Đề thi chuyên đề 1: Thời kì xác lập của chủ nghĩa từ thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX ( phần 2) – Lịch sử 8
Đề 2 Câu 14. Trình bày nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh giành độc lập các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ ? Câu 15. Cuộc tấn công tàu chở chè ở Bô-xtơn dẫn đến cuộc chiến tranh ở Bắc Mĩ diễn ra như thế nào? Câu 16. Ghi sự kiện lịch sử vào bảng phù hợp với diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp ...
Đề 2
Câu 14. Trình bày nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh giành độc lập các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ ?
Câu 15. Cuộc tấn công tàu chở chè ở Bô-xtơn dẫn đến cuộc chiến tranh ở Bắc Mĩ diễn ra như thế nào?
Câu 16. Ghi sự kiện lịch sử vào bảng phù hợp với diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chủng quốc Mĩ ?
Thời gian Sự kiện
Tháng 4-1775 ……………………………………………………………………………………………………….
Đầu năm 1776 ……………………………………………………………………………………………………….
Ngày 10 – 5 -1776 ……………………………………………………………………………………………………….
Ngày 4-7-1776 ……………………………………………………………………………………………………….
Ngày 17-10-1777 ……………………………………………………………………………………………………….
Năm 1781 ……………………………………………………………………………………………………….
Năm 1783 ……………………………………………………………………………………………………….
Câu 17: Trình bày kết quả và ý nghĩa của chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ ?
Câu 18. Nêu tiến trình chín đếfl víệí thành lập nước Mĩ ?
Câu 19. Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 có những điểm tiến bộ và hạn chế gì ?
Câu 20. Nêu những nét chính về nội dung của Hiến pháp năm 1787 ở Bắc Mĩ ?
Câu 21. Vì sao Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thực sự là một cuộc cách mạng tư sản ?
Câu 23. Nêu khái quát tình hình kinh tế, xã hội ở nước Pháp trước khi Cách mạng bùng nổ ?
Câu 24. Trước Cách mạng tư sản, ở Pháp, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng diễn ra như thế nào? Nêu tác dụng của cuộc đấu tranh đó ?
Câu 25. Ghi thời gian phù hợp với sự kiện lịch sử trong bảng dưới đây ?
………………..,Vua Lu-I XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp tại cung điện Véc-xai.
………………..,.Quần chúng phá ngục Ba-xti, mở đầu cho Cách mạng Pháp.
…………………,Quốc hội Lập hiến thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
…………………,Xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức quân chủ lập hiến.
………………..,.Chiến tranh giữa Pháp với liên minh phong kiến Áo – Phổ bùng nổ.
…………………,Quốc hội tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy”, quần chúng đồng loạt tự vũ trang bảo vệ đất nước.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 14.
Hướng dẫn trả lời:
– Nửa đầu thế kỉ XVIII, 13 thuộc địa Anh ra đời dọc bờ Đại Tây Dương (1,3 triệu người).
– Giữa thế kỉ XVIII, nền công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ờ đây phát triển đáng kể.
– Sự phát triển kinh tế công, nông nghiệp thúc đẩy thương nghiệp, giao thông, thông tin, thống nhất thị trường, ngôn ngữ.
– Sự phát triển kinh tế của các thuộc địa làm cho Bắc Mĩ trở thành cạnh tranh đối với nước Anh. Chính phủ Anh đã cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp, cấm mở doanh nghiệp, ban hành thuế khoá nặng nề,…
– Sự kìm hãm của chính phủ Anh làm cho mâu thuẫn ờ 13 thuộc địa trở nên gay gắt, dẫn đến việc bùng nổ chiến tranh.
Câu 15.
Hướng dẫn trả lời:
– Cuối năm 1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh và ném các thùng chè xuống biển để phản đối chế độ thuế của Anh đối với các thuộc địa Bắc Mĩ. Thực dân Anh ra lệnh đóng cảng Bô-xtan, làm ngưng trệ các hoạt động thương mại, nạn thất nghiệp lan tràn. Tháng 4 -1774, Anh ban bố’5 đạo luật đàn áp, gây nên phong trào đấu tranh chống Anh mạnh mẽ.
Từ ngày 5-9 đến ngày 26 -10 -1774, tại Phi-la-đen-phi-a đã diễn ra Hội nghị lục địa lần thứ nhất. Các đại biểu nhất trí yêu cầu Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp ờ Bắc Mĩ. Vua Anh không chấp nhận mà còn chuẩn bị trừng phạt.
– Tháng 4 – 1775, chiến tranh giữa thuộc địa và chính quốc đã nổ ra. Lúc đầu, quân khởi nghĩa chịu nhiều thất bại vì lực lượng non yếu, thiếu sự tổ chức chặt chẽ; đến đầu năm 1776, quân khởi nghĩa chiếm được Bô-xtan.
Câu 16.
Hướng dẫn trả lời:
Thời gian Sự kiện
Tháng 4-1775 Chiến tranh giữa các thuộc địa và chính quốc nổ ra.
Đầu năm 1776 Quân khởi nghĩa chiếm Bô-xton.
Ngày 10 – 5 -1776 Đại hội lục địa lần thứ 2, tuyên bố cắt đứt quan hệ với Anh
Ngày 4-7-1776 Đại hội lục địa tại Phi-la-den-phi-a thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập.
Ngày 17-10-1777 Quân khởi nghĩa thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga.
Năm 1781 Chiến thắng I-ooc-tao, chiến tranh chấm dứt.
Năm 1783 Anh ký Hiệp ước Véc-xai ( Pháp), công nhận nền độc lập 13 thuộc địa Bắc Mĩ.
Câu 17:
Kết quả:
+Theo Hòa ước Véc-xai ( tháng 9-1783), Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
– Ý nghĩa:
+ Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho chủ nghìn tư bản phát triển ở Bắc Mĩ.
+ Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiên ớ châu Âu, phong trào đấu tranh giành độc lập Mĩ La-tinh
Câu 18.
Hướng dẫn trả lời;
– Tháng 5 – 1775/ Hội nghị lục địa lần thứ hai được triệu tập, quyết định thành lập “Quân đội thuộc địa” và bổ nhiệm Oa-sinh-tơn làm Tổng chỉ huy, đồng thời kêu gọi nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng quân đội. Cuộc đấu tranh giành độc lập không ngừng phát triển. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh.
– Ngày 4 – 7 – 1776, Hội nghị thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập, chính thức tuyên bố 13 thuộc địa thoát ly khỏi chính quốc thành lập một quốc gia độc lập
– Hợp chủng quốc Mĩ.
– Tuy nhiên, Chiến tranh giành độc lập của nhân dân thuộc địa vẫn còn tiếp diễn, Đến năm 1777 với chiến thắng I-ooc-tao đánh bại hoàn toàn quân Anh hợp chủng quốc Mĩ chính thức thành lập.
Câu 19.
Hướng dẫn trả lời:
– Những điểm tiến bộ:
+ Quyền con người và quyền công dân được chính thức công bố trước toàn thể nhân loại.
+ Nguyên tắc về chủ quyền của nhân dân được đề cao.
– Những điểm hạn chế:
+ Không xóa bỏ chế độ nô lệ.
+ Công nhân và nhân dân lao động vẫn bị bóc lột.
+ Thực chất chỉ bảo vệ quyền lợi cho người da trắng.
Câu 20.
Hướng dẫn trả lời:
– Mĩ là nước cộng hòa liên bang.
– Thực hiện nguyên tắc nhân quyền: Tổng thông nắm quyền hành pháp, Quốc hội nắm quyền lập pháp, Tòa án tối cao nắm quyền tư pháp.
– Tổng thông có nhiệm kỳ 4 năm, chỉ được tái cử 1 nhiệm kỳ: Tổng thống là tổng tư lệnh quân đội.
– Hạn chếcủa Hiến pháp 1787: Những người có tài sản, có học vấn mới được bầu cử, phụ nữ không có quyền bầu cử, nô lệ và người In-đi-an không có quyền công dân.
Câu 21.
Hướng dẫn trả lời:
– Mục tiêu của cuộc cách mạng ờ xã hội Bắc Mĩ là giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất phong kiến với lực lượng sản xuất mới tư bản chủ nghĩa, mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
– Muốn hoàn thành mục tiêu trên việc đầu tiên là đấu tranh xóa bỏ nền thống trị phi lí của Anh, giành độc lập dân tộc ở Bắc Mĩ.
– Lực lượng lãnh đạo: Giai cấp tư sản.
– Động lực của cách mạng: Nhân dân lao động (nô lệ, công nhân, nông dân,…).
-Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Bắc Mĩ mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển tại đây.
Câu 22 :
Trước cách mạng tư sản Pháp 1789, sự phân chia đẳng cấp trong xã hội Pháp phân chia thành đẳng cấp: Tăng lữ, quý tộc, và đẳng cấp thứ ba.
-Đẳng cấp tăng lữ và quý tộc phong kiến có nhiều đặc quyền, đặc lợi. Họ không phải đóng thuế, nắm giữ các chức vụ trong bộ máy nhà nước, quân đội và Giáo hội.
-Đẳng cấp thứ 3 bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp trong xã hội ( tư sản, nông dân, dân nghèo thành thị, công nhân,…) có những quyền lợi và nguyện vọng không giống nhau.
+Tư sản: có thế lực về kinh tế, nhưng không có quyền lợi chính trị, bị nhà vua và lãnh chúa địa phương ngăn cản hoạt động kinh doanh. Giai cấp tư sản lại chia nhiều tầng lớp: đại tư sản ( chủ ngân hàng, nhà buôn lớn), tư sản lớn vừa ( tư sản công thương nghiệp), tư sản nhỏ. Xuất phát từ địa vị, quyền lợi của mình, mỗi tầng lớp tư sản có sự khác nhau về thái độ chính trị và tinh thần đấu tranh chống lại chế độ phong kiến.
• Nông dân chiếm trên 90% dân số Pháp, phần 1 nhỏ là tá điền, nộp 50% hoa lợi thu hoạch, đóng nhiều loại thuế và chịu nhiều nghĩa vụ phong kiến.
• Dân nghèo thành thị (thợ thủ công, buôn bán nhỏ, dán nghèo,…) sống nghèo khổ, tạm bợ, chen chúc nhau ớ các vùng ngoại ô,
+ công nhân sống trong các thành thị lớn, điều kiện sống và lao động rất khó khăn (lương thấp, cường độ lao động cao, ngày làm việc kéo dài,…).
Câu 23.
Hướng dẫn trả lời:
– Kinh tế:
+ Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu, Biểu hiện:
• Công cụ và phương thức canh tác thô Bơ, lạc hậu, năng suất thấp.
• Cư dân chủ yếu sống bằng nghề nông.
• Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dãn nặng ne. Đời sống nông dân vô cùng khốn khổ. Nạn đói thường xuyên xảy ra.
+ Công thương nghiệp phát triển:
• Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim).
• Công nhân đông, sống tập trung.
• Các công ty thương mại buôn bán với nhiều nước ớ châu Âu và phương Đông.
– Chính trị:
+ Nước Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế đứng đầu là vua Lu-i XVI. Nhà vua và hoàng hậu sống xa hoa, lãng phí. Chế độ quân chủ chuyên chế trở thành vật cản đối với sự phát triển của nước Pháp.
Xã hội: Chia thành ba đăng câp:
+ Tăng lữ nắm đặc quyền.
+ Quý tộc nắm giữ những chức vụ cao trong bộ máy hành chính, quân đội.
+ Đẳng cấp thứ ba gồm tư sản, nông dân, bình dân. Họ làm ra của cải, phải đóng mọi thứ thuế không được hưởng quyền lợi chính trị.
Câu 24.
Hướng dẫn trả lời:
– Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng.
+Sự phát triển của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã giúp những người có tư tưởng tiến bộ phê phán những quan điểm lỗi thời, giáo lí lạc hậu, mở đường cho xã hội phát triển.
+ Trào lưu tư tưởng tiến bộ đó được gọi là Triết học Ánh sáng, tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.
+ Nội dung của Triết học Ánh sáng:
• Phê phán sự thối nát của chế độ phong kiến và nhà thờ Ki-tô giáo.
• Đưa ra ý tưởng xây dựng nhà nước mới, tiến bộ.
Tác dụng: Dọn đường cho Cách mạng bùng nổ, định hướng cho một xã hội mới trong tương lai.
Câu 25.
Hướng dẫn trả lời
Ngày 5/5/1789: Vua Lu-I XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp tại cung điện Véc-xai.
Ngày 14/7/1789: Quần chúng phá ngục Ba-xti, mở đầu cho Cách mạng Pháp.
Cuối tháng 8/1789: Quốc hội Lập hiến thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
Tháng 9/1791: Xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức quân chủ lập hiến.
Tháng 4/1792: Chiến tranh giữa Pháp với liên minh phong kiến Áo – Phổ bùng nổ.
Tháng 11/7/1792: Quốc hội tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy”, quần chúng đồng loạt tự vũ trang bảo vệ đất nước.
Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 8:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 8
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 8
- Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 8
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8
Xem thêm: Đề thi chuyên đề 1: Thời kì xác lập của chủ nghĩa từ thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX – Lịch sử 8