24/06/2018, 17:13

Chuyên đề 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội ( 1921-1941) – Lịch sử 11

*Kiến thức nâng cao: 1. Những khó khăn về kinh tế, chính trị mà nước Nga Xô viết gặp phải sau khi hòa bình – Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn: + Gánh chịu hậu quả nặng nề do bốn năm chiến tranh đế quốc và ba năm nội ...

*Kiến thức nâng cao:

1. Những khó khăn về kinh tế, chính trị mà nước Nga Xô viết gặp phải sau khi hòa bình

– Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn:

+ Gánh chịu hậu quả nặng nề do bốn năm chiến tranh đế quốc và ba năm nội chiến.

+ Nền kinh tếquốc dân bị tàn phá nghiêm trọng với tổng thiệt hại lên đến 39 tỉ rúp.

– Bên cạnh khó khăn về kinh tế là những thách thức nghiêm trọng về chính trị:

+ Tình hình chính trị không ổn định, các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi.

+ Tình trạng đói kém làm phân tán và suy giảm tinh thần đội ngũ công nhân.

+ Nông dân bất bình với chính sách trưng thu lương thực thừa.

– Nước Nga rơi vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế- chính trị, đe dọa sự tồn tại của chính quyền Xô viết.

2. Tác động của Chính sách kinh tế mới đến nền kinh tế nước Nga

– Chính sách Kinh tế mới đã xác định những biện pháp đúng đắn, thiết thực nhằm thúc đẩy kinh tế nước Nga phát triển. Đặc biệt là việc thực hiện chính sách thu thuê’cô’ định thay cho trưng thu lương thực thừa đã có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp phát triển, vì nông dân yên tâm sản xuất hơn.

– Với việc chuyển nền kinh tế nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần dưới sự kiểm soát của nhà nước, đáp ứng và giải quyết được những yêu cầu của nền kinh tế đất nước khi mà chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp.

– Thực hiện chính sách kinh tế mới đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp phát triển nhanh chóng (dựa theo sản lượng trong bảng thống kê để chứng minh).

-Thực hiện chính sách kinh tế mới làm cho đời sống nhân dân được nâng cao, đưa đất nước vượt qua những khó khăn to lớn về kinh tế chính trị, góp phần hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.

-Chính sách kinh tế mới thực sự là một chủ trương đúng đắn, kịp thời, sáng tạo của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích.

3. Những thành tựu trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở Liên Xô (1918 -1923). Nhận xét về thành tựu của Liên Xô trong lĩnh vực công nghiệp

* Những thành tựu:

-Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 – 1932) và kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933 – 1937) đều được hoàn thành trước thời hạn. Qua hai kế hoạch 5 năm, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được nhiều thành tựu to lớn:

+ Đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường Quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa. Năm 1937, sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản lượng quốc dân.

+ Trong nông nghiệp, công cuộc tập thể hóa nông nghiệp đã đưa 93% số nông hộ với trên 90% diện tích canh tác.

+ Về văn hóa – giáo dục, thanh toán nạn mù chữ, xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước và thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố.

-Cùng với những biến đổi về kinh tế cơ cấu giai cấp xã hội cũng thay đổi. Các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp lao động là công nhân, nông dân tập thể và tầng lớp trí thức mới xã hội chủ nghĩa.

-Từ năm 1937, nhân dân Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba, nhưng công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tạm thời bị gián đoạn bởi cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức tháng 6 -1941.

*Nhận xét:                                                                                ,

– Từ những thành tựu đạt được trong lĩnh vực công nghiệp cho thấy rằng Nhà nước Liên Xô có những chủ trương đúng đắn trong việc phát triển kinh tế, thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là ưu tiên phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp nặng.

– Cũng qua đó thể hiện sự cần cù, sáng tạo của nhân dân lao động ở Liên Xô trong việc thực hiện chủ trương công nghiệp hóa đất nước.

4. Những biến đổi về mọi mặt của Liên Xô sau hai kế hoạch 5 năm đầu tiên

– Về kinh tế:

+ Công nghiệp: công cuộc công nghiệp hóa ngày càng được mở rộng, đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước công nghiệp xã hội chủ nghĩa. Năm 1937, sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân.

+ Nông nghiệp: 93% số nông hộ với trên 90% diện tích canh tác đã được đưa vào nền nông nghiệp tập thể hóa, có quy mô sản xuất lớn và cơ sở vật chất kĩ thuật được cơ giới hóa.

– Về chính trị – xã hội: giữ vững và bảo vệ được thành quả của Cách mạng tháng Mười, làm cho Nhà nước Liên Xô phát triển ổn định.

– Về văn hóa – giáo dục: đã thanh toán được nạn mù chữ, xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất.

– Những thành tựu trên góp phần khẳng định sự tồn tại vững chắc của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.

5. Vai trò của V. I. Lê-nin trong công cuộc khôi phục kinh tế và phát triển đất nước sau chiến tranh

– Sau chiến tranh, nước Nga Xô viết gặp rất nhiều khó khăn, để khắc phục khủng hoảng, nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế, Lê-nin đã đề ra Chính sách kinh tế mới. Nhờ chính sách này đã đưa nước Nga vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị.

– Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đòi hỏi các dân tộc phải liên minh chặt chẽ với nhau nhằm tăng cường sức mạnh về mọi mặt. Chính Lê-nin là người chỉ đạo trực tiếp Đại hội lần thứ nhất các xô viết toàn Liên bang và tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô).

– Sau khi thành lập Liên bang Xô viết, Lê-nin còn chỉ đạo các nước cộng hòa phải thực hiện quyền bình đẳng, quyền dân tộc tự quyết và giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển vì mục tiêu chung là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

– Nhờ những công lao to lớn của Lê-nin cùng với sự nỗ lực của các nước cộng hòa mà Liên Xô đã hoàn thành về cơ bản công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

6. So sánh “Chính sách Cộng sản thời chiến” và “Chính sách Kinh tế mới”. Nêu nhận xét về “Chính sách kinh tế mới”

Tiêu chí so sánh Chính sách Cộng sản thời chiến Chính sách kinh tế mới
Hoàn cảnh 1918 – 1920, tiến hành chiến tranh cách mạng chống thù trong giặc ngoài. 1921 – 1925, khó khăn khi đất nước bước vào thời kì hòa bình, xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Nội dung –  Trưng thu lương thực thừa.

–    Quốc hữu hóa toàn bộ xí nghiệp.

–    Nhà nước nắm độc quyền về quản lí, phân phối lương thực, thực phẩm.

–    Thi hành chế độ lao động bắt buộc.

–     Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực, thay bằng thuế lương thực.

–   Tự do buôn bán, mở lại các chợ.

–     Cho phép tư nhân mở các xí nghiệp nhỏ.

–      Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga.

Tác dụng –         Tập trung toàn bộ sức người, sức của để chống thù trong giặc ngoài.

–      Bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Mười.

–   Phục hồi, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.

–     Tạo cơ sở kinh tế chính trị cho Liên Xô bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

*Nhận xét: Có thể xem “Chính sách Kinh tế mới” là một bước lùi nhưng là một bước lùi cần thiết để Liên Xô vượt qua những khó khăn thử thách tạo đà vững bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội, thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Bôn-sê-vích đứng đầu là Lê-nin.

Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 11: 

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 11
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11
0