23/05/2018, 15:00

Xác định các giống dê

nội, dê nhập nội và các giống dê lai để lựa chọn giống dê nuôi cho phù hợp với điều kiện địa phương. nội Dê cỏ – Dê có màu lông chủ yếu là màu đen, vàng, nâu và cánh dán hoặc đen loang trắng. – Khối lượng sơ sinh bình quân 1,7 – 1,9 kg – Khối lượng ở 6 tháng tuổi 11 – 12 kg – ...

nội, dê nhập nội và các giống dê lai để lựa chọn giống dê nuôi cho phù hợp với điều kiện địa phương.

nội

Dê cỏ

– Dê có màu lông chủ yếu là màu đen, vàng, nâu và cánh dán hoặc đen loang trắng.

– Khối lượng sơ sinh bình quân 1,7 – 1,9 kg

– Khối lượng ở 6 tháng tuổi 11 – 12 kg

– Khối lượng trưởng thành dê cái 25 – 30 kg, dê đực 30 – 45 kg.

– Chiều cao con cái 50 – 54cm, con đực cao 55 – 58 cm.

– Tỷ lệ thịt xẻ 40 – 44%, tỷ lệ thịt tinh 28 – 30%.

– Khả năng cho sữa 350 – 370 g/ngày, chu kỳ tiết sữa 90 – 105 ngày.

– Tuổi phối giống lần đầu 6 – 7 tháng

– Đẻ 1,4 lứa/năm và 1,3 con/lứa

– Thích nghi với chăn thả quảng canh.

Dê Bách Thảo

– Dê có màu lông có mầu lông đen loang trắng ở mặt, tai, bụng và 4 chân, tai to cụp xuống.

– Khối lượng sơ sinh dê cái 2,3 – 2,6 kg, dê đực 2,6 – 2,8 kg

– Khối lượng lúc 6 tháng tuổi 19 – 20 kg

– Khối lượng trưởng thành dê cái 40 – 45 kg, dê đực 75 – 90 kg

– Tỷ lệ thịt xẻ 45%, tỷ lệ thịt tinh 30%.

– Tuổi phối giống lần đầu 7 – 8 tháng tuổi

– Dê đẻ bình quân 1,7 con/lứa và 1,8 lứa/năm.

– Khả năng cho sữa cao 1,1 – 1,5 kg/con/ngày, chu kỳ tiết sữa 148 – 150 ngày.

– Dê hiền lành, có thể nuôi nhốt hoàn toàn hoặc kết hợp chăn thả. Dê Bách ThảoDê Bách Thảo

nhập nội

Dê Jumnapari

– Nguồn gốc ở Ấn độ, nhập vào Việt Nam từ năm 1994

– Dê có màu lông trắng tuyền, chân cao

– Khối lượng sơ sinh 2,8 – 3,5 kg

– Khối lượng lúc 6 tháng tuổi 22 – 24 kg

– Tuổi phối giống lần đầu 8 – 9 tháng tuổi

– Dê đẻ 1,3 con/lứa và 1,3 lứa/năm

– Sản lượng sữa 1,3 – 1,5 kg/ngày, chu kỳ tiết sữa 180 – 185 ngày

– Tính phàm ăn, chịu nóng tốt. Dê JumnabariDê Jumnabari

Dê Beeltal

– Nguồn gốc từ Ấn độ, nhập về Việt Nam từ năm 1994

– Dê có màu lông đen tuyền hoặc lang trắng, tai to dài cụp xuống.

– Khối lượng sơ sinh bình quân 3 – 3,5 kg

– Khối lượng trưởng thành dê cái 45 – 50 kg, dê đực 55 – 80 kg

– Sản lượng sữa 1,7 – 3,6 kg sữa/ngày, chu kỳ tiết sữa 190 – 200 ngày.

– Tỷ lệ thịt xẻ cao : 46,9%.

– Đây là giống dê kiêm dụng theo hướng sữa – thịt

– Dê phàm ăn, hiền lành Dê BeetalDê Beetal

Dê Barbari

– Nguồn gốc từ Ấn độ

– Dê có màu lông vàng loang đốm trắng như hươu sao, tai nhỏ thẳng.

– Khối lượng dê sơ sinh : 2 – 2,5 kg

– Khối lượng trưởng thành dê cái 30 – 35 kg, dê đực 50 – 55 kg.

– Dê cái có bầu vú phát triển, sản lượng sữa 0,9 – 1 kg/ngày, chu kỳ 145 – 150 ngày.

– Dê 1,8 con/lứa và 1,7 lứa/năm.

– Dê ăn rất tạp, chịu đựng kham khổ tốt, hiền lành, phù hợp với hình thức chăn nuôi ở nước ta. Bê BarbariBê Barbari

 Dê Alpine

– Là giống dê sữa nuôi nhiều ở vùng núi Alpes của Pháp.

– Dê có màu lông chủ yếu màu vàng, đôi khi đem, đốm trắng, tai nhỏ và thẳng.

– Khối lượng trưởng thành dê cái 40 – 45 kg, dê đực 70 – 80 kg

– Sản lượng sữa 2,5 – 3 kg/ngày, năng suất 900 – 1000 lít/1 chu kỳ cho sữa 240 – 250 ngày. Dê AlpineDê Alpine

Dê Saanen

– Là giống dê chuyên dụng của Thụy Sỹ.

– Dê có mầu lông trắng, tai vểnh nhỏ

– Khối lượng dê sơ sinh 2,5 – 3 kg

– Khối lượng lúc 6 tháng tuổi 25 – 30 kg

– Khối lượng trưởng thành dê cái 50 – 55 kg, dê đực 65 – 75 kg

– Sản lượng sữa 3 – 3,5 lít/ngày, năng suất sữa 1000 – 1200 kg/chu kỳ 290 – 300 ngày.

– Dê đẻ 1,4 con/lứa và 1,5 lứa/năm. Dê SaanenDê Saanen


Dê Boer
 
– Là giống dê chuyên thịt, có nguồn gốc châu Phi, nhập từ Mỹ

– Dê có mầu lông than trắng, lông đầu và cổ mầu nâu, đỏ.

– Khối lượng sơ sinh đạt 4,3-5,5kg,

– Khối lượng lúc 8 tháng tuổi đạt 35 – 40 kg

– Khối lượng trưởng thành dê cái 90 – 110 kg, dê đực 100 – 160 kg

– Tuổi động dục lần đầu 10 – 12 tháng tuổi

– Dê đẻ 1,5 lứa/năm Dê BoerDê Boer

lai

Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây đã tiến hành nghiên cứu hàng loạt các công thức lai giữa các giống dê. Dê Bách Thảo đực lai với dê cái Cỏ, cho con lai F1 và F2. Con lai sinh trưởng và tăng trọng tốt, khả năng sinh sản và cho sữa đều cao hơn dê Cỏ từ 25 – 30% ; có khả năng thích ứng với chăn nuôi ở nhiều vùng nước ta. Sử dụng dê đực 3 giống dê Ấn Độ lai với dê Cỏ và dê Bách Thảo, cho con lai cũng có khả năng sản xuất cao hơn so với dê Cỏ và dê Bách Thảo thuần. Sử dụng dê đực Saanen hoặc Alpine hoặc tinh cọng rạ của dê đực Pháp lai với dê Bách Thảo tạo ra dê lai cho nang suất sữa ở con lai tăng lên được 35 – 40%.

Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng dê đực Bách Thảo, Jumnapari và Beetal lai với dê Cỏ, con lai F1 nuôi ở các vùng đều có khả năng sinh trưởng và tăng trọng tốt hơn nên mang lai hiệu quả kinh tế cao hơn rõ rệt so với chăn Cỏ thuần.

– Dê lại Bách Thảo x Cỏ

+ Khối lượng dê sơ sinh là 2,45kg

+ Khối lượng ở 12 tháng tuổi đạt 32,7kg

+ Khả năng cho sữa 0,721 kg sữa/ngày Dê lại Bách Thảo x CỏDê lại Bách Thảo x Cỏ

– Dê lai Beetal x cỏ

+ Khối lượng dê sơ sinh là 2,75kg

+ Khối lượng ở 12 tháng tuổi đạt 33,7kg

+ Khả năng cho sữa 0,711 kg sữa/ngày Dê lai Beetal x cỏDê lai Beetal x cỏ

– Dê lai Bách Thảo x Beetal

+ Khối lượng dê sơ sinh từ 2,5 – 3,5kg

+ Khối lượng ở 12 tháng tuổi đạt từ  35 –  45kg

+ Khả năng cho sữa 1,581 kg sữa/ngày Dê lai Bách Thảo x BeetalDê lai Bách Thảo x Beetal

– Dê lai Barbari x Cỏ

+ Khối lượng dê sơ sinh là 2,15kg

+ Khối lượng ở 12 tháng tuổi đạt 21,6kg

+ Khả năng cho sữa 0,70 kg sữa/ngày Dê lai Barbari x CỏDê lai Barbari x Cỏ

0