21/06/2018, 15:07

Hiệp định tpp là gì và những điều cần biết về hiệp định ttp

TPP là gì? TPP , viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương ), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Với vai trò quan ...

TPP là gì?

TPP, viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Với vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng rộng lớn, TPP còn được xem như là "Hiệp Định Của Thế Kỷ 21".

Tính đến thời điểm chính thức ký kết hiệp định ngày 4/2/2016, TPP có tổng cộng 12 quốc gia thành viên, bao gồm: Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam, Australia, Chile, Singapore, Brunei, Malaysia, New Zealand, Peru, Mexico, Canada.

 12 quốc gia thành viên của TPP (2016)

12 quốc gia thành viên của TPP (2016)

Đại diện 12 nước gia nhập hiệp định TPP

Đại diện các nước gia nhập hiệp định TPP

Mục tiêu của TPP

Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. Ngoài ra, TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này, như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động…

Thắt chặt hơn mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia thành viên, thông qua các biện pháp giảm (thậm chí là loại bỏ hoàn toàn trong một số trường hợp) các hàng rào thuế quan giữa các nước, giúp tăng cường trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Cùng với tăng cường dòng chảy vốn, TPP cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nhóm 12 thành viên.

Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên.

Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên.

Nội dung hiệp định TPP

Hiệp định TPP gồm có 30 chương , bao hàm các vấn đề sau:

HÀNG HÓADỊCH VỤLĨNH VỰC KHÁC
  • Hàng hóa thương mại
  • Các biện pháp phòng vệ thương mại
  • Hợp tác Hải quan
  • Quy tắc và thủ tục xác định về Xuất xứ của Hàng hóa
  • Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch
  • Rào cản kỹ thuật về thương mại
  • Thâm nhập thị trường
  • Cung cấp dịch vụ xuyên biên giới
  • Dịch vụ tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Viễn thông
  • Nhập cảnh tạm thời đối với Doanh nhân
  • Đầu tư
  • Quyền sở hữu trí tuệ
  • Môi trường
  • Lao động
  • Mua sắm của Chính Phủ
  • Các điều khoản về Hành chính và Luật lệ
  • Cạnh tranh và các Doanh nghiệp Nhà nước

Trong đó các Chương quan trọng của hiệp định TPP doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý là:

  • CHƯƠNG 3 Quy tắc và thủ tục xác định về Xuất xứ của Hàng hóa
  • CHƯƠNG 7 Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch
  • CHƯƠNG 8 Rào cản kỹ thuật về thương mại
  • CHƯƠNG 18 Quyền sở hữu trí tuệ
  • CHƯƠNG 19 Lao động
  • CHƯƠNG 20 Môi trường

Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập TPP

Việt Nam được đánh giá sẽ đạt được các lợi ích lớn và lợi ích “cốt lõi” khi tham gia vào TPP:

  • Lợi ích từ việc giảm thuế hàng nhập khẩu từ các nước TPP: các ngành hàng hưởng lợi ích nhiều nhất là May mặc, Da giày, Nông sản, Thủy hải sản và thủ công mỹ nghệ
  • Tham gia TPP là cơ hội để Việt Nam gia nhập vào các chuỗi cung ứng của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới, cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn, không còn bị lệ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á.
  • Tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch cho Doanh nghiệp Việt Nam , nâng cao sức mạnh của doanh nghiệp.
  • Cải thiện điều kiện lao động, nâng cao chuẩn mực hàng hóa dịch vụ, bảo vệ môi trường.

Cơ hội luôn đi kèm với thách thức, Bộ Công Thương đã đưa ra một số thách thức cơ bản dành cho Việt Nam khi gia nhập TPP như sau:

  • Thách thức về thương mại hàng hóa: Bằng việc giảm trừ thuế xuất nhập khẩu về 0%, Việt Nam phải đối mặt với sức ép cạnh tranh lớn từ những mặt hàng như thịt lợn, thịt gà, sữa, ngô, đậu tương, nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc. 
  • Thách thức về việc điều chỉnh và hoàn thiện các quy định Pháp Luật về thương mại, đấu thầu, đầu tư, sở hữu trí tuệ, môi trường, lao động để thực thi có hiệu quả các cam kết trong TPP.
  • Thách thức về mặt xã hội, cạnh tranh gay gắt từ TPP có thể đưa nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản, nhất là những doanh nghiệp có còn lệ thuộc vào sự bao cấp của nhà nước, các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu... dẫn tới nguy cơ gia tăng tỷ lệ người lao động thất nghiệp. Tuy nhiên, hầu như Việt Nam không mắc phải sự cạnh tranh trực tiếp từ các nước trong TPP, nên ngoại trừ một số ít ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp, dự kiến rằng các tác động này có quy mô không đáng kể và chỉ mang tính cục bộ và ngắn hạn.

Mỹ tuyên bố rút khỏi TPP

Ngày 23/01/2017, Tổng thống Donald Trump đã bắt đầu thực hiện những cam kết trong chiến dịch tranh cử khi ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Tân Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh rút Mỹ ra khỏi Hiệp định TPP ngày 23/1

Tổng thống Mỹ - Donald Trump ký sắc lệnh rút Mỹ ra khỏi Hiệp định TPP ngày 23/1

Động thái này của lãnh đạo nền kinh tế lớn nhất TPP đồng nghĩa với việc 11 nước còn lại phải đàm phán lại hoặc "khai tử" hiệp định, bởi theo thoả thuận trước đó, TPP chỉ có hiệu lực được ít nhất 6 nước phê chuẩn trước tháng 2/2018 và các nước này phải đóng góp ít nhất 85% GDP trong khối (tức là không thể thiếu Mỹ hoặc Nhật).

Sau sự kiện này, các nước bắt đầu bước vào quá trình rà soát pháp lý và thông qua tại quốc hội để có thể đi vào thực thi vào năm 2018. Các thành viên còn lại của TPP, đặc biệt là Nhật Bản, Canada đã có những nỗ lực để cứu vãn, song hiệp định gần như đã đứng trước nguy cơ đổ vỡ sau động thái nêu trên của chính quyền mới tại Mỹ.

Nguồn tham khảo: Wiki, vnxpress, Bộ công thương

laginhi.com là site con của Tải office được sát nhập vào tháng 12/2017
0