18/06/2018, 13:12

LƯU HOÀN TỐ (1120 – 1200)

Tự là Thủ chân, hiệu Thông Huyền xử sĩ, nguyên quán ở huyện Túc Ninh, Hà Bắc, lúc nhỏ vì nạn lụt cả nhà dời đến phủ Hà Gian (nay là Hà Gian, Hà Bắc), cho nên người đời sau cũng gọi ông là Lưu Hà Gian. Về sau, quân Kim xâm lược xuống miền Nam, diệt nhà Bắc Tống, dân chúng trở thành dân nhà Kim, ...

 Tự là Thủ chân, hiệu Thông Huyền xử sĩ, nguyên quán ở huyện Túc Ninh, Hà Bắc, lúc nhỏ vì nạn lụt cả nhà dời đến phủ Hà Gian (nay là Hà Gian, Hà Bắc), cho nên người đời sau cũng gọi ông là Lưu Hà Gian. Về sau, quân Kim xâm lược xuống miền Nam, diệt nhà Bắc Tống, dân chúng trở thành dân nhà Kim, ông là người đúng đầu .

trong ‘tứ đại gia’ đời Kim, Nguyên, nhân vật đại biểu cho Hàn lương phái. Ông xuất thân ở nhà nghèo khổ, năm mười lăm tuổi mẹ bệnh, ba lần rước thầy trị không khỏi nên chết. Ông quyết lòng học y, trước theo thầy Trần Hy Di, được thầy truyền nghề. Năm hai lăm tuổi bắt đầu nghiên cứu sâu quyển ‘Tố Vấn', suất ngày không rời sách đến năm sáu mươi tuổi, nắm được chỗ yếu diệu của sách.

Hơn nửa đời người, ông hành nghề ở mạn Hà Bắc. Cửa nhà ông ồn ào như chợ, người đến xin trị bệnh đông đúc. Có số con bệnh sốt cao đến hôn mê bất tỉnh, được ông châm kim và cho uống thuốc rất mau khỏi, ông cũng thường đi khắp nơi xem mạch, cho thuốc. Vì y thuật của ông cao minh, vua Kim Chương tông Hoàn Nhan Cảnh từng ba lần triệu ông ra làm quan, ông đều từ chối. Triều đình ban cho ông danh hiệu 'Cao thượng tiên sinh’.

Đối với học thuyết ‘vận khí’ của sách ‘Nội Kinh ông có công nghiên cứu sâu dày. Học thuyết này chiếm một vị trí trọng yếu trong tư tưởng học thuật của ông. ‘Vận khí’ là người xưa dùng sự chuyển vận của ngũ hành, lục khí để thuyết minh có sự quan hệ giữa tật bệnh với qui luật khí hậu biến hóa trong tự nhiên ông xác nhận rằng không biết vận khí mà muốn hành y không sai sót là sự ít có vậy’ (Bất tri vận khí nhi cầu ý, vô thất giả tiểu hỷ). Và ông đem hết sức ra nghiên cứu để kết hợp học thuyết này với việc trị liệu thực tiễn. Ông đem ‘ngũ vận lục khi’ làm cương lĩnh, phân loại tật bệnh và làm nhân tố gây bệnh, đồng thời dựa trên nguyên nhân gây bệnh mà chữa trị, ra đơn thuốc. ông phản đối những người theo học thuyết vận khí một cách máy móc, nghĩ cố định rằng khí nào làm chủ năm nào, tất nhiên phát sinh bệnh nào, và cũng phê phán quan niệm ‘tú mệnh luận’ cho rằng thân thể ngươi ta phát bệnh là hoàn toàn chịu sự chi phối của ngũ vận lục khí. Quan điểm này của ông có ảnh hưởng rất lớn đối với y gia đời sau. Trong thời đại ông sinh sống, bệnh nhiệt tính tương đối thịnh hành, cho nên trong lý luận y học, ông đề xướng ‘hỏa nhiệt luận’, mà khi dùng thuốc trị bệnh ông cũng thiên về ‘hàn lương’ (thuốc uống cho mát); vì vậy mà đời sau cho ông thuộc ‘hàn lương phái’.

Thời kỳ Tống, Nguyên, một số thầy thuốc chịu ảnh hưởng ‘cục phương’ (đơn thuốc được Chính phủ chấp nhận) Do chính quyền Tống ban định, dùng thuốc phần nhiều thiên về cay nóng. Vì thế mà khi hàn lương phái ra đời, trong giới y học đương thời nổi lên cuộc tranh luận kịch liệt, có một số người cho ông không tuân phép nước, tự bày dị đoan, đề xuất gây khó khăn cho ông. Nhưng thực tế chứng minh rằng lý luận của ông là chính xác. Học thuyết mới do ông sáng lập căn cứ trên tình huống thục tế, chẳng những phong phú hóa kho báu lý luận của y học tổ quốc, điện định cơ sở của học thuyết ‘bệnh nóng’ cho hậu thế, mà còn phấn phát tư tưởng học thuật, đả phá tinh thần bảo thủ đương thời, mở màn cho sự tranh luận y học của thời kỳ Kim, Nguyên, đã cống hiến lớn lao cho vấn đề xúc tiến sự phát triển ngành y học Trung Quốc.

Ông trước tác rất nhiều; các sách tiêu biểu cho tư tưởng học thuật của ông chủ yếu có ‘Tố Vấn Huyền Cơ Nguyên Bệnh Thức’, ‘Tuyên Minh Luận Phương’, ‘Tố Vấn Yếu Chỉ’, ‘Thương Hàn Trực Cách’, những di sản y học quí báu để lại cho đời sau. Ông mất năm 1200, hưởng thọ tám mươi tuổi.

0