Đề thi chuyên đề 4: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) (Phần 2) – Lịch sử 8
ĐỀ 2 Câu 7. Ghi tóm tắt nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại ? Câu 8: Lập bảng thống kê về sự kiện lịch sử thế giới cận đại theo mẫu sau: STT Thời gian Sự kiện Kết quả 1 Tháng 8 -1566 2 Từ năm 1640 -1688 3 Từ năm 1775 -1783 4 ...
ĐỀ 2
Câu 7. Ghi tóm tắt nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại ?
Câu 8: Lập bảng thống kê về sự kiện lịch sử thế giới cận đại theo mẫu sau:
STT | Thời gian | Sự kiện | Kết quả |
1 | Tháng 8 -1566 | ||
2 | Từ năm 1640 -1688 | ||
3 | Từ năm 1775 -1783 | ||
4 | Từ năm 1789 -1794 |
5 Những năm 60 của thế kỉ XVIII
6 Tháng 2-1848
7 Ngày 28 -911864
8 Năm 1871
9 Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX
10 Năm 1911
11 Tháng 1- 1868
12 Năm 1914-1918
Câu 9. Cách mạng tư sản có tác dụng tích cực và hạn chế như thế nào đối với sự phát triển lịch sử?
Câu 10. Nêu nguyên nhân bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại và hình thức đấu tranh của cách mạng ?
Câu 11. Trình bày những mâu thuẫn cơ bản của chế độ tư bản chủ nghĩa. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản của giai cấp công nhân diễn ra như thế nào?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 7.
– Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển; mâu thuẫn giữa tư sản và các tầng lớp nhân dân với chế độ phong kiến ngày càng gay gắt dẫn đến những cuộc cách mạng tư sản.
-Các cuộc cách mạng Hà Lan, Anh, Mĩ đưa đến nhiều kết quả tác động đến sự phát triển của xã hội.
– Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng triệt để nhất, ảnh hưởng lớn đến lịch sử châu Âu.
-Cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức khác nhau ở nhiều nước đánh dấu chủ nghĩa tư bản đã thắng lợi trên phạm VI thế giới, một số nước chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
-Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông.
-Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa diễn ra sôi nổi, liên tục.
– Cuộc đấu tranh của công nhân ngày càng mạnh mẽ. Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời. Các tổ chức quốc tế của công nhân được thành lập.
– Văn học, nghệ thuật, khoa học – kĩ thuật đạt được những thành tựu lớn.
– Mâu thuẫn không thể điều hòa giữa các nước đếquổc dân đến bùng nổ Chiến tranh thế giới, gây nhiều tai họa cho nhân lọai.
Câu 8:
Thời gian | Sự kiện | Kết quả |
Tháng 8 -1566 | Cách mạng Hà Lan | Lật đổ ách thống trị của Vương quốc Tây Ban Nha. |
Năm 1640 -1688 | Cách mạng tư sản Anh | Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đem lại quyền lợi cho quý tộc mới và tư sản. |
Năm 1775-1783 | Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. | Giành độc lập, Hợp chủng quốc Hoa Kì ra đời. |
Năm 1789-1794 | Cách mạng tư sản Pháp | Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. |
Những năm 60 của thế kỉ XVIII | Cách mạng công nghiệp. | Máy móc ra đòi. |
Tháng 2-1848 | Tuyên ngôn Đảng Cộng sản | Là văn kiện quan trọng của Chủ nghĩa xã hội khoa học. |
Ngày 28 -911864 | Quốc tế thứ nhât thành lập. | Học thuyết Mác được truyền bá rộng rãi. |
Năm 1871 | Công xã Pa-ri. | Nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới ra đời. |
Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX | -Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc chủ nghĩa.
-Phong trào công nhân quốc tế. -Cách mạng Tân Hợi 1905-1907 ở Nga. |
-Sự hình thành các tổ chức độc quyền.Quốc tế thứ hai.
-Các tổ chức chính trị độc lập của công nhân ra đời. -Thất bại. |
Năm 1911 Cách mạng Tân Hợi Thành lập Trung Hoa Dân Quốc .
Năm Tháng 1- 1868 Cuộc Duy Tân Minh Trị Nhật Bản phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Năm 1914-1918 Chiến tranh thế giới thứ nhất Thuộc địa thế giới được chia lại.
Câu 9.
Hướng dẫn trả lời:
Tích cực:
+ Xóa bỏ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế khoa học – kĩ thuật.
+ Đưa loài người bước vào nền văn minh mới: văn minh công nghiệp.
– Hạn chế:
+ Thay thế hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác.
+ Làm nảy sinh những mâu thuẫn mới trong xã hội. Các cuộc đấu tranh giai cấp liên tục diễn ra ờ các nước tư bản chủ nghĩa.
Câu 10.
Hướng dẫn trả lời:
– Nguyên nhân:
+ Sự hình thành mầm mống của lực lượng sản xuất chủ nghĩa tư bản trong lòng chế độ phong kiến.
+ Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến ngày càng gay gắt.
Hình thức của các cuộc cách mạng không giống nhau:
+ Chiến tranh giải phóng dân tộc (Hà Lan).
+ Nội chiến (Cách mạng tư sản Anh).
+ Chiến tranh cách mạng bảo vệ Tổ quốc (Bắc Mĩ).
+đấu tranh thống nhất đất nước (Đức, I-ta-li-a).
+ Cải cách (Nga, Nhật Bản)…
Câu 11.
Hướng dẫn trả lời:
– Những mâu thuẫn cơ bản:
+ Mâu thuẫn giữa tư sản, các tầng lớp nhân dân với chế độ phong kiến ngày càng gay gắt dẫn đến những cuộc cách mạng tư sản.
+ Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản.
– Phong trào đấu tranh của công nhân:
+ Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời đã dẫn dắt phong trào đấu tranh của công nhân ngày càng giành được thắng lợi.
+ Những năm cuối thế kỉ XIX, phong trào công nhân thế giới phát triển với các cuộc đấu tranh mạnh mẽ diễn ra ờ nhiều nước tư bản, sự ra đời của các tổ chức quần chúng và các đảng của giai cấp công nhân, việc thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất, Quốc tế thứ hai,… đã đưa đến thắng lợi trong Công xã Pa-ri, phong trào công nhân Si-ca-gô ở Mĩ, Cách mạng 1905 – 1907 ờ Nga, đỉnh cao là Cách mạng tháng Mười Nga 1917.
Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 8:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 8
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 8
- Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 8
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8
Xem thêm: Đề thi chuyên đề 4: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) (Phần 1) – Lịch sử 8