trồng vào vụ thu đông. Những nơi có 2 mùa mưa, khô rõ rệt thi nên trồng vào đầu mùa mưa (Tây Nguyên).

0