23/05/2018, 15:00

Những yêu cầu chung về chuồng trại nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả

Chuồng nuôi phải được thiết kế đảm bảo ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, đảm bảo vệ sinh, dễ cho ăn, chăm sóc, trao đổi không khí thuận lợi, tránh sự tác động của môi trường xung quanh chuồng nuôi, Vật liệu làm chuồng được lựa chọn phù hợp với đặc điểm khí hậu, điều kiện kinh tế của ...

Chuồng nuôi phải được thiết kế đảm bảo ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, đảm bảo vệ sinh, dễ cho ăn, chăm sóc, trao đổi không khí thuận lợi, tránh sự tác động của môi trường xung quanh chuồng nuôi,

Vật liệu làm chuồng được lựa chọn phù hợp với đặc điểm khí hậu, điều kiện kinh tế của từng địa phương và đặc điểm sinh lý của lợn rừng, lợn nuôi thả, chuồng nuôi đảm bảo bền, chắc, kinh tế.

Diện tích chuồng nuôi phù hợp với từng lứa tuổi, từng thời kỳ sản xuất của lợn

Khu nuôi thả lợn cần có sân vườn rộng cho lợn vận động, có hệ thống tường rào để bảo vệ và quản lý lợn, có hệ thống cây xanh tạo môi trường tự nhiên và bóng mát cho lợn, hệ thống hang trú và hố đằm tắm phù hợp với đặc điểm sinh lý của lợn.

Địa điểm khu nuôi, thả

Lợn rừng có thể nuôi ở nhiều điều kiện khác nhau như: , trên nền xi măng, nền đất, lán trại… nhưng chỗ nuôi lý tưởng nhất là khoảng đất trống, có bóng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Về cơ bản, dù nuôi ở điều kiện chuồng trại nào thì cũng cần kết hợp giữa thả rông và xây chuồng.

Khu nuôi thả lợn nên bố trí cách xa khu dân cư, xa đường quốc lộ, ở nơi càng yên tĩnh, vắng vẻ càng tốt. Nếu nuôi lợn với số lượng ít khoảng một vài con thì vấn đề chọn địa điểm nuôi thả không cần quá chú trọng, tuy nhiên nếu nuôi lợn với số lượng nhiều thì cần phải chọn khu nuôi cách xa khu vực dân cư sinh sống để tránh ô nhiễm và tiếng ồn. Đặc biệt lợn rừng rất thính tai, chúng rất hoảng sợ khi có tiếng động gần nó, vì vậy ta nên tránh làm cho chúng bị hoảng loạn, sợ hãi và luôn phải ở tư thế tìm cách chạy trốn.

Không nên tận dụng các khu đã nuôi lợn nhà hoặc các địa điểm gần khu nuôi lợn nhà để xây dựng trại nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả. Mầm bệnh tồn đọng của lợn nhà có thể sẽ lây sang lợn rừng. Do đó, nên bố trí khu nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả ở một địa điểm mới, cách ly với các chuồng trại sẵn có.

Chuồng nuôi lợn rừng được xây dựng ở chỗ cao ráo, dễ thoát nước, dễ làm vệ sinh, không bố trí ở những nơi thấp, trũng hoặc khó thoát nước. Nếu địa điểm nuôi lợn là đất thịt pha cát thì càng tốt.

Nguồn nước ở khu vực nuôi lợn cần phong phú, là nguồn nước ngọt và phải sạch, có thể chủ động quanh năm. Nguồn nước dồi dào không chỉ cung cấp đầy đủ nhu cầu nước uống của lợn mà còn giúp duy trì hệ thực vật phong phú tại địa điểm nuôi lợn, tăng khả năng sinh trưởng của các loài thực vật có thể tận dụng làm thức ăn cho lợn rừng, lợn nuôi thả, giúp cho các loại cây che bóng mát phát triển tốt, môi trường chăn nuôi sẽ giữ được độ ẩm thích hợp.

Chuồng nuôi lợn rừng cần có ánh sáng đầy đủ, không nên che đậy kín đáo như chuồng nuôi lợn nhà. Khu nuôi lợn tốt nhất là nơi vừa râm mát, vừa có ánh sáng mặt trời. Vào mùa đông, lợn cần có chỗ trú ấm và tránh được gió lùa.

Chuồng nuôi lợn

Đối với hình thức nuôi lợn bán chăn thả, nuôi nhốt lợn trong vòng rào thì trong khu vực nuôi, tuỳ theo số lượng lợn và quy mô chăn nuôi mà ta xây dựng các hệ thống chuồng với số lượng ô chuồng và diện tích phù hợp.

Nếu nuôi lợn với số lượng nhiều với các mục đích chăn nuôi khác nhau thì ta bố trí xây dựng thành các dãy hoặc các ô chuồng gồm:

Dãy hoặc ô chuồng nuôi lợn hậu bị và nái sinh sản

Dãy hoặc ô chuồng nuôi lợn nái đẻ và nuôi con

Dãy hoặc ô chuồng nuôi lợn đực giống

Dãy hoặc ô chuồng nuôi lợn thịt

Các dãy chuồng nuôi được xây dựng như sau: Dãy chuồng nuôi lợn nái sinh sảnDãy chuồng nuôi lợn nái sinh sản Dãy chuồng nuôi lợn thịtDãy chuồng nuôi lợn thịt

Hướng chuồng

Trục dọc của dãy chuồng nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả nên xây theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, mặt trước quay theo hướng Đông Nam là tốt nhất. Vì theo hướng này, mùa hè có thể hứng được gió Đông Nam mát mẻ, còn mùa đông lại thuận tiện cho việc che chắn. Tuy nhiên, khi làm chuồng còn phải căn cứ vào đặc điểm của từng vùng, từng nhà cụ thể mà xác định vị trí và hướng chuồng thích hợp để tận dụng các yếu tố thuận lợi và hạn chế tối đa các yếu tố bất lợi của thời tiết đối với lợn. Hướng chuồngHướng chuồng

Diện tích chuồng nuôi

Diện tích chuồng nuôi cần phải phù hợp với từng đối tượng và lứa tuổi lợn. Lợn đực giống, lợn nái, lợn đẻ và nuôi con nên nuôi nhốt riêng mỗi con ở một ô chuồng. Lợn hậu bị có thể nuôi nhốt chung 3 – 4 con ở một ô chuồng. Ô chuồng nuôi lợn thịtÔ chuồng nuôi lợn thịt

Đối với hình thức nuôi lợn bán chăn thả, nuôi nhốt lợn trong vòng rào thì trong khu vực nuôi, ta xây dựng các ô chuồng với diện tích cụ thể như sau:

Loại lợn Số con/ chuồng Diện tích
Lợn thịt, lợn hậu bị 3 – 4 6 – 8m2/con
Lợn đực giống 1 10 – 12 m2/con
Lợn nái đẻ, nuôi con 1 30 – 35 m2/ổ
0