Đề thi chuyên đề 2: Các nước Âu – Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ( phần 2) – Lịch sử 8
ĐỀ 2 Câu 15. Quốc tế thứ nhất ra đời trong hoàn cảnh nào? Câu 16. Quốc tế thứ nhất có Vai trò như thế nào đối với phong trào công nhân quốc tế? Câu 17. Nêu tình hình nước Nga cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ? Câu 18. Trình bày những diễn biến chính của Cách mạng 1905 -1907 ở Nga ? Câu ...
ĐỀ 2
Câu 15. Quốc tế thứ nhất ra đời trong hoàn cảnh nào?
Câu 16. Quốc tế thứ nhất có Vai trò như thế nào đối với phong trào công nhân quốc tế?
Câu 17. Nêu tình hình nước Nga cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ?
Câu 18. Trình bày những diễn biến chính của Cách mạng 1905 -1907 ở Nga ?
Câu 19. Vai trò của Lê-nin đối với phong trào công nhân Nga và phong trào cách mạng thế giới như thế nào?
Câu 20. Nêu tính chất và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng 1905 -1907 ở Nga ?
Câu 21. Lập niên biểu về cuộc Cách mạng 1905 -1907 ở Nga ?
Câu 22. Nêu những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX ?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 15.
Hướng dẫn trả lời:
Giữa thế kỉ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa làm cho đội ngũ công nhân càng thêm đông đảo và tập trung với mức độ khá cao, đặc biệt ờ những trung tâm công nghiệp. Ách áp bức, bóc lột đỏi vớicỏn g nhân cũng tăng thêm. Những cuộc đấu tranh mới của công nhân châu Âu không ngừng diễn ra song vẫn còn trong tình trạng phân tán về tổ chức và thiếu thống nhất về tư tưởng,
– Tình hình trên đòi hỏi phải có một tổ chức cách mạng quốc tế để đoàn kết và lãnh đạo phong trào công nhân các nước, Ngày 28 – 9 – 1864, trong cuộc mít-tinh lớn ờ Luân Đôn có đại biểu công nhân nhiều nước tham gia, Hội Liên hiệp lao động quốc tế (thường được gọi là Quốc tế thứ nhất) được thành lập với sự tham gia tích cực của Mác.
Câu 16.
Hướng dẫn trả lời
– Quốc tế thứ nhất cổ súy đóng góp trong việc giúp đỡ phong trào công nhân, đặc biệt kêu gọi ủng hộ cuộc đấu tranh của những người lao động Pa-ri (1871),
– Năm 1867, công nhân đúc đồng ở Pa-ri bãi công. Quốc tế thứ nhất đã tổ chức quyên góp giúp đỡ đưa cuộc đấu tranh đến thắng lợi. Trong những năm 1868-1869, công nhân mỏ ở Bỉ liên tục bãi công. Quốc tế thứ nhất đã kêu gọi công nhân các nước giúp những người bãi công và gia đình họ vượt qua khó khăn.
-Năm 1871, công nhân và nhân dân lao động Pa-ri đứng lên làm cách mạng, thành lập Công xã-chính quyền vô sản đầu tiên trên thế giới. Quốc tế thứ nhất đã tích cực hưởng ứng cuộc đấu tranh của những người lao động Pa-ri và kêu gọi công nhân các nước ủng hộ Công xã.
-Như vậy, bằng những đóng góp thiết thực của mình, Quốc tế thứ nhất là tổ chức quốc tế đầu tiên góp phần truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân quốc tế, thống nhất lực lượng vô sản quốc tế dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác trong cuộc đấu tranh giải phóng loài người khỏi áp bức, bóc lột.
Câu 17.
Hướng dẫn trả lời
Đến cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX, nước Nga chưa tiến hành cuộc cách mạng tư sản nhưng chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Kinh tế công thương nghiệp phát triển cùng với sự xuất hiện của công ti độc quyền. Nền công nghiệp mở rộng với quy mô ngày càng lớn làm cho đội ngũ công nhân càng thêm đông đảo.
– Về chính trị, nước Nga duy trì hầu như nguyên vẹn bộ máy cai trị của nền quân chủ phong kiến chuyên chế, Nga hoàng bóp nghẹn mọi quyền tự do dân chủ nên hầu hết các giai cấp đều bất mãn với chế độ này.
Đời sống của công nhân và nhân dân lao động Nga hết sức cơ cực. Giai cấp Nga vừa chịu ách áp bức của chế độ phong kiến, vừa chịu sự bóc lột của tư sản trong nước và tư sản nước ngoài.
– Thêm vào đó, sự thất bại của Nga trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905) làm cho đời sống nhân dân càng thêm cơ cực, mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, thúc đẩy sự bùng nổ cách mạng ớ Nga,
Câu 18.
Hướng dẫn trả lời:
– Ngày 9 -1 -1905, 14 vạn công nhân Xanh Pé-tec-bua và gia đình tiến đến Cung điện Mùa Đông để thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện đời sống.
– Tháng 1 – 1905, số người bãi công đã lên tới 44 vạn, nhiều hơn cả số người bãi công của 10 năm trước đó cộng lại.
– Mùa hè 1905, phong trào cách mạng lan rộng, lôi cuốn cả binh lính và nông dân.
Mùa thu 1905, phong trào cách mạng tiếp tục dâng cao với những cuộc bãi công chính trị của quần chúng.
Tháng 12 – 1905, cuộc tổng bãi công được bắt đầu ở Mát-xcơ-va, rồi nhanh chóng tiến hành khởi nghĩa vũ trang.
– Phong trào cách mạng xuống dần và chấm dứt vào cuối năm 1907.
Câu 19.
Hướng dẫn trả lời:
– Thống nhất các nhóm mác-xít ở Xanh Pê-téc-bua thành một tổ chức chính trị, lấy tên là Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân. Đó là mầm mống của Đảng mác-xít cách mạng.
– Cùng các đồng chí của mình xuất bản báo Tia lửa nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân Nga.
– Đại hội Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga được triệu tập ở Luân Đôn dưới sự chủ trì của Lê-nin để bàn về cương lĩnh và điều lệ của Đảng,
– Viết nhiều tác phẩm quan trọng nhằm phê phán sâu sắc những quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, đồng thời khẳng định vai trò của giai cấp công nhân và Đảng tiên phong của lực lượng này; nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc đấu tranh chính trị trong sự nghiệp giải phóng người lao động.
Câu 20.
Hướng dẫn trả lời:
– Tính chất: Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản đầu tiên do giai cấp vô sản lãnh đạo trong thòi kì đế quốc chủ nghĩa.
– Ý nghĩa:
+ Cách mạng đã phát động các giai cấp bị áp bức, bóc lột và các dân tộc bị áp bức trong đế quốc Nga đứng lên đấu tranh, làm lung lay chế độ Nga hoàng.
+ Cách mạng đã làm dấy lên một cao trào đấu tranh của giai cấp vô sản trong các nước đế quốc và thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông vào đầu thế kỉ XX.
Câu 21.
Hướng dẫn trả lời:
Niên đại | Sự kiện |
Ngày 9 -1 -1905 | 14 vạn công nhân Xanh Pê-téc-bua và gia đình tiến đến Cung điện Mùa Đông để thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện đời sống. |
Tháng 1 -1905 | 44 vạn công nhân bãi công bằng tổng các cuộc bãi công của 10 năm trước đó cộng lại. |
Mùa hè 1905 Phong trào cách mạng lan rộng, lôi cuốn cả binh lính và nông dân.
Mùa thu 1905 Phong trào cách mạng tiếp tục dâng cao với những cuộc bãi công chính trị của quần chúng.
Tháng 12 – 1905 Cuộc tổng bãi công được bắt đầu ờ Mát-xcơ-va rồi nhanh chóng tiến hành khởi nghĩa vũ trang.
Cuối năm 1907 Phong trào cách mạng xu nông dân và chấm dứt.
Câu 22.
Hướng dẫn trả lời:
-Khoa học tự nhiên
+ Đầu thế kỉ XVIII, nhà bác học Niu-tơn (Anh) tìm ra Thuyết vạn vật hấp dẫn.
+ Giữa thế kỉ XVIII, nhà bác học Lô-mô-nô-xôp (Nga) tìm ra Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng,
+ Năm 1837, nhà bác học Puôt-kỉn-gía (Séc) khám phá bí mật của sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật.
+ Năm 1859, nhà bác học Đăc-uyn (Anh) nêu lên Thuyết tiến hóa và di truyền.
+ Những phát minh trên chứng tỏ rằng vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật, tấn công mạnh mẽ vào giáo lí thần học cho rằng Thượng đế sinh ra muôn loài.
– Khoa học xã hội
+ Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được xây dựng vớicác đại biểu là Phoi-ơ-bách và Hê-ghen.
+ Chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu là Xmít và Ri-các-đô.
+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn vớicác tên tuổi Xanh-xi-mông, Phu-ru-ê, Ô-oen.
+ Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội là sự ra đời của học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ăng-ghen đề xướng. Đây là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người.
Vai trò của khoa học xã hội đến vớiđầí sông xã hội loài người trong các thế kỉ XVIII – XIX là đã phá bỏ ý thức hệ phong kiến, tấn công vào nhà thờ giải thích rõ quy luật vận động của thế giới và thúc đẩy xã hội phát triển.
Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 8:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 8
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 8
- Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 8
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8
Xem thêm: Chuyên đề 2: Các nước Âu – Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ( phần 1) – Lịch sử 8