23/05/2018, 15:01

Giới thiệu về con rắn mối

Tên khoa học của rắn mối Rắn mối có tên khoa học là: Dasia Olivacea, Mabuya Nigropunctata. Các tên gọi khác của rắn mối ở Việt Nam: rắn thằn lằn, thằn lằn,… Phân bố Rắn mối phân bố ở các khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới: Châu Á: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Philippin, ...

Tên khoa học của rắn mối

Rắn mối có tên khoa học là: Dasia Olivacea, Mabuya Nigropunctata. Các tên gọi khác của rắn mối ở Việt Nam: rắn thằn lằn, thằn lằn,…

Phân bố

Rắn mối phân bố ở các khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới: Châu Á: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Philippin, Brunei, Malaysia,..; Châu Mỹ(Nam Mỹ): Brazil, French Guiana. Guyana, Suriname, Venezuela, Bolivia, Peru, Trinidad, and Tobago.

Mô tả khái quát

Rắn mối là loài bò sát có bốn chân, mỗi chân có móng vuốt sắc bén để thích hợp cho việc leo trèo. Răng của rắn mối khá giống răng thạch sùng(thằn lằn), trong răng không có chất độc nên không gây hại cho con người. Bên ngoài thân của nó được bao bọc bởi những lớp vảy rất giống với vảy cá. Dưới ánh nắng mặt trời vảy rắn mối sáng óng ánh. Tùy theo điều kiện khí hậu và khu vực phân bố khác nhau nên rắn mối sẽ có màu sắc, hình dáng và đặc tính di truyền cũng khác nhau.

Rắn mối rất thích leo trèo, lẩn trốn, ẩn náo trên các cây cao hoặc trong bụi rậm, hang ổ để lấn tránh kẻ thù và đồng thời làm nơi sinh sống. Rắn mối bơi rất giỏi và nổi bồng bềnh trên mặt nước. Nuôi rắn mốiNuôi rắn mối

Thói quen và sở thích

Rắn mối có thói quen phơi nắng và đi thức ăn khi mặt trời vừa ló dạng. Quá trình phơi nắng giúp nó mau lớn, tổng hợp vitamin D. Khi có ánh nắng đầy đủ rắn mối sẽ mau chóng thay da và phát triển. Nếu không có nắng rắn mối sẽ không phát triển toàn diện, quá trình thay da sẽ diễn ra chậm hoặc không thể thay da.

Dạng thức ăn mà rắn mối thích: côn trùng “ dế, châu chấu, con mối, trứng kiến, sâu gạo, sâu supenvorm, sùng rơm, ấu trùng, dòi, nhộng, ,…” ; các dạng thức ăn có mùi tanh “ tép, tôm, cá, mỡ heo(lợn), thịt,…”; dạng thức ăn ngọt “ chuối, xoài, dưa hấu, nhãn, chôm chôm,…” Loại thức ăn ngọt chỉ cho ăn bổ sung tạo vitamin.

Phân biệt rắn mối đực cái

Rắn mối cái: đầu nhỏ, thân thon, vảy rất bóng. Thông thường dễ nhận biết là nó có những chấm tròn đen trắng trên bụng. Có một số loài rắn mối khác không có chấm tròn đen trắng thì phải nhận diện nó dựa vào độ sáng của vảy, phàn đàu nhỏ, thân thon. Rắn cái khi mang thai phàn bụng to dần ở giữa, nó di chuyển chậm chạp. Rắn mối cái không ăn con của nó.

Rắn mối đực thân, đầu to, vảy thô, di chuyển rất nhanh. Khi cầm con đực trên tay nó giãy giụa mạnh hơn con cái. Rắn đực có rất nhiều loại: loại có thân trắng không có màu sắc khác, loại thì có sọc đỏ bên hông nhưng không có chấm trắng đen trên bụng, loại khác thì có sọc đen trên cạnh lưng và không có chấm đen trắng trên bụng. Rắn đực sẽ ăn con nhỏ mới sinh.

Đặc điểm của rắn con mới sinh

Rắn con mới sinh mang đặc tính di truyền của bố mẹ: sống độc lập, tự tìm thức ăn, thích ăn côn trùng, tự bảo vệ mình. Do đó, trong tiềm thức của nó chỉ thích ăn côn trùng, sinh sống riêng biệt. Do còn nhỏ nên nó chỉ ăn những con côn trùng nhỏ ví dụ: ấu trùng, trứng kiến nhỏ, dế con mới nở, sâu nhỏ,.. Chúng ta bắt buộc phải tìm những thức ăn dạng này để cho rắn mối nhỏ ăn. Do vậy, chứng ta cần phải chăm sóc con nhỏ thật cẩn thận tránh các con vật khác gây hại.

Cách chăm sóc rắn con : tách rắn con vào ô nuôi riêng – dùng chổi cỏ và đồ hốt rác quét nhẹ rắn con vào và tách ra riêng – trong ô nuôi riêng ta xây ổ cho rắn con cuộn tròn bằng rơm rạ, lá chuối,… Cái ổ này phải làm to và đủ ấm để rắn con sống. Chuồng nuôi con nhỏ phải tránh được mưa và lấy được ánh nắng sáng vào nhưng không được nóng gay gắt. Thức ăn chủ yếu là côn trùng nhỏ: dế nhỏ, sâu nhỏ, trứng kiến nhỏ, châu chấu con,..Chú ý: rắn con không ăn thức ăn thịt, cá, tôm tép,..Chỉ cần cung cấp đủ lượng côn trùng nhỏ đến khi rắn con được một tháng tuổi ta mới cho ăn các thức thường ngày dành cho rắn mối lớn.

Dùng gạch ống tròn xếp bên trong chuồng để làm chỗ ở cho rắn mối. Gạch ống tròn ít làm rắn mối bị trầy sướt.

0