23/05/2018, 15:08

Kỹ thuật trồng cây ớt con

Đất trồng ớt sau khi đã cày bừa, lên luống, rạch hàng bón phân thúc theo tiêu chuẩn của quy trình đề ra, tiến hành trồng cây ớt con. Tùy theo phương thức trồng có màng che phủ hay không có màng che phủ mà có kỹ thuật trồng khác nhau. không dùng màng nông nghiệp che phủ Trồng cây ớt con Các ...

Đất trồng ớt sau khi đã cày bừa, lên luống, rạch hàng bón phân thúc theo tiêu chuẩn của quy trình đề ra, tiến hành trồng cây ớt con. Tùy theo phương thức trồng có màng che phủ hay không có màng che phủ mà có kỹ thuật trồng khác nhau.

không dùng màng nông nghiệp che phủ

Trồng cây ớt con

Các bước và cách thức thực hiện công việc:

Bước 1: Theo hàng đã bón phân lót, theo khoảng cách đã định, dùng ngón tay moi một hố sâu khoảng 7 – 10 cm, rộng 6 – 7 cm để đặt cây con.

Bước 2: Đặt cây con vào hố trồng: Đặt thẳng cây, độ sâu hết rễ, không làm gập, đứt rễ.

Bước 3: Một tay giữ cây con thẳng đứng, một tay lấp đất nhỏ vào hố xung quanh cây con. Lớp đất lấp cao qua cổ rễ khoảng 1 – 2 cm

Bước 4:Hai bàn tay ấn nhẹ đất xung quanh gốc cây con

Bước 5: Dùng tay xoa phẳng đất mặt luống. Tiếp tục trồng cây khác.

Chú ý:

– Đất trước khi trồng phải đủ ẩm

– Nên trồng cây con vào những ngày râm mát hoặc trồng lúc chiều mát là tốt nhất.

– Trồng ngay hàng thẳng lối, đúng khoảng cách, mật độ đã xác định

Tủ luống sau trồng

Sau khi trồng cây con xong cần tiến hành tủ kín đất mặt luống để giữ ẩm, giữ nhiệt (về mùa đông) cho đất, giúp cây chóng bén rễ hồi xanh; hạn chế được cỏ dại mọc trên luống.

– Vật liệu dùng để tủ: Tùy điều kiện cụ thể, có thể dùng các vật liệu như: Rơm, rạ, chấu, lá cây… đã phơi khô, ải mục để tủ lên mặt luống ngay sau khi trồng cây con xong.

Vật liệu tủ luống có thể là vỏ trấu của thóc hoặc dùng rơm rạVật liệu tủ luống có thể là vỏ trấu của thóc hoặc dùng rơm rạ

Yêu cầu cần đạt:

+ Tủ kín đều mặt luống

+ Độ dầy lớp vật liệu phủ: 4 – 5 cm

+ Không che lấp, không làm gãy nát cây con Mặt luống sau khi đã tủMặt luống sau khi đã tủ

Chú ý:

+ Trong điều kiện Vật liệu tủ là rơm rạ chưa được mục nát thì phải dùng dao băm nhỏ thành các đoạn ngắn trước khi đem tủ lên mặt luống để tránh làm gãy cây con khi tủ.

+ Cũng có thể tủ mặt luống trước sau đó trồng cây con sau.

+ Khi vật liệu tủ khan hiếm hoặc không có thì có thể không cần tủ mặt luống. Tuy nhiên cần tưới nước để giữ ẩm liên tục cho đất ruộng ớt, đặc biệt là giai đoạn sau trồng khi cây còn non.

+ Những vùng nắng nóng, đất khô hạn, không chủ động được nguồn nước tưới, khó kiếm vật liệu tủ thì nên đầu tư dùng màng nilon để che phủ luống là tốt nhất.

Kỹ thuật trồng ớt gieo ươm trong bầu trồng trên nền đất ướt

Áp dụng trong trường hợp trồng ớt vào mùa mưa trên nền đất thấp trũng, ẩm ướt, không có điều kiện làm đất kỹ và phải khẩn trương đảm bảo kịp thời vụ gieo trồng.

Quy trình thực hiện như sau:

* Chuẩn bị cây ớt con giống Gieo hạt ươm cây con trong bầu túi nilon hoặc khay nhựaGieo hạt ươm cây con trong bầu túi nilon hoặc khay nhựa Cây con đủ tiêu chuẩn đem trồngCây con đủ tiêu chuẩn đem trồng

* Chuẩn bị đất:

– Làm đất theo kỹ thuật làm đất tối thiểu: Đất trồng lúa sau thu hoạch, gặt sạch gốc rạ. Cày úp đất thành từng luống. Kích thước luống theo như đã dự kiến từ đầu.

– Dùng cuốc san phẳng sơ bộ mặt luống

– Dùng gốc rạ tủ vào giữa dọc theo chiều dài luống

– Trộn hỗn hợp phân bón lót với các thành phần như sau: NPK + Hỗn hợp gồm  1 phần phân chuồng hoai mục + 1 phần tro bếp hoặc trấu hun, hoặc xơ dừa + 1 phần lớp đất mặt giàu mùn được đập nhỏ. Trộn hỗn hợp phân bón lótTrộn hỗn hợp phân bón lót

Bón phân lót và đặt bầu cây con: Bón phân và đặt bầu cây con theo hố trên luốngBón phân và đặt bầu cây con theo hố trên luống

– Bón lót theo hố thẳng hàng tại vị trí trồng cây con trên luống.

– Đặt bầu cây con theo hố đã bón phân trên luống

Kỹ thuật trồng cây con khi có dùng màng nilon che phủ mặt luống theo hướng VietGap

Vật liệu phủ

Có thể dùng màng ni lon trắng hoặc có màu đen để che phủ. Vụ Hè – Thu nhiệt độ cao, nắng nóng nên dùng nilon trắng; Vụ Thu – Đông, vụ Đông – Xuân, vụ Đông nên dùng nilon màu tối màu.

Các bước và cách thức thực hiện công việc:

Đất sau khi đã lên luống rạch hàng bón phân lót, san phẳng mặt luống. Lên luống và san phẳng mặt luống trước khi tủ nilonLên luống và san phẳng mặt luống trước khi tủ nilon

Bước 1: Phun thuốc trừ cỏ

Dùng thuốc trừ cỏ Achetochlor hoặc Ronsta 50% hay các loại thuốc khác có bán trên thị trường; lượng dùng theo hướng dẫn trên bao bì. Phun đều lên mặt luống.

Bước 2: Phủ nilon:

– Dùng cuốc gạt nhẹ đất ở hai bên mép luống về phía rãnh;

– Căng phẳng nilon phủ kín trên mặt luống; Căng phủ nilon lên mặt luốngCăng phủ nilon lên mặt luống

– Dùng cuốc vét đất ở rãnh ập nhẹ vào hai bên mép luống để cố định nilon đồng thời kết hợp làm sạch gọn đất ở rãnh luống.

Vét rãnh lấp đất cố định nilonVét rãnh lấp đất cố định nilon

Bước 3: Đục lỗ để trồng cây con

Dùng tay, hoặc dùng ống sắt hay ống bơ rỗng có đường kính khoảng 8cm, cắt thành hình răng cưa sắc để đục lỗ màng phủ với khoảng cách hàng và khoảng cách cây như đã xác định trước. Đục lỗ ni lon để trồng cây con, hàng đôi (a) hàng đơn (b)Đục lỗ ni lon để trồng cây con, hàng đôi (a) hàng đơn (b)

Bước 4: Trồng cây con

– Dùng bay nhỏ xới nhẹ vào lỗ đã đục sẵn để bới đất đặt cây con.

– Mỗi hố trồng 1 cây. Một tay giữ cây con thẳng đứng, một tay lấp đất nhỏ vào hố xung quanh cây con; ấn nhẹ đất xung quanh gốc cho cây đứng vững, thẳng cây. Lớp đất lấp cao qua cổ rễ khoảng 1 – 2 cm

Chú ý:

– Đất trước khi trồng phải đủ ẩm

– Nên trồng cây con vào những ngày dâm mát hoặc trồng lúc chiều mát là tốt nhất.

– Trồng ngay hàng thẳng lối, đúng khoảng cách, mật độ đã xác định

– Màng nilon phải được lấp đất hoặc gim chặt xung quanh mép luống để không bị gió thổi bay.

– Nếu sử dụng nilon có màu thì phủ quay mặt ánh bạc lên trên và màu đen ở úp xuống dưới (Mặt ánh bạc sẽ phản chiếu ánh nắng mặt trời và xua đuổi côn trùng, mặt tối bên dưới sẽ làm cho cỏ không mọc được). Ruộng ớt trồng có màng nilon che phủ luốngRuộng ớt trồng có màng nilon che phủ luống

Tưới nước sau trồng

Sau khi trồng phải tưới nước đầy đủ, nhất là mùa nắng, đất không đủ ẩm.

Có thể tưới theo gốc (nếu diện tích ít); hoặc dùng ô doa tưới nhẹ khắp trên mặt luống. Tốt nhất là bơm nước vào rãnh (tưới thấm). Tưới thấm vào rãnh tiết kiệm nước, không làm văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, không làm trôi và nén chặt đất mặt luống; tăng hiệu quả sử dụng phân bón Tưới nước cho cây sau trồngTưới nước cho cây sau trồng

0