23/05/2018, 15:01

Một số thuận lợi, khó khăn của việc nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả

Một số thuận lợi Thị trường rộng lớn Thịt lợn rừng lai, lợn nuôi thả có tỷ lệ mỡ thấp, chất lượng thịt thơm ngon nên được thị trường ưa chuộng. Hiện nay các nhà hàng, tiệm ăn của các thành phố lớn trong cả nước đang có nhu cầu tiêu thụ một số lượng lớn đặc sản này. Vì vậy, trước mắt thịt lợn ...

Một số thuận lợi

Thị trường rộng lớn

Thịt lợn rừng lai, lợn nuôi thả có tỷ lệ mỡ thấp, chất lượng thịt thơm ngon nên được thị trường ưa chuộng. Hiện nay các nhà hàng, tiệm ăn của các thành phố lớn trong cả nước đang có nhu cầu tiêu thụ một số lượng lớn đặc sản này. Vì vậy, trước mắt thịt lợn rừng lai, thịt lợn nuôi thả chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người tiêu dùng.

Nuôi lợn rừng lai dễ nuôi như lợn nhà

Chỉ có lợn rừng thuần chủng mới còn chất hoang dã trong thời gian mấy tháng đầu mới bắt về thuần dưỡng mà thôi. Bằng chứng là những con lợn đực nuôi làm giống lâu ngày chúng cũng mau thuần tính, dạn dĩ, dễ dạy và cũng biết thân thiện với người nuôi.

Với những con lợn rừng lai, nhất là những con thuộc thế hệ F2, F3, tuy vóc dáng bên ngoài vẫn giống lợn rừng, nhưng tính nết rất thuần, giống hệt lợn nhà nên rất dễ nuôi. Lợn Mường Khương - Lào CaiLợn Mường Khương – Lào Cai

Thức ăn cho lợn dễ kiếm và rẻ

Nuôi lợn rừng lai, lợn nuôi thả khâu tìm kiến thức ăn không tốn kém bằng nuôi lợn nhà vì cách ăn uống của lợn rừng lai, lợn nuôi thả rất …kham khổ.

Trong khẩu phần ăn của lợn rừng lai, đa số thức ăn có nguồn gốc thực vật mà trong đó rau cỏ tươi và các loại củ quả chiếm đến 90%. Lợn rừng lai ăn được nhiều loại cỏ hỗn hợp. Thức ăn tinh chỉ chiếm khoảng 10% trong khẩu phần ăn hỗn hợp. Trong khi đó với lợn chăn nuôi theo hướng công nghiệp thì thức ăn tinh là chủ yếu.

Một con lợn rừng lai trưởng thành, mỗi ngày chỉ ăn khoảng vài kg rau cỏ, củ quả, và vài trăm gam thức ăn tinh. Như vậy, có thể nói nuôi lợn rừng lai việc tìm kiếm thức ăn vừa dễ lại vừa rẻ tiền, gần như địa phương nào cũng có sẵn.

Công chăm sóc thấp

Nuôi lợn rừng lai, lợn nuôi thả công chăm sóc không nhiều. Ngoài việc vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tránh úng ngập, hàng ngày nên cho lợn ăn đúng bữa, cho ăn no nê với thức ăn tươi, sạch sẽ và bổ dưỡng. Mặt khác, nên thường xuyên theo dõi sức khỏe của từng con lợn nuôi, để nếu phát hiện con nào bị bệnh thì tìm cách chữa trị kịp thời.

Nếu nuôi lợn nái, nên theo dõi sát sao đến hiện tượng động dục của chúng, để cho phối đúng kỳ hạn, và ghi ngày phối giống để tiện theo dõi sự sinh sản tốt, xấu ra sao của từng con nái một…

Ít tốn thuốc men

Lợn rừng lai có sức đề kháng mạnh nên ít bệnh. Thông thường giống này cũng có bị chung những bệnh như lợn nhà, nhưng do có sức đề kháng tốt nên nhiều bệnh được lướt qua. Chỉ có một số bệnh lợn rừng lai thường gặp như tiêu chảy (do nhiều nguyên nhân gây ra), bệnh ký sinh trùng ngoài da…Khi phát hiện, nên chữa trị kịp thời, đừng ngạy tốn kém vì thuốc thu y thường rẻ chứ không cao giá như thuốc dành riêng cho người.

Lợn nuôi thả công chăm sóc thấp và ít tốn thuốc menLợn nuôi thả công chăm sóc thấp và ít tốn thuốc men

Một số khó khăn của việc nuôi lợn rừng

Tốc độ lớn của lợn rừng, lợn nuôi thả chậm

Do cuộc sống hoang dã, lợn rừng có tốc độ lớn chậm, có khi 1 năm tuổi, chúng mới chỉ nặng được 30 – 40Kg. Nhiều con lợn cái động dục và phối giống lần đầu ở 7 – 8 tháng tuổi khi chỉ năng trên dưới 20 kg, vì vậy lợn rừng thường có số con để ra mỗi lứa thấp, từ 5 – 8 con. Lợn con sơ sinh rất nhỏ chỉ vài ba lạng một con. Lợn con thường được lợn mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc tới khi chúng lại tiếp tục mang thai. Thời gian này có khi kéo dài đến 3 – 4 tháng. Do vậy, lợn rừng thường đẻ 1,2 – 1,3 lứa/năm.

Cũng do cuộc sống hoang dã ở rừng, nên chúng có thân mình hẹp, da dày, bụng gọn, chân cao, chắc, đi đứng trên tám ngón chân rất nhẹ nhàng, nhanh nhẹn. Thân hình lợn rừng rất thích hợp với việc đào bới cây củ, giun, dế… dưới đất để làm thức ăn. Mõm lợn rừng nhọn, thẳng và chắc. Nó rất phù hợp với việc đào hang hốc để ẩn náu, che mưa, che nắng…Lợn rừng cũng rất dễ bị “giật mình” mỗi khi có tiếng động lạ, tiếng người lạ…nó thích được chạy nhảy tự do thoải mái trên các bãi rộng rãi, có cây bóng mát. Lợn nuôi thả 10 tháng tuổiLợn nuôi thả 10 tháng tuổi

Khó tìm kiếm giống lợn rừng

Với nghề nuôi lợn rừng, lợn rừng lai thực chất rất khó có thể nuôi được những con lợn rừng thuần chủng 100%. Chỉ có một số nơi bắt được lợn rừng về, sau đó nuôi dưỡng, thuần hóa để nuôi những con lợn đực. Tuy nhiên tỷ lệ thuần hóa lợn rừng thấp vì bản tính nhút nhát, rất hung dữ của lợn rừng.

Vì vậy, trong chăn nuôi lợn rừng, người ta cố gắng cho lai tạo ra những con lai có nhiều máu lợn rừng để nuôi. Tuy nhiên, trở ngại trước mắt với những người nuôi lợn rừng lai hiện nay là khan hiếm con giống. Theo thời giá, giá lợn giống khoảng 200.000 đ – 250.000 đ/kg, vậy con giống 5 kg đã có giá hơn 1.000.000 đ. Trong khi đó giá lợn hơi rừng lai chỉ khoảng 60.000 đ/kg.

May một điều, lợn là giống đẻ sai, mỗi năm được khoảng 2 lứa, và mỗi lứa trung bình được 6 – 7 con, nên trong tương lai không xa, khi chúng ta đã tạo được thế hệ con lai F4, thì vấn đề con giống không còn là một trở ngại lớn. Giá lợn con từ đó sẽ sụt giảm, giúp người chăn nuôi tăng được lợi nhuận .

Thị trường tiêu thụ còn bấp bênh

Cho dù nhu cầu thịt lợn rừng lai và lợn nuôi thả của thị trường còn khá cao, tuy nhiên nhu cầu này bấp bênh và phụ thuộc vào điều kiện kinh tế. Nếu điều kiện kinh tế khá giả thì nhu cầu về thịt lợn rừng và thịt lợn nuôi thả sẽ nhiều, giá sẽ cao và tăng lợi nhuận khuyến khích người chăn nuôi.

Ngược lại, khi điều kiện kinh tế gặp khó khăn, nhu cầu về loại sản phẩm này sẽ bị sút giảm, dẫn tới giá sẽ giảm và ảnh hưởng tới người chăn nuôi.

0