NGU ĐOÀN (1438 – 1517)
Ngu Đoàn, tự Thiên Dân, người đời Minh, Chiết Giang, Nghĩa ô. Sống ở Hoa Khê, ông tự hiệu là Hoa Khê Hằng Đức lão nhân. Ông con nhà thế y. Tằng thúc tổ (em ông cố) của ông là Ngu Thành Trai sống cùng thời, ở cùng thôn với Chu Đan Khê, chịu ảnh hưởng của Chu, cũng dùng y thuật nổi tiếng ở đời. Về ...
Ngu Đoàn, tự Thiên Dân, người đời Minh, Chiết Giang, Nghĩa ô. Sống ở Hoa Khê, ông tự hiệu là Hoa Khê Hằng Đức lão nhân. Ông con nhà thế y. Tằng thúc tổ (em ông cố) của ông là Ngu Thành Trai sống cùng thời, ở cùng thôn với Chu Đan Khê, chịu ảnh hưởng của Chu, cũng dùng y thuật nổi tiếng ở đời. Về sau, đời đời nối nhau; về y
lý chủ yếu học theo học thuyết của Đan Khê. Ngu Đoàn tuổi nhỏ thông minh, học khoa cử, giỏi làm thi viết văn. Sau vì mẹ bệnh, ông chịu khó học y. Trong 10 năm, đọc khắp sách vở, lại được ông, cha dùng lời truyền dạy nên tinh thông y lí, xem mạch người nói sống chết không lần nào sai, lại thêm khi trị bệnh cho ngươi, không kể thù lao nhiều ít, cho nên y đạo truyền xa. Tuy tuổi già nhung ông vẫn không nghỉ, miệt mài trước thuật. Lúc 77 tuổi, niên hiệu Chính Đức năm thứ 10 (1515) viết xong quyển ‘Y Học Chính Truyền’ (cũng có tên ‘Y Học Chính Tông’). Ở đầu sách, liệt kê 50 điều y học ‘hoặc vấn’ giải rõ ý nghĩ khôn cùng của các bậc tiên triết, rồi mới trước thuật phân biệt bệnh chúng lâm sàng các khoa, lấy chứng phân môn loại, trước luận chứng, kế luận mạch, sau luận phương thủy. Khi luận thuật, lấy học thuyết Đan Khê làm gốc; tổng luận các bệnh ắt lấy yếu chỉ ở ‘Nội kinh’ làm giềng mối, phép xem mạch theo ‘Mạch Kinh’ của Vuông Thúc Hòa, thương hàn theo Trương Trọng Cảnh, trị nội thương theo Lý Đông Viên, trị trẻ con theo Tiền Ất, tham khảo học thuyết của các y gia, cộng với lời gia truyền và kinh nghiệm cá nhân. Trong sách, đối với bùa chú, đồng bóng và thuyết vận khí, đều có lời phê phán. Ngoài ra, ông còn biên soạn ‘Phương Mạch Phát Mông’, ‘Thương Sinh Tư Mệnh’, ‘Chứng Trị Chân Thuyên’, ‘Bách Tự Ngâm’, ‘Bán Trai Cảo’, đáng tiếc là hiện nay một số sách đã thất truyền!
Ông giỏi ở suy tư theo ý riêng mình, bạo dạn có sáng kiến, đối với thuyết chia hai quả thận ‘tả là thận, hữu là mệnh môn’ của ‘Nạn kinh’, dám đưa ra nghị luận khác. Ông nhận xét rằng hai thận ‘hình giống nhau, sắc cũng không khác’, đem chia là hai vật, thật là vô căn cứ vì vậy, đưa ra thuyết ‘gọi chung hai thận và mệnh môn. Còn như vấn đề thận thủy, thận hỏa, cũng không nghĩ là tả là âm, hữu là dưới mà là thận tuy là thủy tạng, mà có tướng hỏa ở trong ấy, từ đó thuyết minh quan hệ thủy hỏa trong thận. Ngoài ra, Ngu Đoàn còn sáng chế việc dùng khí cụ rửa ruột để trị bệnh táo bón. Theo ông tường thuật, sau khi bị bệnh đậu mùa, đương đại tiện bị táo bón lâu đến 25 ngày. Hậu môn và ruột già đau nhức nhiều, dùng nhiều phương pháp trị liệu đều không kiến hiệu. Ông bèn dùng ống trúc nhỏ thổi dầu xổ vào hậu môn; nửa giờ sau, bệnh nhân cảm thấy dầu vào trong ruột giống như con giun bò, một lúc sau xổ ra một hai thăng phân đen, mệt mỏi ngủ, rồi yên. Đây là phép dùng khí cụ bơm dầu vào ruột trị táo bón được sử dụng tương đối sớm nhất trong y học Trung Quốc. Ông cũng có nghiên cứu phép dưỡng sinh (dưỡng sinh đạo). Một lần, Hàn Phương Bá đến xin xem mạch trị bệnh; còn giờ rỗi, Phương Bá có hỏi ông về phép dương sinh phòng bệnh. Ông đọc yếu quyết 12 chữ như sau: ‘tiết thị dục, giới tính khí, thận ngôn ngữ, cẩn phục thực’ (giảm lòng ham muốn, giữ gìn tính tình, nói năng thận trọng, ăn uống điều độ). Họ Hàn lấy làm thán phục.
Đọc trong. ‘Kim Hoa phủ chí’ (địa phương chí của phủ Kim Hoa), thấy chép: Nhân vật nổi tiếng về ngành y ở Nghĩa ô, không thiếu gì người nối theo sau Đan Khê, nhưng chỉ có Ngu Đoàn là trội hơn tất cả.
Ông mất năm 1517, hưởng thọ 79 tuổi.