18/06/2018, 13:11

LÂU ANH (1332 – 1400)

Lâu Anh, tự Kim Thiện, một tên nữa là Công Sảng, người đời Minh, ở Tiêu Sơn (nay là Chiết Giang, Tiêu Sơn) ông là một y gia thời Minh sơ. Ông xuất thân nhà trí thức, bốn tuổi đã bắt đầu học chữ, bảy tuổi đọc ‘Nội kinh’. Năm 13 tuổi, mẹ bệnh, ông hết lòng nuôi bệnh, nếm trước thang ...

 Lâu Anh, tự Kim Thiện, một tên nữa là Công Sảng, người đời Minh, ở Tiêu Sơn (nay là Chiết Giang, Tiêu Sơn) ông là một y gia thời Minh sơ. Ông xuất thân nhà trí thức, bốn tuổi đã bắt đầu học chữ, bảy tuổi đọc ‘Nội kinh’. Năm 13 tuổi, mẹ bệnh, ông hết lòng nuôi bệnh, nếm trước thang thuốc trước khi cho mẹ uống, lòng hiếu thảo vang tiếng trong thôn xóm. Ông là bạn của Đái Tư Cung. Trong khi mẹ ông mắc bệnh, Tư Cung vâng lệnh cha ba lần đến Tiêu Sơn chữa trị bệnh giảm dần, Lâu Anh cảm kích mười phần. Ông thường thường thỉnh giáo với họ Đái về y thuật. Tư Cung khen ông ‘siêng năng hiếu học, sau ắt nên danh’. Tư Cung là đệ tử giỏi của Chu Đan Khê. Lâu Anh cũng rất sùng bái Chu Đan Khê, tự cho là ‘người học lõm thầy Đan Khê’. Chu Đan Khê qua đời, Lâu Anh từng đến Nghĩa ó viếng điếu. Tuổi trung niên, Lâu Anh nghiên cứu sâu các sách cổ điển ‘Tố Vấn’, ‘Nạn kinh’, y thuật càng thâm tinh thông. Nhà Minh, niên hiệu Hồng Vũ năm thứ 10 (1877), ông vâng chiếu vào kinh trị bệnh cho Thái tổ Chu Nguyên Chương, được vua khen ngợi, phong chức Thái y. Ông lấy cớ

tuổi cao, có bệnh, cố từ về quê nhà. Tuổi già, Ông tập trung sách ‘Nội kinh’, các sách thuốc đời sau sách này, kết hợp với phần tâm đắc khi nghiên cứu y học và kinh nghiệm lâm sàng của mình biên soạn một sách ‘Y Học Cương Mục’.

‘Y Học Cương Mục’ là một bộ sách thuốc gồm 40 quyển có tính cách tổng hợp, tư liệu phong phú, cương mục rõ ràng, tuyển luận các phương thuốc tương đối có giá trị cao, được y gia đời sau xem trọng.

0