23/05/2018, 15:01

Hỏi đáp về ấp trứng gia cầm P3

Vì sao nên hạn chế việc đưa trứng bẩn vào ấp? Trứng bẩn là trứng bị dính phân từ gia cầm mẹ đang bị ỉa chảy hoặc bị dính phân, bẩn từ chất độn chuồng, đệm lót ổ đẻ ẩm ướt chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh. Nên hạn chế đưa trứng này vào ấp vì các lý do sau: Làm lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh cho ...

Vì sao nên hạn chế việc đưa trứng bẩn vào ấp?

Trứng bẩn là trứng bị dính phân từ gia cầm mẹ đang bị ỉa chảy hoặc bị dính phân, bẩn từ chất độn chuồng, đệm lót ổ đẻ ẩm ướt chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh.

Nên hạn chế đưa trứng này vào ấp vì các lý do sau:

Làm lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh cho trứng không bẩn trong cùng máy ấp.

Trứng bẩn có thể thối, nổ làm ô nhiễm cả máy ấp và làm ảnh hưởng đến chất lượng nở của tất cả trứng trong máy.

Những quả trứng bẩn thường có tỷ lệ ấp nở rất thấp.

Tại sao khi xếp trứng vào khay nên để đầu to hướng lên trên?

Khi xếp trứng vào khay ấp, cần hướng đầu to của quả trứng lên trên để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hô hấp của phôi vì buồng khí nằm ở phía đầu to của quả trứng Kích thước túi khí trứng đang ấpKích thước túi khí trứng đang ấp

Khi nở quá trình mổ vỏ sẽ dễ dàng hơn do cấu tạo vỏ trứng ở phía đầu to mỏng hơn phía đầu nhỏ. Mổ vỏ đúng vị tríMổ vỏ đúng vị trí

Tránh dập vỡ trứng, nhất là khi đảo

Vì sao cần phải loại những quả trứng có buồng khí lớn, buồng khí lệch và buồng khí di động?

Khi chọn trứng giống, nên loại bỏ các quả trứng có buồng khí lớn, buồng khí lệch và buồng khí di động vì:

Buồng khí lớn thường là trứng đã để lâu mất nước dẫn đến kết quả ấp nở kém.

Buồng khí quá lệch sẽ dẫn đến phôi phát triển sai vị trí, kết quả ấp nở kém.

Buồng khí di động biểu hiện màng lòng trắng và màng dưới vỏ đã tách nhau, không thuận lợi cho phôi phát triển dẫn đến tỷ lệ ấp nở thấp.

Bằng cách nào nhận biết trứng đã bảo quản lâu?

Các quả trứng đã bảo quản lâu (lâu hơn 7 ngày) thường có đặc điểm như sau:

Vỏ trứng nhẵn bóng (không còn lớp phấn trên màng vỏ trứng).

Khi soi bằng đèn thấy buồng khí lớn, xoay trứng thì lòng đỏ di động mạnh, nhanh.

Trứng để quá lâu khi soi có thể thấy lòng đỏ vỡ trộn vào lòng trắng hoặc kết dính vào một phía của trứng.

Bảo quản trứng giống như thế nào là đúng kỹ thuật?

Để có được tỷ lệ nở cao và gia cầm con khỏe mạnh, trứng giống cần được bảo quản đúng kỹ thuật như sau:

Nơi bảo quản phải khô, thoáng và sạch.

Nhiệt độ và ẩm độ phòng bảo quản phải phù hợp để trứng không bị hỏng và phôi không bị chết hoặc phát triển sớm.

Xem các chỉ số nhiệt độ và độ ẩm phù hợp nhất ở bảng dưới đây:

Thời gian bảo quản Nhiệt độ

(°C)

Ấm độ

(%)

7 ngày 15-18 75-80
4 ngày 18-24 75-80

Lưu ý:

Không bảo quản trứng ở nhiệt độ dưới 12°c và trên 26°c.

Bảo quản trứng càng sớm càng tốt để tránh phôi phát triển sớm.

Không bảo quản trứng trong phòng lạnh khi phôi đã phát triển để tránh chết phôi.

Không nên bảo quản trứng quá 7 ngày.

Tại sao trứng sau khi bảo quản trong phòng lạnh hoặc phòng điều hòa không nên đưa ngay vào ấp?

Trứng đã bảo quản trong phòng lạnh hoặc phòng điều hòa, không nên cho vào máy ấp ngay vì nhiệt độ bảo quản đang thấp, khi cho trứng vào ấp ngay phôi sẽ bị sốc nhiệt gây tỷ lệ chết phôi sớm cao.

Trứng từ phòng điều hòa khi mới đưa ra ngoài có thể bị hiện tượng đổ mồ hôi, cẩn để nhiệt độ tăng dần và khô vỏ trứng sau đó mới đưa vào máy ấp

0