Chuyên đề 5: Những cuộc khởi nghĩa trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời – Lịch sử 12
I. Khái quát tình hình Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX – Vào giữa thế kỉ XIX, dân tộc Việt Nam bước vào một thời kì thử thách lớn: ngày 1/9/1858, thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Sở dĩ Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm ...
I. Khái quát tình hình Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX
– Vào giữa thế kỉ XIX, dân tộc Việt Nam bước vào một thời kì thử thách lớn: ngày 1/9/1858, thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Sở dĩ Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam. Bởi Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng, thuận tiện cho tàu chiến vào ra, lại nằm trên trục đường Bắc — Nam, có thể sang Lào, Campuchia và chỉ cách kinh đô Huế khoảng lOO km, rất thuận lợi cho việc đánh nhanh thắng nhanh của quân Pháp. Ngoài ra, Đà Nẵng còn có cánh đồng Nam — Ngãi để nuôi quân, còn có nhiều giáo sĩ và giáo dân thân Pháp.
– Cho nên khi đánh chiếm được Đà Nẵng, quân Pháp vượt đèo Hải Vân, rồi tấn công Huế; chính là con đường ngắn nhất, nhanh chóng nhất, ít hao tổn tiền của và nhân lực nhất đểthực hiện được y đồ của Pháp. Tuy nhiên, phải chờ đến sau Hiệp ước Thiện Tân (28/6/1858) được kí kết, quân đội Pháp ở Viễn Đông mới có thể rảnh tay chuyển sang mặt trận khác.
– Khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng cũng là lúc đất nước ta đặt dưới ách thống trị của triều đình phong kiến nhà Nguyễn đang ở trong tình trạng sức nước, sức dân hao mòn.
– Trước họa xâm lăng, Nhà Nguyễn đã sai Nguyễn Trị Phương chỉ huy trận Quảng Nam. Sau năm tháng giao tranh, quân Pháp chỉ chiếm được một ngọn núi không người và vài làng ven biển không người. Họ không dám tiến sâu… Họ mong chờ một cuộc nổi loạn của nhân dân Nam – Ngãi theo lời hứa hẹn của các giáo sĩ Pháp, mà không thấy. Trong lúc tiến thoái lưỡng nan ấy, quân bị đau ốm và chết chóc khá nhiều, căn bản không phải vì súng đạn, mà chính vì phong thổ khí hậu. Thức ăn lại rất khó tìm, thuốc không đủ dùng, thỉnh thoảng bị quân Việt đến tập kích, bắn tỉa…
– Bị cầm chân ở Đà Nẵng, các tướng tá Pháp phải thay đổi kế hoạch, rút đi hai phần ba số quân và 8 trong số 14 chiến thuyền ở mặt trận này để vào đánh chiếm Gia Định.
– Tháng 2/1859, Pháp quyết định đem phần lớn lực lượng vào Gia Định. Nguyễn Trị Phương được triều đình cử vào phụ trách mặt trận này, ông cho đắp đại đồn Chí Hoà dài 3000m, ngang 1000m, cao 3m5 để chống giữ với quân Pháp. Ngày 23/2/1861, quân Pháp công phá đại đồn Chí Hoà đã gặp sự kháng cự quyết liệt của quân Nguyễn. Sau hai ngày chiến sự diễn ra ác liệt, quân Nguyễn bị tổn thất nặng. Nguyễn Trị Phương bị thương, còn em là Nguyễn Duy thì tử trận. Quân Nguyễn phải bỏ đại đồn Chí Hoà, rút về Biên Hoà.
– Sau khi phá được đại đồn Chí Hoà, quân Pháp chiếm đánh lây Định Tường
(Mỹ Tho), đặt đon luy khăp nơi đế kiểm soát. Trịều định Huê cử phải bố do Phan Thanh Giản vào nghị hoà với Pháp và kí hiệp ước Nhâm Tuất (1862) nhường ba tỉnh miền Đông cho Pháp.
– Trong khi triều đình Huế từng bước nhượng bộ Pháp, phong trào chống Pháp của quần chúng nhân dân nổ ra mạnh mẽ. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trương Định và Võ Duy Dương khởi đầu thời kì chống Pháp ở Nam Kỳ.
– Năm 1861, đại đồn Chí Hoà thất bại, Trương Định kéo quân về Gò Công, xây dựng căn cứ, quy tập những người yêu nước cùng đứng lên chống Pháp. Cuộc khởi nghĩa nổ ra trước khi Triều đình Huế kí nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp. Từ Gò Công, phong trào chống Pháp lan rộng ra khắp nơi như Mỹ Tho, Biên Hoà, Tân An, Cần Giuộc, Chợ Lớn. Trước tình thế đó, quân Pháp trở tay bằng cách mua chuộc bọn Việt gian, tìm ra được bản doanh của Trương Định tại làng Kiểng Phước (Gò Công), quân Pháp vây đánh quyết liệt. Trong khi chống trả, Trương Định bị bắn gãy xương sống và hy sinh (1864).
– Cuộc khởi nghĩa của Trương Định bị thất bại nhưng phong trào chống Pháp không vì thế mà dừng lại, tiếp theo khởi nghĩa Trương Định là các cuộc khởi nghĩa khác, tiêu biểu là của Võ Duy Dương.
I Võ Duy Dương đã từng tham gia phong trào khởi nghĩa của Trương Định, được phong chức Thiên hộ, nên thường được gọi là Thiên hộ Dương. Sau khi Trương Định hy sinh, Thiên hộ Dương ra lập căn cứ ở Bằng Lăng, đặt Tổng hành dinh trong vùng đầm lấỵ Đồng Tháp Mười, dùng chiến thuật du kích để đánh quân Pháp. Chiến thuật này đã làm đảo điên quân Pháp. Chính quân của Võ Duy Dương đã có sáng kiến dùng ong vò vẽ chống lại những trận càn của địch. Quân Pháp cho quân lính đi tiễu trừ mấy phen không được, cuối cùng phải huy động đại
quân tấn công bản doanh Tháp Mười. Võ Duy Dương phải chạy về Vàm có Tây. Ở đây ông bị bệnh thương hàn và hy sinh.
– Trong khi nhân dân miền Đông Nam Kì đứng lên chống Pháp, triều đình Huế cũng muốn đòi lại ba tỉnh đã mất, vậy nên cử một phải bố do Phan Thanh Giản làm Chánh sứ, Phạm Phủ Thứ làm phó sứ sang Pháp xin chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kì. Việc thương thuyết chưa ngã ngũ thì quân Pháp tiến hành đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì từ tháng 6/1867. Lúc ấy, Phan Thanh Giản đành trở về sau chuyến đi sứ không kết quả. Đến đây, Pháp đã chiếm luôn ba tỉnh tỉnh miền Tây Nam Kì.
Sau khi mất ba tỉnh miền Tây Nam Kì, quân triều đình rút khỏi Nam Kỳ,
chiến trường ở đây chỉ còn có nhân dân và quân Pháp. Tiếp bước theo tinh thần
chiến đấu của quân dân miền Đông Nam Kì, nhân dân miền Tây Nam Kì đứng lên
chống Pháp. Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực và Thủ Khoa Huân.
_ Nguyễn Trung Trực vốn là nghĩa quân của Trương Định ngay từ buổi đầu. Ông là người tài ba, mưu trí, đã chỉ huy đánh đắm chiếc tàu Espérance của thủy quân Pháp trên sông Vàm Cỏ vào năm 1861. Sau đó, ông được triều đình cử về làm Thành thủ úy Hà Tiến. Khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây, ông được lệnh của triều đình Huế ra trấn giữ Phủ Yên, nhưng Nguyễn Trung Trực không tuân lệnh, ở lại mở mặt trận chống Pháp, lập căn cứ ở Hòn Chống. Tháng 6/1868, quân của Nguyễn Trung Trực tiến công chiếm được Rạch Giá nhưng không giữ được lâu, sau đó phải chạy ra đảo Phú Quốc. Trước sức mạnh ngày càng lớn của nghĩa quân, quân Pháp bèn bắt giam mẹ của Nguyễn Trung Trực để buộc ông phải ra hàng. Vì hiệu, Nguyễn Trung Trực ra nộp mình và bị hành quyết năm 1868.
– Thủ Khoa Huân cũng đã từng tham gia cuộc khởi nghĩa của Trương Định và của Thiện Hộ Dương. Vào năm 1863, ông bị quan tỉnh An Giang bắt nộp cho quân Pháp. Ông bị Pháp đày đi Nam Mỹ, đến năm 1870 lại được đưa về lại Sài Gòn. Thủ Khoa Huân lại trốn về An Giang, lập căn cứ chống Pháp. Đến năm 1875, Thủ Khoa Huân bị quân Pháp bắt đưa về hành quyết tại quê nhà (huyện Chợ Gạo, Tiền Giang 1875).
– Sau khi mất Nam Kỳ, có nhiều nhà nho tâm huyết, muốn canh tân xứ sở để theo kịp với thời đại. Họ đề nghị những biện pháp cách tân cùng vua Tự Đức và triều đình Huế. Một số quan lại khuyên vua hủy bỏ chính sách bế quan toả cảng, mở cửa đón thuyền buôn nước ngoài, nhưng phương án này không được chấp thuận.
– Người đi tiên phong trong các đề nghị cách tân đất nước là Nguyễn Trường Tộ. Trong suốt 9 năm liền từ 1863 – 1871, Nguyễn Trường Tộ dâng lên vua Tự Đức rất nhiều bản điều trần, kiến nghị cách tân về mọi lĩnh vực để kịp thời đối phó với tình thế mới nhưng không được triều đình chấp nhận.
– Đánh chiếm xong các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Kì, quân Pháp thực hiện âm mưu đánh chiếm Bắc Kì.
– Bắc Kỳ với dân số đông đúc lại nằm kề th trường Trung Quốc, đáp ứng được nhu cầu nhân công rẻ, cần thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp rộng lớn. Thêm nữa, chính những khả năng kinh tế tự có của Bắc Kì được thực dân Pháp đánh giá cao. Dưới mắt họ, có những hai Bắc Kì: Bắc Kỳ lúa gạo ám chỉ những vùng đồng ruộng, và Bắc Kì mở là những vùng có khoáng sản quy giá như mỏ than đá, mở bạc, mỏ vàng… Chiếm được Bắc Kì là mục tiêu của nền Đệ Tam Cộng Hoà Pháp.
– Do vậy, khi chiếm xong Nam Kì, thực dân Pháp gấp rút chuẩn bị đánh Bắc Kì và Trung Kì. Lúc ấy, Trịều định Huê vẫn tiếp tục thương thuyết, còn nhân dân thì tiếp tục bất bình với triều Nguyễn, cho nên nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra.
– Để thực hiện ý đồ đó, ngày 20/11/1873, Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội. Quân dân ta ở Hà Nội anh dũng đứng lên kháng cự. Bấy giờ, trong thành Hà Nội, Tổng đốc Nguyễn Trị Phương trực tiếp chỉ huy cuộc chiến đấu. Khi Nguyễn Trị Phương bị trọng thương và bị giặc bắt, ông đã nhịn ăn, nhịn uống cho đến chết. Con trai ông là Nguyễn Lâm cũng bị trúng đạn và hi sinh.
– Sau khi chiếm thành Hà Nội, Gác-ni-ê đưa quân đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định quân Pháp cũng vấp phải sức kháng cự quyết liệt của nhân dân ta. Sáng ngày 21/12/1873, quân Pháp tiến ra vùng Hoài Đức, bị quân ta phục kích tại cầu Giấy, tên Gác-ni-ê bị giết tại trận. Chiến thắng Cầu Giấy làm cho thực dân Pháp hết sức hoang mang, lo sợ. Chúng tìm cách thương lượng với triều đình Huế rồi thiết lập bản Hiệp ước 1874, rút quân khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ nhưng vẫn tiếp tục xây dựng cơ sở để thực hiện các bước xâm lược sau.
– Bản Hiệp ước 1874, đã khiến cho đông đảo nhân dân và sĩ phu yêu nước bất bình. Phong trào đấu tranh phản đối Hiệp ước dâng cao trong cả nước. Hiệp ước đã làm mất một phần quan trọng chủ quyền độc lập của Việt Nam. Từ đây, nước ta đã bị biến thành thị trường riêng của tư bản Pháp.
– Sau Hiệp ước 1874, với y đồ chiếm đóng toàn bộ Việt Nam, viện cớ nhà Nguyễn không thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản của Hiệp ước 1874, Pháp đưa quân thêm ra Bắc Kì.
– Ngày 3/4/1882, tướng Ri-vi-e chỉ huy một đạo quân Pháp từ Sài Gòn kéo ra Hà Nội. Sau khi giở trò khiêu khích, chúng nổ súng đánh thành Hà Nội vào ngày 25/4/1882. Lúc này, quan trấn thủ thành Hà Nội là Hoàng Diệu chỉ huy quân sĩ kiên quyết chống cự, nhưng cuối cùng thành Hà Nội mất.Trịều định Huế tiếp tục hoang mang, lo cầu cứu nhà Thanh, nhà Thanh đưa quân sang nước ta rồi bí mật thương thuyết với Pháp để chia nhau quyền lợi ở Việt Nam.
– Mặc dầu thành Hà Nội rơi vào tay quân Pháp nhưng nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu chống Pháp. Dọc sông Hồng nhân dân tạo bức tường lửa làm chậm bước tiến của địch. Những nơi khác dân chúng nổi trống, mõ, khua chiêng, cổ vũ nhân dân chiến đấu. Chiếm được Hà Nội, giặc mở rộng phạm vi đánh chiếm các tỉnh đồng bằng, nhưng tới đâu chúng cũng vấp phải sức chiến đấu của quân dân địa phương.
– Tháng 5/1883, trên chiến trường cầu Giấy, quân ta lại một lần nữa giáng cho giặc một đòn nặng nề, giết tên Tổng chỉ huy Hăng-ri Ri-vi-e. Chiến thắng cầu Giấy lần thứ hai thể hiện rõ ý chí quyết tâm sẵn sàng tiêu diệt giặc của nhân dân ta. Tuy nhiên, triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết.
_ Thất bại trong cuộc xâm lược Bắc Kì lần thứ hai, thực dân Pháp đem quân đánh thẳng vào cửa Thuận An, sát kinh đô Huế. Chiều 20/8/1883, quân Pháp đổ bộ lên Thuận An. Triều đình Huế xin cầu hoà. Hắc-măng đưa bản hiệp ước buộc triều đình phải chấp nhận. Bản hiệp ước được hai bên kí kết ngày 25/8/1883 (Hiệp ước Hắc-măng).
– Sau hiệp ước Hắc-măng, Pháp tiếp tục mở rộng phạm vi đánh chiếm các tỉnh Bắc Kì. Triều đình Mãn Thanh đã kí với Pháp tại Thiện Tân bản Quy ước ngày 11/5/1884, rút quân Thanh khỏi Bắc Kì. Ngày 6/6/1884, Chính phủ Pháp buộc triều đình Huế kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Hiệp ước này đã đặt cơ sở lâu dài về quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam.
– Hai Hiệp ước Hắc-măng (1883) và Pa-tơ-nốt 1884, đã chấm dứt sự tồn tại của nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập. Tuy vậy, phải chủ chiến do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết đứng đầu vẫn nuôi hi vọng sẽ khôi phục lại chủ quyền. Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phải chủ chiến trong triều đình Huế mà đại diện là Tổn Thất Thuyết (Thượng thư Bộ binh) và Nguyễn Văn Tường (Thượng thư Bộ Lại) mạnh tay hành động.
– Tình hình đó buộc thực dân Pháp phải tăng thêm lực lượng quân sự, xiết chặt bộ máy kìm kẹp và tìm mọi cách để loại trừ phải chủ chiến ra khỏi triều đình. Biết được âm mưu của Pháp, Tổn Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến quyết định nổ súng để giành thế chủ động.
– Đêm mùng 4 rạng ngày 5/7/1885, trong khi tên Toàn quyền Pháp tại Việt Nam là De Courcy đang mải mê yến tiệc tại toà Khâm sứ Pháp tại Huế, Tôn Thất Thuyết đã hạ lệnh cho các đạo quân của mình tấn công. Một số tên Pháp bị tiêu diệt tại đồn Mạng Cá, toà Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, song do chuẩn bị vội vã, thiếu chu đáo nên sức chiến đấu của quân ta nhanh chóng giảm sút. Sáng 6/7/1885, quân Pháp phân công. Chúng cướp bóc và tàn sát nhân dân ta vô cùng man rợ.
Lúc ấy, Tổn Thất Thuyết phải đưa Vua Hàm Nghi và Tam cung ra khỏi Hoàng thành, rồi chạy ra sơn phòng Tân sở (Quảng Trị). Ngày 13/7/1885, Tổn Thất Thuyết mượn danh Hàm Nghi xuống chiếu cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên, vì vua mà kháng chiến. Chiếu Cần vương đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước của nhân dân ta, tạo thành phong trào vũ trang chống Pháp diễn ra sôi nổi, liên tục kéo dài 12 năm, đến cuối thế kỉ XIX mới chấm dứt. Hưởng ứng chiếu cần vương, hàng loạt cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892); cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887); cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1887 – 1892); cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896).
II. Tóm tắt những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
1. Khởi nghĩa Trương Định (1859 – 1864)
Năm 1859. thực dân Pháp chiếm thành Gia Định. Trương Định tổ chức nghĩa quân chống giặc ở Gò Công, Tân An, được triều đình Huế giao chức Lãnh bình. Năm 1862, vua quan nhà Nguyễn hàng giặc, ra lệnh giải bình, nhưng Trương Định cương quyết kháng Pháp đến cùng, được nhân dân suy tôn là Bình Tây đại nguyên soái. Ngày 20/8/1864, Trương Định bị thương nặng đã rút gươm tự sát. Con trai là Trương Quyền tiếp tục chiến đấu đến năm 1867.
2. Khởi nghĩa Nguyển Trung Trực (1861 – 1868)
Năm 1861, Nguyễn Trung Trực (tức Nguyễn Văn Lịch) nổi dậy ở Tân An, chỉ huy nghĩa quân đốt cháy tàu Hy Vọng (Espérance) của giặc Pháp trên sông Vàm Có Đông (12/1861), rồi lập căn cứ kiên trì chống giặc khắp vùng Rạch Giá, Hà Tiến và đảo Phú Quốc. Năm 1868, bị giặc bắt và đưa đi hành hình, ông đã hiên ngang nói thẳng vào mặt chúng: Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người nước Nam đánh Tây.
3. Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887)
Năm 1886, Định Công Tráng cùng một số văn thân, thổ hào yêu nước: Phạm BÀnh Nguyễn Khế, Hà Văn Mao, cầm Bá Thước… lập chiến khu ở Ba Đình (Nga Sơn, Thanh Hoá) tổ chức chống giặc, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Năm 1887, cuộc khởi nghĩa thất bại.
4. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1885 – 1889)
Nguyễn Thiện Thuật (tức Tân Thuật) dựng cờ khởi nghĩa lập căn cứ kháng Pháp ở Bãi Sậy (thuộc hai huyện Văn Giang và Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên cũ), suốt mấy năm trời kiên trì đánh du kích tiêu hao, tiêu diệt địch. Đến năm 1889, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
5. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886 – 1892)
Tổng Duy Tân cùng với Cao Điền dựng cờ khởi nghĩa ở Hùng Lĩnh (Thanh Hoá) cùng lúc với cuộc khởi nghĩa Phạm BÀnh, Định Công Tráng… Sau khi nghĩa quân Ba Đình bị tan rã, Tổng Duy Tân tạm thời giấu lực lượng rồi lánh sang Trung Quốc. Năm 1888, ông trở về Thanh Hoá, tổ chức lại nghĩa quân, xây cứ điểm, đánh địch sáu năm ròng, lập nhiều chiến công. Năm 1892, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, lông Duy Tân bị giặc bắt và hy sinh anh dũng.
6. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)
Năm 1885, Phạn Định Phùng hưởng ứng Chiếu cần Vương, mộ quân đánh Pháp lập căn cứ ở vùng núi hai huyện Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh), cầm cự với giặc trên mười năm. Cuối năm 1895, Phạn Định Phùng lâm bệnh từ trần. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê tàn lụi dần. Đến đây cũng chấm dứt phong trào Văn thân chống Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ (1885 – 1896).
7. Khởi nghĩa Yên Thế (1887 – 1913)
Hoàng Hoa Thám (tức Đề Thám) là một cố nông, quê ở làng D Chế (Tiến Lữ, Hưng Yên) tham gia khởi nghĩa ở Sơn Tây rồi lên Yên Thế, theo Đề Năm chống Pháp trở thành lãnh tụ của nghĩa quân Yên Thế, bền bỉ chiến đấu suốt 25 năm, gây cho giặc Pháp nhiều tổn thất. BỌn thực dân Pháp nhiều lần mở những cuộc tiến công lớn, hai lần phải định chiến và dùng mọi thủ đoạn mua chuộc, dụ dỗ nhưng đều thất bại. Cuối cùng chúng phải lập mưu sát hại Hoàng Hoa Thám (10/12/1913) mới dập tắt được cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
8. Cuộc bạo động Yên Bái (1930)
– Ngày 10/2/1931, cuộc bạo động của Việt Nam Quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu chỉ huy, nổ ra ở Yên Bái và một vài địa phương khác nhưng đã bị thực dân Pháp dập tắt nhanh chóng.
– Hơn 80 năm thực dân Pháp xâm lược và thống trị nước ta, nhân dân ta đã liên tục vùng lên đấu tranh để tự giải phóng, song các cuộc khởi nghĩa đó đều bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu và đã thất bại.
– Mặc dù vậy, các cuộc đấu tranh ấy đã biểu th tinh thần quật cường của dân tộc và góp phần đưa tới thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo.
Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
- Đáp án môn Lịch sử lớp 12
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12