DIỆP QUẾ (1667 - 1746)
Diệp Quế, tự Thiên Sĩ, hiệu Hương Nham, người Tô Châu, Ngô Huyện, nhà ở ngoài cửa thành Tô Châu trên bờ sông, nhân đó về già tự hiệu là Thượng Tân lão nhân (tân: bến, bờ); là y gia trứ danh đời Thanh, người đặt nền móng cho phái ôn nhiệt học. Ông con nhà thế y. Tổ phụ Điệp Thời (tự Tử Phàm) ...
Diệp Quế, tự Thiên Sĩ, hiệu Hương Nham, người Tô Châu, Ngô Huyện, nhà ở ngoài cửa thành Tô Châu trên bờ sông, nhân đó về già tự hiệu là Thượng Tân lão nhân (tân: bến, bờ); là y gia trứ danh đời Thanh, người đặt nền móng cho phái ôn nhiệt học. Ông con nhà thế y. Tổ phụ Điệp Thời (tự Tử Phàm) thông y lí, càng tinh chuyên khoa tiểu nhi, trị bệnh trẻ con không hiềm nghèo khó, cứu sống rất nhiều, nổi danh một vùng đất Ngô. Cha là Diệp Triều Thái (tự Dưng Sinh), tinh y thuật, khinh tài, hiếu (bố) thí, người các địa phương vùng Ngô trung đến xin trị liệu ngày đêm không dứt. Diệp Quế
thông mẫn hơn người, đọc sách qua mắt rồi không quên. Ban ngày theo thầy học Thư Kinh, ban đêm học nghề thuốc với cha. Các sách ‘Tố Vấn’, ‘Nạn kinh’ cùng các sách y do các danh gia Hán, Đường, Tống đều xem qua và lãnh hội. Có điều bất hạnh là cha ông mất lúc ông 14 tuổi. Tuổi trẻ mồ côi lại nghèo, để sinh sống, ông chỉ còn cách một mặt hành nghề xem mạch chẩn trị, một mặt bái sư đồ đệ họ Chu của cha tiếp tục học y. Chu đem toàn bộ sở học của thầy Diệp truyền lại cho con thầy. Thiên Sĩ hết lòng nghe dạy, giảng đến đâu hiểu ngay đến đó, thông thuộc rất nhanh, chỗ tâm đắc còn hơn cả thầy. Nhung ông không hề tự mãn, nghe ai có sở trường nào về trị liệu thì tìm cách bái sư học thêm. Làm như thế trong thời gian từ 14 đến 18, 19 tuổi, trước sau học với 17 vị danh y, nhờ đó mà học được nhiều chỗ hay của các nhà. Ông chẩn đoán giỏi, lúc xem bệnh bắt mạch (thiết), xem thần sắc con bệnh (vọng), nghe giọng nói (văn), quan sát (sát) hình tướng, cho nên khi trị bệnh, ông không cố chấp thành kiến, trị được nhiều bệnh lạ, được người ta khen là y học đại gia. Ông nổi tiếng trong triều ngoài nội, trên từ nhà quyền quí, dưới đến bình dân bách tính, gần xa trong ngoài tỉnh, ít có người không biết tiếng ông. Sự cống hiến cực lớn của ông cho nền y học Trung Quốc là ông đã sáng lập học phái ôn bệnh. Ông đã tổng kết kinh nghiệm của tiền nhân, nhận thấy các sách y học kinh điển của Trung Quốc y như ‘Nội kinh’, ‘Nạn kinh’, ‘Thương hàn luận’, tuy có tên là ôn bệnh nhung không rõ ràng phép trị liệu; Lưu Nguyên Tố triều Kim, Ngô Hữu Tính đời Minh, đối với bệnh ôn nhiệt hoặc bệnh ôn dịch tuy có sáng kiến nhất định, nhưng lại thiếu sót lý luận và thực tiễn có hệ thống. Ông bèn tiến hành nghiên cứu sâu và kỹ lưỡng ôn bệnh, trải qua thời gian tìm tòi, bàn thảo không nghỉ, rốt cuộc đã có đọc nhận thúc mới đối với qui luật phát sinh,
phát triển của ôn bệnh, đã mở con đường mới về biện chứng luận trị ôn bệnh. Hai trăm năm nay, không thiếu gì người kế tục hoàn thiện học thuyết của ông, học phái ôn bệnh do đó mà hình thành, mà ông cũng được tôn là tổ sư của học phái ôn bệnh.
Ông trọn đời bận lo nhiệm vụ chẩn trị, đem kinh nghiệm của mình tùy lúc khẩu truyền cho đồ đệ. Hiện còn các sách ‘Ôn Nhiệt Luận’ và ‘Lâm Chứng Chỉ Nam Y Án’ đều là do đồ đệ của ông, là Cố Cảnh Văn, Hoa Tụ Vân đem kinh nghiệm trị liệu và học thuyết của ông tập hợp chép ra thành sách.
Lúc lâm chung, ông di chúc cho con dặn đi dặn lại: ‘Nghề y nên làm, mà cũng chẳng nên làm. Đầu óc sáng suốt, thiên tư thông mẫn, đọc nhiều sách, sau đó khả dĩ cứu đời; bằng không, ít có ai không giết người vì bánh thuốc cũng như đao kiếm vậy. Ta chết, con cháu thận trọng, chớ xem nhẹ y đạo’. ‘Danh y danh ngôn, ngữ trọng tâm trương’ câu này đã nói rõ sự nghiệp y học là một sự nghiệp cao thượng cứu người giúp đời, lại cũng phản ánh đầy đủ thái độ trị học nghiêm túc của Diệp Thiên Sĩ. ' '
Ông mất năm 1749, hưởng thọ 79 tuổi.