18/06/2018, 10:36

Giải thích câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng

Đề bài: Bài làm Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều những câu ca dao tục ngữ đề cập đến giá trị của tài nguyên đất đối với con người. Một câu những câu tục ngữ đó chính là: “tấc đất tấc vàng”. Nhưng, không ...

Đề bài:

Bài làm

Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều những câu ca dao tục ngữ đề cập đến giá trị của tài nguyên đất đối với con người. Một câu những câu tục ngữ đó chính là: “tấc đất tấc vàng”. Nhưng, không phải ai cũng phải cũng hiểu được hết ý nghĩa của câu tục ngữ này.

Vậy, câu tục ngữ này được hiểu như thế nào? “Tấc đất” chính là đất đai mà chúng ta vẫn sinh sống, hoạt động ở đó. Câu tục ngữ được chia làm hai vế cân đối với nhau. Tấc đất có giá trị ngang bằng với tấc vàng- một kim loại quý vô cùng có giá trị. Nói cách khác, thông qua câu tục ngữ này, nhân dân ta mới muốn khẳng định giá trị của đất với con người. Nó quý như vàng và có khi còn giá trị hơn thế.

Vậy, tại sao mảnh đất thông thường, có thể còn xấu xí khô cằn lại có giá trị sánh ngang với vàng. Bởi lẽ, từ xa xưa, nhân dân ta sinh sống dựa vào nông nghiệp (trồng lúa nước). Chính vì thế, mỗi tấc đất khi con người cải tạo, cày cấy sẽ đem lại giá trị sản xuất. Từ hạt thóc thành gạo, từ gạo thành cơm, khiến cho con người có đủ lương thực, thực phẩm để duy trì cuộc sống hằng ngày. Không chỉ có thế, mỗi tấc đất còn được người dân tận dụng để xây nhà, chăn nuôi gia súc,…vvv. Đó chỉ một trong số vô vàng những giá trị mà đất mang lại cho con người. Vì vậy, dù thời xa xưa, so sánh tấc đất với tấc vàng có phần “quá lời” nhưng qua những giá trị mà đất đem lại cho người nông dân thì quả thật với họ, đất chẳng khác nào nguồn sống giúp họ tồn tại.

Ngày nay, tấc đất quả thật giá trị ngang với tấc vàng. Khi đất ngoài việc trồng trọt, xây dựng các công trình như nhà ở, đường xá, trường học, bệnh viện…vv, đất còn dùng để mua bán, trao đổi. Chính vì thế giá đất cũng tăng lên theo giờ, theo ngày. Đất trở thành một món hàng mua bán và đem lại lợi nhuận không thể đếm hết. Đặc biệt, ngày nay khi dân số ngày càng tăng, con người cần diện tích đất để phát triển cuộc sống thì đất lại càng có giá trị, nhất là những vùng trung tâm kinh tế hay đất thành thị. Song song với đó là sự phát triển, tiến bộ của khoa học kĩ thuật, con người cũng tìm ra được rất nhiều những kim loại, khoáng sản quý nằm sâu dưới lòng đất khiến cho đất càng có giá trị. Và hơn cả, đất đai thuộc về chủ quyền lãnh thổ của mỗi quốc gia. Vì vậy, nó càng phải được chú tâm và bảo vệ. Đến nay, đất thực sự đã trở nên vô giá và ai cũng hiểu được lợi ích của đất với con người.

Dù phần lớn mọi người hiểu được giá trị của đất nhưng không phải ai cũng biết cách để gìn giữ và bảo vệ nó. Ngày nay, vì hiểu được giá trị to lớn của đất cả về vật chất và tinh thần nên con người có rất nhiều những biểu hiện tiêu cực với nguồn tài nguyên “có hạn” này. Những mảnh đất rừng, hay đồi núi bị con người tàn phá để mở rộng diện tích sinh hoạt nhưng lại vô tình hủy hoại môi trường sống của rất nhiều các loài sinh vật, gây ra mất cân bằng sinh thái. Hơn thế, con người luôn cho rằng đất là nguồn tài nguyên vô hạn nên ra sức khai thác và tận dụng mà không hề nghĩ đến việc cần chăm sóc và bồi dưỡng. Thử hỏi, một ngày nào đó, nguồn tài nguyên này cạn kiệt, những sinh vật sống không còn trên mặt đất, cây cối bị tàn phá, đất đồng bằng phì nhiêu mầu mỡ trở nên khô cằn, sỏi đá. Vậy con người sẽ tiếp tục cuộc sống bằng cách nào?

Qua tất cả những yếu tố được kể trên. Chúng ta càng khẳng định giá trị của câu tục ngữ “tấc đất tấc vàng” mà cha ông ta đã để lại từ ngàn xưa. Câu tục ngữ này không chỉ có giá trị trong giá khứ mà còn cả hiện tại và tương lai. Nó nhắc nhở mỗi người chúng ta phải trân trọng từng mảnh đất mà cha ông đã hy sinh xương máu để xây dựng và giữ gìn. Chỉ có như vậy, con người mới mãi mãi hưởng những thành quả mà đất đem lại.

Nhẫn Đông

0