23/05/2018, 15:41

Giới thiệu về tre trúc ở Việt Nam

Tre trúc là loài cây mọc phổ biến ở Việt Nam, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, từ Nam chí Bắc chỗ nào cũng có tre trúc. Tre trúc cũng được gây trồng và sử dụng rộng rãi trong nhân dân từ lâu đời. Ở nông thôn chúng ta trước đây hầu như tất cả vật dụng trong đời sống, sản xuất ...

Tre trúc là loài cây mọc phổ biến ở Việt Nam, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, từ Nam chí Bắc chỗ nào cũng có tre trúc. Tre trúc cũng được gây trồng và sử dụng rộng rãi trong nhân dân từ lâu đời. Ở nông thôn chúng ta trước đây hầu như tất cả vật dụng trong đời sống, sản xuất đều dược làm từ tre. Ngày nay tuy tốc độ đô thị hoá cao, nhiều vật dụng thay thế nhưng cây tre cũng không thể vắng bóng với cư dân thành phố. Cái tăm, đôi đũa bằng tre vẫn tiện dụng hơn là tăm gỗ, đũa nhựa. Và khi đời sống nâng cao thì cây tre được dùng làm cảnh rất phổ biến ở thành phố.

Tre trúc có rất nhiều công dụng, có thể nói từ thân, gốc, rễ, lá, quả (hạt) đều được sử dụng triệt để. Thân tre dùng làm vật liệu xây dựng và là nguyên liệu dể làm ra các để dùng khác, làm nguyên liệu giấy; măng tre làm thực phẩm; gốc tre và cả thân tre làm đồ thủ công mĩ nghệ, làm nhạc cụ; lá tre làm thức ăn gia súc (lá tre khô chứa lượng protein nhiều gấp 4 lần cỏ khô), làm vật liệu cách âm; lá tre, măng tre, tinh tre còn được dùng làm thuốc; quả (hạt) tre có thể ăn hoặc làm thức ăn gia súc, v.v… Cho nên tre trúc là loài cây đa tác dụng vào bậc nhất trong các loài của chúng ta. Rừng treRừng tre

Lá cây có nhiều tác dụng, có lịch sử gây trồng và sử dụng lâu đời, cây tre đã đi vào đời sống văn hoá tinh thần và cả truyền thuyết lịch sử của dân tộc ta và hiếm có loài cây nào để lại dấu ấn nhiều trên các lĩnh vực văn thơ, nhạc họa như cây tre.

Diện tích rừng tre trúc nước ta rất lớn, theo kiểm kê năm 2000 thì rừng Tre trúc tự nhiên có 789.221 ha, rừng tre trúc hỗn loài với cây gỗ là 702.871 ha, rừng trồng tre trúc là 73.852ha. Diện tích rừng tre trúc chiếm 14,35% tên tổng diện tích rừng, đấy là chưa kể tre trúc được trồng phân tán ở ven nhà, quanh làng, bản. Từ đó có thể thấy tài nguyên Tre trúc giữ vị trí rất quan trọng trong tài nguyên rừng nước ta. Tre trúc xứng đáng là cây Quốc gia hay Quốc Mộc của nước ta.

Đồ dùng bằng tre trúc rất bền, vì nó chịu được chua, chịu được kiềm cho nên người tiêu dùng trong và ngoài nước rất ưa chuộng. Hơn nữa, phế phẩm, phế liệu của nó không gây ô nhiêm môi trường như đồ nhựa, rất đáng quan tâm.

Với khẩu hiệu “dùng tre thay gỗ”, Trung Quốc đã phát triển công nghệ chế biến tre trúc, tạo ra những đồ dùng gia đình bằng tre trúc rất bền, đẹp lại thanh thoát, nhẹ nhàng, kiểu dáng phong phú.

Ngoài những nghiên cứu chọn giống, dẫn giống, kĩ thuật gây trồng và chế biến, người ta còn chú ý đến những nghiên cứu có tầm chiến lược khác như nghiên cứu lai giống giữa tre và lúa nước (Trung Quốc) được tiến hành từ lâu với hi vọng để tăng năng suất cây lúa, trồng một lần mà có thể thu hoạch nhiều năm ; hoặc lai giống giữa mía và tre (Ấn Độ) cũng được thực hiện từ lâu, đó có thể là một tiềm năng kinh tế.

Cũng ở Ấn Độ, người ta đã áp dụng cấy mô và cho tre ra hoa sớm, với kết quá này lỉgười ta có thể cho tre ra hoa theo ý muốn, lấy hạt phục vụ cho việc lai giống để cải thiện giống tre. Với năng suất cao, tính đa dạng của vật liệu Tre trúc sẽ có tầm quan trọng về kinh tế và cả văn hoá đối với cư dân Việt Nam.

0