HÀ MỘNG DAO (1693 - 1763)
Hà Mộng Dao, tự Báo Chi, hiệu Tây Trì, về già tự xưng là Nghiên Nông, người Quảng Đông, Nam Hải, là danh y ở Lĩnh Nam, đời Thanh. Khi còn nhỏ ông học khoa cử, nhung vì nhiều bệnh, phải bỏ học nhiều nên thi không đỗ. Con người ông tích cách hào sảng phóng khoáng, buổi trà dư tửu hậu phương cùng ...
Hà Mộng Dao, tự Báo Chi, hiệu Tây Trì, về già tự xưng là Nghiên Nông, người Quảng Đông, Nam Hải, là danh y ở Lĩnh Nam, đời Thanh. Khi còn nhỏ ông học khoa cử, nhung vì nhiều bệnh, phải bỏ học nhiều nên thi không đỗ. Con người ông tích cách hào sảng phóng khoáng, buổi trà dư tửu hậu phương cùng bạn bè bàn luôn thế sự cổ kim không biết mệt. Đối thi văn, âm luật, lịch pháp, số học, các môn đều có nghiên
cứu sâu. Năm 29 tuổi học với Đốc học ở Quảng Đông là Huệ Sĩ Kỳ. Vì ông đọc thông bách gia chư tử, tài hoa xuất chúng, lại giỏi thi văn nên được thầy Huệ khen là ‘hạt châu quí của Nam Hải’. Lại vì cùng Lao Hiếu Dự là tám bạn đồng học nổi tiếng nên được tặng là ‘Huệ môn bát tử’ (bọn tám ngươi ở cửa thầy Huệ). Học xong kinh sách, ông nghiên cứu thêm y thuật của Kỳ, Hoàng (Kỳ Bá, Hoàng Đế), lâu ngày tinh thông nghề y. Năm 38 tuổi, ông mới đỗ Tiến sĩ; Khi vào điện thứ, được hỏi về việc trị thủy, ông ví trị thủy như trị bệnh, nghìn lời thao thao bất tuyệt, quan chủ khảo họ Cố hết lời khen tặng, kết quả đỗ đầu bảng. Sau làm quan huyện trải qua các nơi, như: Quảng Tây, Nghĩa Ninh, Dương Sóc, Sầm Khê, Tư Ân; mười mấy năm sau thăng quan châu ở Phụng Thiên, Liêu Dương (nay là Thẩm Dương). Ông nổi tiếng giỏi hành chính. Khi làm quan ông vẫn trị bệnh cho dân. Ông thanh liêm, biết thương dân, quan tâm đến đời sống khổ cực của dân, có thành tích tết trong việc chữa trị bệnh dịch trong dân. Khi ở Tư ân, bệnh dịch lệ lưu hành, ông cho thuốc uống kịp thời, cứu sống nhiều người. Quan trên ra lệnh đem phương thuốc của ông công bố rộng rãi đần các quận ấp, cứu dân rất nhiều. Khi ở Liêu Dương, có người bệnh thần kinh hơn năm tên Vương Hồng, khi phát bệnh có sức mạnh phi thường, một lần từng nhấc bổng một người lên ném vào lửa, lửa đốt sém hết da, ông đắp thuốc cho nạn nhân mấy ngày thì khỏi. Ông lại ngồi ở công đường, truyền lệnh bắt Vương Hồng trói vào cột ở sân. Vương vừa ca hát vừa chửi mắng điên cuồng. Ông dùng cực hình cho hắn sợ, rồi bắt hắn uống thuốc, tức là cho hai người đè hắn xuống, rót thuốc vào hai lỗ tai. Không lâu sau, hắn mửa dữ, thần chí tỉnh táo các chứng đều hết. Số đông người vây quanh trông thấy đều kinh ngạc bội phục. Y thuật của ông vang tiếng khắp Phụng Thiên. Ông làm quan gần 20 năm, nhung không có tiền dư, mình mặc triều phục mà lòng ở y học, chán mệt chốn quan trường bèn xin từ quan về làng vào niên hiệu Càn Long năm thứ 15 (1750), quyết lòng theo nghiệp y tế thế lợi dân cho đến hết đời. Tuổi già ông lấy việc viết sách làm vui, biên soạn rất nhiều sách thuốc, trong số đó có quyển ‘Y Biển’ là tiêu biểu nhất, một quân y học nhập môn, chữ nghĩa rõ ràng, đầy đủ, có tính cách cơ sở tốt. Hậu thế lấy sách này và các sách sau đây của ông ‘Thần Hiệu Các Khí Bí Phương’, ‘Truy Lao Tiên Phương’, ‘Phụ Khoa Lương Phương’, ‘Ấu Khoa Lương Phương’, ‘Đậu Chẩn Lương Phương’, họp lại ấn hành một bộ ‘Y Phương Toàn Thư’. Ngoài ra, ông còn có các sách ‘Thương Hàn Cận Ngôn’, ‘Châm Cứu Xuy Vân Tập’, ‘Chẩn Mạch Phổ’. Ông mất năm 1763, hưởng thọ 70 tuổi.