24/06/2018, 01:20

Đề thi chuyên đề 1: Thời kì xác lập của chủ nghĩa từ thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX ( phần 3) – Lịch sử 8

ĐỀ 3 Câu 26. Nền chuyên chính Gia-cô-banh đã đưa Cách mạng Pháp đến đỉnh cao như thế nào? Câu 27. Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII ? Câu 28. Sau khi lên cầm quyền, phái Lập hiến đã làm được những việc gì cho nước Pháp? Câu 29. Vì sao dưới sự cầm quyền của ...

ĐỀ 3

Câu 26. Nền chuyên chính Gia-cô-banh đã đưa Cách mạng Pháp đến đỉnh cao như thế nào?

Câu 27. Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII ?

Câu 28. Sau khi lên cầm quyền, phái Lập hiến đã làm được những việc gì cho nước Pháp?

Câu 29. Vì sao dưới sự cầm quyền của phái Lập hiến, quần chúng cách mạng Pháp vẫn tiếp tục nổi dậy?

Câu 30: Trình bày và phân tích  của các biện pháp của chính phủ cách mạng do phái Gia-cô- banh cầm quyền ?

Câu 31. Phái Gia-cô-banh lên nắm chính quyền trong hoàn cảnh nào? Họ đã thực hiện những biện pháp gì trong cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài ?

Câu 32. Nêu tình hình nước Pháp sau cuộc đảo chính ngày 27 – 7 -1794 ?

Câu 33. Lập niên biểu diễn biến cách mạng qua các giai đoạn. Tại sao nói: ‘Thời kì chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao của Cách mạng tư sản Pháp”?

Câu 34. Khi nước Pháp bước vào thời kì lâm nguy, thái độ của nhân dân Pháp như thế nào ?

Câu 35. Những sự kiện nào chứng tỏ quần chúng nhân dân lao động là lực lượng chủ yếu trong các biến cố lịch sử thúc đẩy Cách mạng tư sản Pháp phát triển?

Câu 36. Những điều kiện nào để nước Anh tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên? Nêu những phát minh thuộc lĩnh vực máy móc ớ Anh ?

Câu 37. Cách mạng công nghiệp ở Anh đã dẫn đến những thay đổi gì về kinh tế và xã hội ở nước Anh? Nêu ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước ?

Câu 38. Nêu khái quát về Cuộc cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức ?

Câu 39. Nêu một số thành phố mà Cách mạng công nghiệp Pháp và Đức đem lại cho hai nước này trong những 40,50 đến những năm 60, 70 của thế kỉ XIX ?

Câu 40. Ý nghĩa của Cách mạng công nghiệp với kinh tế Pháp, Đức ?

Câu 41. Trình bày hệ quả của Cách mạng công nghiệp ở châu Âu đối với kinh tế và xã hội ?

Câu 42. Phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 và sự thành lập Quốc tế thứ nhất diễn ra như thế nào?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 26.

Hướng dẫn trả lời:

– Chính quyền Gia-cô-banh được thiết lập trong bối cảnh nước Pháp bị đe dọa nghiêm trọng:

+ Trong nước: Bọn phản cách mạng luôn quấy rối, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn.

+ Ngoài mặt trận: Sự thất bại của quân Pháp đã tạo đà cho quân đồng minh phong kiến tràn vào nước Pháp, quyết tâm “bóp chết” nền cộng hòa.

– Trước những khó khăn, thử thách nghiêm trọng, chính quyền Gia-cô- banh đã đưa ra những biện pháp kịp thời, hiệu quả.

+ Giải quyết ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân.

+ Thông qua Hiến pháp mới, mở rộng tự do dân chủ.

+ Ban hành lệnh ‘Tổng động viên”.

+ Xóa nạn đầu cơ tích trữ.

– Tháng 6 – 1793, Hiến pháp mới được thông qua, tuyên bố chế độ cộng hòa, ban bố quyền dân chủ rộng rãi.

– Phái Gia-cô-banh đã hoàn thành nhiệm vụ chống thù trong, Giặc ngoài, đưa Cách mạng đến đỉnh cao.

– Trong lúc Cách mạng đang lên, mâu thuẫn nội bộ làm cho phái Gia-cô- banh suy yếu. Cuộc đảo chính ngày 27 – 7 – 1794 đã đưa chính quyền vào tay bọn phản động, Cách mạng Pháp thoái trào.

Câu 27.

Hướng dẫn trả lời:

– Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế từng thống trị nước Pháp trong nhiều thế kỉ, hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản: lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến, Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, xóa bỏ những cản trở đối với công thương nghiệp, hình thành thị trường dân tộc thống nhất.

– Cách mạng tư sản Pháp đã mở ra thời đại mới – thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến thời bấy giờ.

Câu 28.

Hướng dẫn trả lời:

Thắng lợi của cuộc Cách mạng ngày 14 – 7 – 1789 đưa đại tư sản lên nắm chính quyền, gọi là phái Lập hiến.

Sau khi lên nắm chính quyền, phái Lập hiến tuyên bố:

– Xóa bỏ một số nghĩa vụ phong kiến.

– Tịch thu ruộng đất của Giáo hội bán cho nông dân với giá cao.

– Thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền với khẩu hiệu nổi tiếng: “Tự do I Bình đẳng I Bác ái”.

– Thông qua Hiến pháp 1791, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức quân chủ lập hiến; ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích công thương nghiệp phát triển như: Bãi bỏ quy chế phường hội, cho phép tự do buôn bán, tổ chức hành chính theo quy chế mới (chia nước Pháp thành 83 quận với cơ cấu tổ chức thống nhất, xóa bỏ thuế quan nội địa,…).

Câu 29.

Hướng dẫn trả lời:

– Mặc dù phái Lập hiến ban hành nhiều chính sách tiến bộ nhưng cuộc sống của nhân dân lao động vẫn chưa được cải thiện: ruộng đất được chia theo từng lô lớn đem bán cho nông dân với giá cao nên nông dân không có khả năng mua; công nhân vẫn đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Thêm vào đó, việc ban hành đạo luật cấm công nhân hội họp, bãi công,… càng làm tăng sự bất mãn trong quần chúng nhân dân; nhiều cuộc đấu tranh liên tiếp diễn ra.

– Chiến tranh giữa Pháp với liên minh Áo – Phổ, đe dọa thành quả cách mạng, “Tổ quốc lâm nguy”.

– Phái đại tư sản đứng đầu nền quân chủ lập hiến tìm mọi cách cấu kết với lực lượng phản động trong và ngoài nước để chống phá Cách mạng.

Câu 30:

Hướng dẫn trả lời:

– Các biện pháp của chính phủ cách mạng do phái Gia-cô-banh cầm quyền.

+ Ngày 2 6 1793, Quốc dân quân và hàng vạn quần chúng lao động bao vây Quốc ước, bắt giam những người cầm quyền Gia-rông-đanh, chuyển giao chính quyền vào tay những người Gia-cô-banh. Cách mạng Pháp chuyển sang giai đoạn cao nhất giai đoạn chuyên chính của Gia-cô-banh.

+ Chính phủ Gia-cô-banh đã thực hiện nhiều biện pháp kiên quyết để chống lại thù trong, giặc ngoài, ổn định đời sống của nhân dân.

• Đạo luật 6- 1793 quyết định trả lại ruộng đất cho nông dân.

• Tịch thu ruộng đất của quý tộc, chia thành lô nhỏ, bán cho dân nghèo, cho phép họ trả dần trong 10 năm.

• Xóa bỏ các đặc quyền của chế độ phong kiến.

• Tháng 6 1793, Hiến pháp mới công bố thiết lập chế độ cộng hòa, xóa bỏ bất bình đẳng về đang cấp, công dân từ 21 tuổi trở lên được quyền bầu cử.

• Thực hiện nhiều biện pháp kiên quyết để tránh áp lực lượng phản động trong nước.
Phân tích ý nghĩa của các biện pháp:

Các biện pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tiến trình phát triển của Cách mạng Pháp.
+ Trước hết, các đạo luật ruộng đất có ý nghĩa to lớn. Chỉ trong hai tháng, những người Gia -cô- banh đã làm được những điều mà trước đây chưa chính phủ nào làm được. Đó là phá bỏ tận gốc chế độ phong kiến, biến những người nông dân thành những người tiểu tư hữu tự do, thiết lập chế độ kinh tế” tiếu nông; tạo những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. Nhờ chính sách này, tầng lớp tiểu nông đông đảo đã trở thành thành trì vững chắc cho Cách mạng Pháp phát triển.

+ Hiến pháp 1793 phản ánh và đánh dẫn một giai đoạn mới, một giai đoạn phát triển cao hơn. Nó tuyên bố trước toàn thế giới những nguyên tắc tự do, dân chủ, một nền dân chủ tư sản tiến bộ hơn Hiến pháp 1791, Nó được nhân dân chào đón như một thắng lợi của Cách mạng.

+ Những chính sách của chính phủ Gia-cô-banh đã tập hợp được sức mạnh của quần chúng lao động đã đánh bại thù trong, giặc ngoài, đem lại đỉnh cao cho Cách mạng Pháp/ nhất là giai đoạn chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh. Lênin đã chỉ ra rằng “Những người Gia-cô-banh hồi năm 1793 đã đi vào lịch sử như một (ấm gương vĩ đại đấu tranh cách mạng chân chính chống giai cấp bóc lột, do giai cấp những người lao động và những người bị áp bức làm chủ toàn bộ chính quyền Nhà nước tiến hành”.

Câu 31.

Hướng dẫn trả lời:

– Hoàn cảnh:

+ Đầu năm 1793, nước Pháp đứng trước những thử thách nặng nề: Trong nước: Bọn phản động nổi dậy; đời sống nhân dân khó khăn; Bên ngoài: Liên minh phong kiến châu Âu đe dọa cách mạng. Một lần nữa, “Tổ quốc lâm nguy”.

+ Phái Gia-rông-đanh không muốn đưa cách mạng tiến xa hơn vì sợ gây thiệt hại đến quyền lợi của tư sản.

+ Ngày 31 – 5 – 1793, hưởng ứng lời kêu gọi của Uỷ ban khởi nghĩa, quần chúng cách mạng ờ Pa-ri đã kéo đến vây trụ sở Quốc hội. Ngày 2-6, nhiều đại biểu của Gia-rông-đanh bị bắt. Chính quyền chuyển sang tay phái Gia-cô-banh.

– Những biện pháp:

+ Để đưa đất nước thoát khỏi cơn hiểm nghèo, trước hết phái Gia-cô- banh giải quyết đòi hỏi cơ bản của quần chúng nông dân, qua đó, động viên quần chúng tham gia cách mạng chống thù trong, giặc ngoài.
+ Tháng 6 – 1793, Hiến pháp mới được thông qua, tuyên bố Pháp là nước cộng hòa, ban bố quyền dân chủ rộng rãi và xóa bỏ mọi sự bất bình đẳng về đẳng cấp.

+ Ngày 23 – 8 -1793, Quốc hội thông qua sắc lệnh “Tổng động viên toàn quốc” để huy động sức mạnh của nhân dân cả nước chống “thù trong, giặc ngoài”; ban hành luật giá tối đa đối với lương thực, thực phẩm để chống nạn đầu cơ tích trữ, đồng thời ban hành luật về mức lương tối đa của công nhân.

+ Kết quả: Đem lại ruộng đất cho nông dân, ổn định đời sống nông dân; tiêu diệt được nội phản; chiến thắng giặc ngoại xâm. Cách mạng đạt đến đỉnh cao.

Câu 32.

Hướng dẫn trả lời:

– Sau cuộc đảo chính ngày 27 – 7 -1794, chính quyền thuộc về phái tư sản mới giàu lên trong thời gian chiến tranh nhờ buôn bán gian lận, đầu cơ tích trữ và tham ô công quỹ. Ủy ban Đốc chính được thành lập, tập trung quyền lực vào 5 ủy viên. Nhiều thành quả cách mạng bị thủ tiêu: luật Giaá tốì đa bị bãi bỏ, quyền tự do dân chủ bị hạn chế, những người cách mạng bị khủng bố, các câu lạc bộ chính trị bị đóng cửa,…

-Dưới chế độ Đốc chính nước Pháp luôn trong tình trạng mất ổn định và ngày càng khó khăn. Các thế lực phong kiến vẫn âm mưu nổi loạn. Một liên minh mới Châu Âu nhằm chống Pháp được hình thành.
Cuộc đảo chính ngày 18 tháng Sương mù (9 – 11 – 1799) đã chấm dứt chế độ Đốc chính, thiết lập nên đội tài quân sự do Na-pô-lê-ông Bô-na~pác đứng đầu.

Câu 33.

Diễn biến cách mạng qua các giai đoạn:
Giai đoạn Những sự kiện quan trọng
Từ ngày 14 – 7 – 1789 đến ngày 10- 8 – 1792 Cách mạng bùng nổ và phát triển: khởi nghĩa của nhân dân Pa-ri phá ngục Ba-xti, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. Tháng 8 – 1789, Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền được thông qua. Cách mạng lan rộng khắp nước.
Từ ngày 10 – 8 – 1792 đến ngày 2 – 6 -1793 Cách mạng tiếp tục phát triển: khởi nghĩa của nhân dân Pa-ri; nền quân chủ lập hiến bị lật đổ, nền cộng hòa được thiết lập. Vua Lu-i XVI bị tử hình. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ cách mạng.
Từ ngày 2 – 6 – 1793 đến ngày 27-7-1794 Đỉnh cao của cách mạng: nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh; xóa bỏ mọi đặc quyền của phong kiến; đẩy lùi được nạn ngoại xâm.
Từ ngày27 – 7 – 1794 đến ngày 9-11-1799 Thoái trào cách mạng: phái Gia-cô-banh bị lật đố. Cuộc đào chính của Na-pô-lê-ông, chế độ độc tài quân sự được thiết lập.

– Lý do dẫn đến nhận định “Thời kì chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao của Cách mạng tư sản Pháp”

+ Phái Gia-cô-banh quan tâm Giải quyết vấn đề ruộng đất – đòi hỏi cơ bản của quần chúng nông dân; qua đó, động viên họ tham gia cách mạng chống thù trong, giặc ngoài.

+ Tháng 6 – 1793, Hiến pháp mới được thông qua, tuyên bố Pháp là nước cộng hòa, ban bố quyền dân chủ rộng rãi và mọi sự bất bình đẳng về đẳng cấp bị xóa bỏ.

+ Ngày 23 – 8 -1793, Quốc hội thông qua sắc lệnh ‘Tổng động viên toàn quốc” để huy động sức mạnh của nhân dân cả nước chống “thù trong, giặc ngoài”, ban hành luật giá tối đa với lương thực, thực phẩm để chống nạn đầu cơ tích trữ, đồng thời ban hành luật về mức lương tối đa của công nhân.

Nhờ vậy, phái Gia-co-banh đã dập tắt được các cuộc nổi loạn, đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới. Cách mạng Pháp đạt tới đỉnh cao.

Câu 34.

Hướng dẫn trả lời:

-Trước tình hình Tổ quốc lâm nguy, do sự yếu kém của sĩ quân, sự phản bội của triều đình, nhân dân Pháp lại đứng lên chiến đấu, xóa bỏ hoàn toàn chế độ quân chủ, chấm dứt giai đoạn cầm quyền của đại tư sản.

-Khi kẻ thù đứng trước cửa ngõ Thủ đô, trong khi những người Gi-rông- đanh do dự, muốn bỏ chạy khỏi thủ đô thì nhân dân Pháp lại nhất tề đứng dậy bảo vệ Tổ quốc. Các tiểu đoàn tình nguyện được thành lập, tiến ra mặt trận chiến đấu với kẻ thù. Tinh thần chiến đấu của quần chúng cách mạng thể hiện ở bài ca Mác-xay-e sau trở thành Quốc ca của nước Pháp.

-Tinh thần cách mạng, ý chí kiên cường bảo vệ Tổ quốc của nhân dân đã được thể hiện trong chiến thắng Van-mi (20 – 9 – 1792) làm cho cục diện chiến tranh thay đổi. Chiến thắng này không chỉ cứu nước Pháp mà còn tạo điều kiện cho cách mạng lan sang nhiều nước khác, nêu tấm gương về tinh thần chiến đấu anh dũng chống giặc ngoại xâm.

Câu 35.

Hướng dẫn trả lời

– Ngày 14 – 7 – 1789, gần 300,000 người chủ yếu là công nhân, thợ thủ công, tự vũ trang đánh chiếm nhà tù Ba-xti- nơi tượng trưng cho uy quyền của chế độ phong kiến chuyên chế.

– Ngày 10 – 8 – 1792, cùng với quân tình nguyện, nhân dân ở Thủ đô đã khởi nghĩa. Họ tấn công cung điện Tuy-lơ-ri, nơi ở của Lu- i XVI, bắt nhà vua và hoàng hậu. Chế độ quân chủ bị lật đổ. Giai đoạn thứ nhất của cuộc Cách mạng Pháp – giai đoạn cầm quyền của đại tư sản chấm dứt. Chính quyền chuyển sang tay tư sản công, thương nghiệp. Chế độ cộng hòa được thiết lập.

– Ngày 31 – 5 – 1793, quần chúng cách mạng Pa-ri xuống đường đòi bắt và xét xử những người cầm quyền Gi-rông-đanh, Cách mạng Pháp chuyển sang giai đoạn cao nhất – giai đoạn chuyên chính dân chủ cách  mạng Gia-cô-banh.

Câu 36.

Hướng dẫn trả lời:

Những điều kiện để nước Anh tiến hành cuộc Cách mạng công nghiệp đầu tiên:

+ Cách mạng nổ ra sớm, chính quyền thuộc về giai cấp tư sản.

+ Có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất: tư bản, công nhân và kĩ thuật.

+ Có hệ thống thuộc địa lớn.

– Những phát minh thuộc lĩnh vực máy móc:

+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni.

+ Năm 1769, Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.

+ Năm 1779, Crom- tơn cải tiến máy kéo sợi tạo ra sản phẩm đẹp, bền hơn.

+ Năm 1785, Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước, năng suất.

+ Năm 1784/ Giêm Oát phát minh ra máy hai nước và đưa vào sử dụng.

Câu 37.

Hướng dẫn trả lời:

– Những thay đổi về kinh tế và xã hội ở Anh do Cuộc cách mạng công nghiệp tạo ra:

+ Cuộc Cách mạng công nghiệp ờ Anh làm cho nền kinh tế nước Anh bước vào thời kì công nghiệp hóa năng suất lao động ngày càng tăng.

+ Cuộc Cách mạng củng cố địa vị của giai cấp tư sản Anh, làm cho chủ nghĩa tư bản ra đời sớm ở Anh và có điều kiện vươn lên cạnh tranh với các nước tư bản khác.

+ Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là “Công xưởng của thế giới”. Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân và là thủ đô đầu tiên của châu Âu tiến lên con đường công nghiệp hóa.

– Ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước:

+ Tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người.

+ Thay thế lao động thủ công bằng máy móc, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh và các nước châu Âu.

+ Năng suất lao động ngày càng tăng.

+ Làm thay đổi bộ mặt kinh tế nước Anh nói riêng và các nước tư bản châu Âu nói chung.

+ Dẫn đến sự ra đời cả các ngành công nghiệp mới.

Câu 38.

-Cuộc cách mạng công nghiệp Pháp:

+ Bắt đầu diễn ra và phát triển mạnh mẽ trong những năm 1850-1870 và từ những năm 30 của thế kỉ XIX.

+ Tác động về kinh tế, xã hội: Kinh tế Pháp vươn lên mạnh mẽ, đứng thứ hai thế giới; Trong nông nghiệp: đưa máy móc  ( như máy cày, máy bừa, máy gặt) và phân bón vào sử dụng.

Câu 39.

Hướng dẫn trả lời:

– Ớ Pháp:

Trong thời gian này, số máy hơi nước của Pháp lên đến 27.000 chiếc; chiều dài đường sắt tăng lên 5,5 lần: từ 3000km lên đến 16500km; số tàu chạy bằng hơi nước tăng 3,5 lần với tải trọng tăng hơn 10 lần.

– Ở Đức:

Từ năm 1859 đến năm 1860, sản lượng than, bẳt, sắt tăng gấp đôi; số lượng động cơ chạy bằng hăi nưóc táng 6 lần; công nghiệp khai mỏ phát triển mạnh; từ năm 1860 đến 1870, sản Iượng than đá tăng 12 triệu tấn lên đến 26 triệu tấn. Công nghiệp luyện kim và hóa chất chiếm vai trò quan trọng trong nền kinh tế Đức.

Câu 40.

Hướng dẫn trả lời:

– Cách mạng công nghiệp đã đưa nền kinh tế Pháp vươn lên mạnh mẽ công nghiệp Pháp đứng thứ hai trên thế giới, sau nước Anh. Bộ mặt Pa-ri và các thành phố thay đổi rõ rệt. Một hệ thống đại lộ, nhà ga, cua hang, xây dựng thay thế các phố cũ chật hẹp.

– Ở Đức, Cách mạng công nghiệp diễn ra vào những năm 40 của thế kỉ XIX mặc dù đất nước đang còn bị chia xẻ thành nhiều tiểu quốc vương quốc tư sản chưa cầm quyền. Đến giữa thế kỉ XIX, tốc độ phát triển của nền  công nghiệp của Đức đạt mức kỉ lục.

Câu 41.

Hướng dẫn trả lời:

Về kinh tế:

+ Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản: nhiều trung tâm công nghiệp
mới về thành thị đông dân ra đời.

+ Làm chuyển nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc, nâng cao năng suất lao động, làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội.

+ Đưa các nước có nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp phát triển.

-Về xã hội: Hình thành hai giai cấp mới là tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

+Tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.

+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực, dẫn đến đấu tranh giữa vô sản và tư sản.

Câu 42.

Hướng dẫn trả lời:

– Trong những năm cách mạng 1848 – 1849, giai cấp vô sản ở châu Âu đã đấu tranh quyết liệt chống áp bức bóc lột.

+ Ở Pháp, ngày 23 – 6 -1848, công nhân Pa-ri khởi nghĩa.

+Ớ Đức, công nhân và thợ thủ công nổi dậy, nhưng tư sản Đức sợ phong trào quần chúng nên không kiên quyết chống phong kiến. Tuy vậy, phong trào cách mạng vẫn tiếp tục phát triển.

– Từ sau cách mạng 1848 – 1849 đến năm 1870, chủ nghĩa tư bản đã giành thắng lợi đối với chế độ phong kiến. Tuy thành quả rơi vào tay giai cấp tư sản nhưng công nhân cũng đã trưởng thành trong đấu tranh, nhận thức rõ về vai trò của giai cấp mình và tinh thần đoàn kết quốc tế.

– Ngày 28 – 9 -1864, Quốc tế thứ nhất được thành lập tại Luân Đôn. Mác là đại biểu công nhân Đức, được cử vào ban lãnh đạo và đứng đầu ban lãnh đạo.

Từ khi thành lập đến năm 1870, Quốc tế thứ nhất vừa tiến hành truyền bá Học thuyết Mác, vừa đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 8:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 8
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 8
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 8
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8

Xem thêm: Đề thi chuyên đề 1: Thời kì xác lập của chủ nghĩa từ thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX ( Tiếp) – Lịch sử 8

0