23/05/2018, 15:00

Đặc điểm sinh lý tuần hoàn và hô hấp của lợn rừng

Đặc điểm sinh lý tuần hoàn Tim co bóp đẩy máu đi nuôi cơ thể, hoạt động của tim mang tính tự động. Nhịp tim là tần số tim đập trong một phút. Nhịp tim phụ thuộc vào lứa tuổi lợn, dưới đây là nhịp tim của lợn: Tần số tim đập của lợn (nhịp tim/1 phút) Loài gia súc Nhịp tim lần/phút Loài ...

Đặc điểm sinh lý tuần hoàn

Tim co bóp đẩy máu đi nuôi cơ thể, hoạt động của tim mang tính tự động. Nhịp tim là tần số tim đập trong một phút. Nhịp tim phụ thuộc vào lứa tuổi lợn, dưới đây là nhịp tim của lợn:

Tần số tim đập của lợn (nhịp tim/1 phút)

Loài gia súc Nhịp tim lần/phút Loài gia súc Nhịp tim lần/phút
Lợn lớn 80 – 90 Chó 70 – 80
Lợn con 90 – 100 Thỏ 90 – 100

Nhịp tim là chỉ tiêu đánh giá cường độ trao đổi chất, trạng thái sinh lý hoặc bệnh lý của cơ thể.

Nhịp tim thay đổi do nhiều yếu tố như: Nhiệt độ môi trường, thân nhiệt, trạng thái cơ thể (lao động, nghỉ ngơi, sợ hãi, lo lắng…)

Tuần hoàn máu trong cơ thể

Máu tuần hoàn trong hệ tuần hoàn nhờ sự co bóp của tim. Hệ tuần hoàn của động vật có vú là một hệ thống kín gồm 2 vòng tuần hoàn là vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ:

Vòng tuần hoàn lớn: Máu đi từ tâm thất trái đến động mạch chủ chia làm hai nhánh:

Một nhánh đi về phía trước gọi là động mạch chủ trước để đưa dinh dưỡng và O2 đến các tổ chức phía trước tim. Sau đó máu theo tĩnh mạch chủ trước về tâm nhĩ phải của tim.

Một nhánh đi về phía sau để nuôi dưỡng các tổ chức phía sau gọi là động mạch chủ sau. Sau đó máu theo tĩnh mạch chủ sau về tâm nhĩ phải của tim.

Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu đi từ tâm thất phải theo động mạch phổi đến phổi, sau khi trao đổi khí xong (thải ra CO2, nhận khí O2) theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái của tim

Đặc điểm sinh lý hô hấp

Hít vào

Khi các cơ hít vào co rút sẽ làm cho lồng ngực được kéo căng sang hai bên và từ trước về sau, đồng thời cơ hoành chuyển từ cong lồi về phía ngực thành một góc nhọn ép xuống các cơ quan trong xoang bụng.

Kết quả của động tác hít vào là thể tích lồng ngực được mở rộng, áp lực âm trong khoang màng ngực tăng làm cho phổi giãn nở ra, áp lực trong phổi giảm nhỏ hơn áp lực không khí làm cho không khí theo đường dẫn khí, tràn vào các chùm phế nang của phổi và làm thể tích của phổi tăng lên.

Thở ra

Khi thở ra các cơ thở ra (chiều cơ sắp xếp ngược chiều với cơ hít vào) co rút (trong khi đó các cơ hít vào giãn ra) ép lồng ngực vào trong, đồng thời có hoành chuyển từ trạng thái co sang giãn lại cong lồi lên phía ngực, thu hẹp thể tích lồng ngực từ sau ra trước.

Kết quả của động tác thở ra làm cho lồng ngực bị thu hẹp lại theo cả 3 chiều không gian, phổi bị ép xẹp lại, áp lực trong phổi tăng lên, đẩy không khí thoát ra ngoài.

Tần số hô hấp: Là số lần hít vào và thở ra trong một phút. Như ở lợn 20 – 30. Tuy nhiên tần số hô hấp còn phụ thuộc vào trạng thái sinh lý, nhiệt độ môi trường, sự vận động của cơ thể.

Sự trao đổi khi khi hô hấp

+ Sự kết hợp và vận chuyển khí ô xy

Khi gia súc hít vào lượng ô xy ở trong phổi cao hơn lượng ô xy ở trong máu cho nên ôxy khuếch tán trong máu, kết hợp với sắc tố của hồng cầu và được hồng cầu vận chuyển đến các mô bào của cơ quan trong cơ thể động vật. Tại mô bào do lượng ô xy giảm nên ô xy từ hồng cầu khuếch tán vào mô bào, ô xy hóa các chất dinh dưỡng giải phóng ra năng lượng cho cơ thể hoạt động

+ Sự kết hợp và vận chuyển CO2

Ở mô bào tổ chức do quá trình oxy hóa các chất dinh dưỡng cho nên giải phóng ra nhiều khí CO2, do đó lượng khí CO2 cao hơn ở máu nên khuếch tán vào máu kết hợp với sắc tố của hồng cầu và được hồng cầu vận chuyển về phổi, tại đây lượng CO2 thấp hơn ở máu nên CO2 được khuếch tán vào phổi rồi được đẩy ra ngoài cơ thể .Trung khu điều khiển hệ hô hấp là hành tủy của thần kinh trung ương .

0