Điều kiện môi trường sống của hoa lan
Độ ẩm Trong rừng mưa nhiệt đới, nơi sinh ra nhiều giống lan, độ ẩm trong không khí rất cao, và đây là lý do vì sao lan lại sống rất tốt trên cây. Khi đưa lan ra khỏi môi trường ẩm của rừng mưa nhiệt đới, chúng ta phải cố gắng tái tạo một phần môi trường đó để giúp chúng duy trì cuộc sống. Phun ...
Độ ẩm
Trong rừng mưa nhiệt đới, nơi sinh ra nhiều giống lan, độ ẩm trong không khí rất cao, và đây là lý do vì sao lan lại sống rất tốt trên cây. Khi đưa lan ra khỏi môi trường ẩm của rừng mưa nhiệt đới, chúng ta phải cố gắng tái tạo một phần môi trường đó để giúp chúng duy trì cuộc sống. Phun sương lên lá sẽ giúp tạo độ ẩm đồng thời làm mát lá trong thời tiết nóng và rửa trôi bụi bặm. Xịt nước ở mặt dưới lá và trên ngọn cây sẽ xua bớt những sâu hại ẩn bên dưới lá (nơi mà chúng ít bị phát hiện), chẳng hạn như rệp nhện đó.
Thời gian tốt nhất để phun sương là lúc thời tiết nóng, vào buổi sáng để độ ẩm bay bớt đi trong ngày; nếu có quá nhiều nước đọng lại trên lá khi thời tiết lạnh hoặc khi nhiệt độ xuống thấp vào ban đêm, nó có thể gây đốm lá và thậm chí làm thối lá non.
Nếu trồng trong nhà kính, bạn hãy xịt nước làm ẩm nền vào mỗi buổi sáng, nhằm giữ độ ẩm cao mà không làm lá bị ướt quá. Khi trời quá nóng, hãy thực hiện việc này hai lần trở lên trong ngày. Trong môi trường độ ẩm tốt, nhiều loài lan có thể phát triển rất mạnh vì môi trường này rất giống với môi trường tự nhiên của chúng.
Việc giữ độ ẩm cao cho lan trong nhà sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên vẫn có nhiều loài lan trồng trong nhà phát triến mạnh trong điều kiện khô hơn một chút. Để tăng độ ẩm, bạn hãy đặt cây trên những khay đất sét viên ẩm, nhưng đừng để chậu ngâm trong nước. Thỉnh thoảng phun sương cho cây, nhưng nhớ đem ra chậu rửa chén kẻo làm ướt nhà. Lan báo Colmanara, ấn tượng với những đốm da beo, là một thành viên của giống Ondotglossum ưa lạnh
Ánh sáng
Lan vốn ít chịu sáng, vì phần lớn chúng có xuất xứ từ rừng mưa nhiệt đới với rất nhiều cây um tùm che phủ bên trên, làm cho mặt đất trong rừng rất âm u. Lượng ánh sáng thay đổi ở các tầng khác nhau trong rừng nói lên rằng các loại lan khác nhau có nhu cầu ánh sáng khác nhau. Những cây nhỏ có thể sống trên tận đầu nhánh nên đón ánh nắng nhiều hơn những cây sống ở các chạc thấp hơn được bóng lá che phủ. Đó chỉ mới là những loài phong lan; ngoài ra còn có nhiều loài địa lan mọc dưới những bóng cây to, trong một môi trường thậm chí còn tối hơn.
Song cũng như các loài thực vật khác, lan cần một mức độ ánh sáng nào đó để sống, và chúng ta cần xem xét từng loài lan cụ thể để cung cấp ánh sáng đúng mức cho chúng. Những loài thuộc giống Cattleya như loài C. Louis và Crala, cũng thích hợp với ánh sáng mạnh, nhưng chúng cần tránh những tia nắng mạnh nhất Những cây lan vanda lòe loẹt như loài V.Rothschildiana này cần nhiều ánh sáng để ra hoa đều đặn và lâu tàn
Lan ưa sáng
Thông thường cây có lá dày là cây chịu được ánh sáng mạnh. Những giống này gồm Cattleya, Laelia, Vanda, Ascocentrum, Rhyncostylis, Angraecum, và các giống lai, tất cả đều có lá dày và dai. Những giống nàv cần nhiều ánh sáng, vì ánh sáng rất quan trọng cho việc ra hoa. Nếu cây không nhận đủ ánh sáng, hoa sẽ ra yếu, trong khi đó lá lại trổ tốt và sẫm màu. Tất cả những giống kể trên đều cần nhiệt độ cao, nhưng đối với những loài ưa lạnh, ánh sáng cũng quan trọng không kém.
Chẳng hạn giống Cymbidium cũng cần nhiều ánh sáng, vì nhiều loài thuộc giống này mọc ở những môi trường tự nhiên hầu như luôn nhiều nắng. Một vấn đề thường gặp đối với những cây này là chúng được đặt trong nhà, không đủ ánh sáng, nên chúng ra nhiều lá mà chẳng có hoa.
Lan ưa tối
Lan ưa tối thường có lá mềm và nhạt màu hơn, dễ úa vàng hoặc cháy khi gặp nắng gắt. Một ví dụ rõ ràng nhất là Miỉtoniopsis, có lá xanh nhạt và mềm, ưa tối hơn những loài khác. Địa lan ưa tối gồm những loài lan hài (Phragmipedium và Cypripedium) và lan Paphiopedilum-, giống này thường có sọc hoặc đốm trên lá để ngụy trang trong ánh sáng phản chiếu từ đất rừng.
Nhìn chung, lan thích hợp với ánh sáng khuếch tán, nhất là trong mùa hè, thời điểm mà mặt trời tỏa ánh sáng mạnh nhất. Nếu cây nằm nơi nhiều ánh sáng, lá sẽ dễ bị cháy. Đây là tổn hại không thể cứu chữa được, và trong trường hợp nghiêm trọng còn có thể làm chết cây. Trong mùa đông, ánh nắng mặt trời không đủ mạnh để làm hại cầy, vì vậy bạn không cần phải che chắn gì thêm; thực tế là bạn phải cho cây được phơi nắng càng nhiều càng tốt trong mùa đông, vì thời tiết lúc này có thể rất ẩm.
Lan trong nhà kính
Nếu trồng lan trong nhà kính, bạn phải làm mái che để kiểm soát cường độ ánh sáng cho cây. Che lớp thứ nhất vào đầu xuân. Có thể che bằng lưới hoặc bằng cách quét màu lên mái che, hoặc kết hợp cả hai. Vị trí của nhà kính cũng quyết định mức che chắn cho cây; chẳng hạn một số nhà kính nằm gần những cây rụng lá theo mùa, cho bóng mát vào mùa hè, nên bạn ít phải che chắn trong mùa này. Đến giữa xuân và đầu hè, bạn có thể tăng độ che mát bằng lớp che thứ hai, nếu cần. Dần dần tăng độ che bóng sao cho giảm được 50% ánh sáng trong những tháng nắng nhất của mùa hè. Đến đầu thu, bạn có thể giở bớt lớp che và đến mùa xuân sau mới che lại. Mục đích là phải cung cấp ánh sáng vừa đủ, nhưng tránh ánh náng trực tiếp; nếu bạn có thể đứng trong nhà kính và nhìn lên mái che mà không nheo mắt thì nghĩa là ánh sáng đã thích hợp.
Lan trong nhà
Nếu trồng lan trong nhà, bạn có thể phải che chắn thêm, nhất là khi chúng được trồng bên cửa sổ nhiều nắng. Có thể dùng màn lưới để che, nếu không hãy đưa cây vào nơi khuất nắng trong những ngày nắng gắt nhất. Hoặc có thể dùng một mẩu lưới che lan để che chậu lan này lại.
Sự thông gió
Sự thông gió cũng rất quan trọng trong việc giữ mát cho lan. Các lỗ thông gió hoặc các cửa sổ của nhà kính được mở ra trong ngày nóng sẽ giúp hạ nhiệt độ nhà kính xuống. Lý tưởng nhất là sử dụng hệ thống thông gió tự động, vì một nhà kính đóng hết cửa trong ngày nóng thì nhiệt độ có thể lên đến trên 40°c. Dưới điều kiện như thế, cây sẽ mất sức và có thể sẽ không hồi phục được.
Khi che lưới cho cây, bạn phải lưu ý các lỗ thông gió, vì có thể bạn phải mở chúng trong suốt thời gian che lưới. Nếu bạn sợ rằng khi mở lỗ thông gió hoặc cửa nhà kính như vậy, côn trùng, như ong nghệ, sẽ bay vào phá hoại vườn lan, thì bạn hãy che lưới lên cả lỗ thông gió và cửa, như thế không khí sẽ được lưu thông nhưng côn trùng không thể lọt vào.
Với lan trồng trong nhà, độ thông gió cũng quan trọng không kém. Bạn nên thỉnh thoảng mở cửa sổ, vì dòng lưu chuyển không khí rất tốt cho lan, miễn là không phải trong mùa khô lạnh.
Nhiệt độ
Lan được phân nhóm theo nhiệt độ mà chúng cần để phát triển tốt: nhóm ưa lạnh, nhóm ưa nóng, và nhóm trung gian.
Nhiệt độ tối thiểu
Những loài lan ưa lạnh thường có xuất xứ từ những dãy núi cao, như Himalaya hoặc Andes. Nhiệt độ ban đêm có thể xuống đến 5°c, nhưng thường là trong mùa khô, nên những cây này thường nghỉ ngơi và chịu được thời tiết lạnh và khô. Những cây thuộc giống Pleione có xuất xứ từ dãy Himalaya, nghỉ ngơi vào mùa lạnh và khô, sau mùa ra lá.
Mặc dù lan cần nhiệt độ thấp, nhưng nhìn chung không nên để chúng bị phơi ngoài sương giá, vì như thế sẽ gây tổn hại, thậm chí là làm chết cây. Tuy nhiên, hầu hết những loài lan ưa lạnh không thích nhiệt độ xuống đến 5°c. Với những giống phổ biến nhất, như Cymbidium, Ondotoglossum, và Dendrobium, nhiệt độ tối thiểu ở 10°c là vừa. Con số được ghi trên nhãn chậu thường là nhiệt độ tối thiểu, nghĩa là những đêm đông lạnh nhất, nhiệt độ cũng không được xuống thấp hơn mức này. Con số nàv sẽ cho bạn biết cần cung cấp nhiệt độ cho cây như thế nào vào mùa đông – đây sẽ là khoản tốn kém nhất.
Lan thuộc nhóm trung gian cần nhiệt độ cao hơn một chút, chẳng hạn nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông cho giống Miltoniopsis và Cattileya là khoảng 12°c. Lan ưa nóng cần được giữ ở nhiệt độ trên 15°c để đảm bảo sự phát triển tối ưu. Phalaenopsis và Phaphiopedilum là hai giống điển hình của nhóm này. Nếu nhiệt độ thường xuyên xuống thấp hơn mức tối thiểu hoặc đột ngột giảm rất mạnh, cây sẽ bị tổn hại nặng nề. Tương tự, nếu lan ưa lạnh mà nhiệt độ cung cấp cho chúng lại thường xuyên quá ấm, chúng sẽ phát triển rất èo uột, hoặc phát triển rất mạnh nhưng ra toàn là lá thay vì hoa.
Nhiệt độ tối đa
Nhiệt độ tối đa cũng quan trọng không kém. Trong mùa hè, nhiệt độ không nên quá 24°c đối với loài lan ưa lạnh và 28°c đối với loài lan ưa nóng. Trong thời tiết rất nóng, cố gắng phun sương, che chắn, và thông gió để hạ bớt nhiệt độ.
Với thời tiết nóng của mùa hè, bạn không cần phải sưởi cho cây, đặc biệt là với những loài lan ưa lạnh. Nếu nhiệt độ ban đêm dễ chịu thì ngay cả những loài ưa nóng cũng có thể phát triển mà không cần được sưởi thêm.
Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ môi trường của lan bằng nhiệt kế maximum/ minimum để theo dõi khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp
Sự dao động nhiệt độ
Sự dao động nhiệt độ là điều bình thường trong tự nhiên: ngày thì nóng hơn đêm và mùa đông thì lạnh hơn mùa hè. Những thay đổi hằng ngày và theo mùa đó rất có ý nghĩa cho chu kỳ tăng trưởng và ra hoa của lan. Sự giảm nhiệt độ trong mùa đông, nhất là vào ban đêm, báo hiệu cho những loài lan ưa lạnh biết rằng mùa tăng trưởng đã kết thúc và đây là lúc bắt đầu phát triển chậm lại và ra hoa. Lan Cymbidium là một ví dụ rõ nhất cho điều này. Nếu những cây này được giữ ấm trong mùa đông, chúng sẽ tưởng rằng mùa hè vẫn còn nên theo chu kỳ mùa hè thì chúng không ra hoa. Cường độ chiếu sáng cũng có tác động trong việc này, song yếu tố quan trọng nhất vẫn là nhiệt độ.
Ngay cả những loài ưa nóng mà được giữ ở nhiệt độ quá cao cũng sẽ tiếp tục phát triển mà không trổ hoa. Nếu cây lan Phalaenopsis của bạn vẫn còn e dè chưa chịu ra hoa, bạn hãy dời nó vào nơi mát mẻ hơn một chút.
Quá nóng hoặc quá lạnh
Tuy lan cần có sự thay đổi nhiệt độ, nhưng quá lạnh hoặc quá nóng thì cũng không tốt.
Cây sẽ trông giống như bị đông lạnh hoặc bị nấu. Các tế bào trên lá sẽ suy kiệt vì hoạt động quá mức. Bệnh nhiễm trùng thứ cấp sẽ nhanh chóng ăn vào, tạo thành một mảng đen trên lá và lập tức lan ra khắp bề mặt lá. Tình trạng này sẽ lan sang phần còn lại của cây, và nếu nghiêm trọng sẽ dễ dàng giết chết cây. Những triệu chứng này thường gặp khi hệ thống sưởi cho mùa đông không hoạt động vào những đêm trời lạnh, hoặc những ngày hè nóng bức mà lan không được thông gió. Trong trường hợp nặng, lan có thể không sống nổi, nhưng nếu bị nhẹ thì bạn có thể cắt bỏ những lá hoặc những phần bị ảnh hưởng nặng nhất rồi dưỡng cho nó hồi phục hoàn toàn.