18/06/2018, 13:11

LÝ TRUNG TỬ (1588 – 1655)

Lý Trung Tử, tự Sĩ Tài, hiệu Niệm Nga, người Giang Tô, Nam Hối nay là Thương Hải), y gia trứ danh cuối đời Minh đầu đời Thanh. Ông là con nhà quan quyền, cha là Lý Thượng Cổn, niên hiệu Vạn Lịch năm thứ 17 (1589) thi đỗ tiến sĩ, nhận chức Binh bộ triều Minh. Ông thông minh hiếu học, thuở nhỏ học ...

 Lý Trung Tử, tự Sĩ Tài, hiệu Niệm Nga, người Giang Tô, Nam Hối nay là Thương Hải), y gia trứ danh cuối đời Minh đầu đời Thanh. Ông là con nhà quan quyền, cha là Lý Thượng Cổn, niên hiệu Vạn Lịch năm thứ 17 (1589) thi đỗ tiến sĩ, nhận chức Binh bộ triều Minh. Ông thông minh hiếu học, thuở nhỏ học nghiệp Nho. Năm 12 tuổi, thi khoa thần đồng được giải quán quân. Về sau, vì cha mẹ mắc bệnh gặp lang băm trị liệu sai lầm, bản thân ông cũng yếu ớt nhiều bệnh nên ông quyết tâm học y. Trước từ các sách của hai họ Hiên, Kỳ (Hiên Viên,  Kỳ Bá), sau đến luận thuật của bách gia, không sách nào không đọc, trải mấy mươi năm gian khổ, y thuật ngày càng tinh thông, khi gặp bệnh lạ, bệnh nào cũng trị khỏi. Người bốn phương tìm đến xin chữa trị

rất đông, ông trở nên danh y trong đời. Người theo ông học y cũng nhiều; người thứ nhất là Thẩm Lãng Trọng, người thứ nhì Mã Nguyên Nghi, người thứ ba Vưu Tại Kinh, đều là danh y đương thời. Học thuyết trị liệu của ông chủ trương kế thừa một cách toàn diện các sở trường của các danh gia mà không thiên về học thuyết của một

nhà nào. Ông nhận xét rằng y gia các đời trước thư lập ngôn đều là dựa trên cơ sở tư tưởng học thuật kế thừa của tiền nhân, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn của bản thân; phát huy thêm ra, bổ túc chỗ chưa đủ của tiền nhân cho nên kẻ học y đời sau thật không nên học theo Trọng Cảnh để thiên về tân nhiệt (cay nóng), học theo Hà Gian để thiên  về khổ hàn (đắng lạnh), học theo Đông Viên để thiên về ôn bổ (bổ ấm), học tập Đan Khê để thiên về thanh giáng (giáng hỏa tư âm). Vì ông biện luận ngay thẳng thu góp được sở trường của các y gia cho nên ông trị bệnh hiệu nghiệm như thần. Danh y đời Minh, Vương Khẳng Đùưng, lớn hơn ông 89 tuổi. Họ Vương, khi 80 tuổi bệnh tiêu chảy không cầm được, tự chữa trị không khỏi, mời hiếu danh y hội

chẩn cho là vì ông tuổi cao, tỳ vị hư hàn, cho dùng thang thuốc đại bổ âm. Bệnh tình

không giảm lại tăng thêm. Sau mời ông đến luận bàn. Ông cho là vì đờm kết tụ gây

nên, chỉ dùng một vị Ba đậu sương; họ Vương uống xong, đại tiện ra mấy thăng' chất

bọt nhớt tựa đờm, nước bọt, bệnh tiêu chảy dứt hết.  Quan điểm học thuật của ông là xem trọng tác dụng của tỳ thận và sự thăng giáng của thủy hỏa âm dương. Ông đưa ra quan điểm ‘thận là gốc của tiên thiên, tỳ là gốc của hậu thiên’, ‘khí huyết đều trọng yếu như nhau, mà bổ khí trước khi bổ huyết; âm dương đều nhu yếu như nhau, mà dưỡng dương trước khi bổ âm’. Quan điểm này luôn được y gia hậu thế xem trọng và kính cẩn noi theo.

Để phát huy kiến giải học thuật của mình, ông cần cù suất đời viết sách, trong số có hai sách tiêu biểu: ‘Nội Kinh Tri Yếu', ‘Y Tông Tất Độc’. Ngoài ra, còn có ‘Thương

Hàn Quát Yếu', ‘Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải’, ‘San Bổ Di Sinh Vi Luận’, ‘Sĩ Tài Tam Thư’ hơn 10 chủng loại. ‘Nội Kinh Tri Yếu' là tiết giảm nguyên văn của Nội kinh, rồi chú thích thêm, một quyển sách tuyển chọn và chú thích Nội kinh giản minh nhất trong loại này từ xưa đến nay, rất được người mới học y hoan nghênh. 'Y Tông Tất Độc’ là sách y học nhập môn, chữ nghĩa tinh giản, đầy đủ mà dễ hiểu, tiện cho bậc có học, cho nên được lưu truyền rộng, thấy được sự cống hiến nhất định của ông cho việc phổ cập ngành y học Trung Quốc. Ông mất năm 1655, hưởng thọ 67 tuổi.

0