24/06/2018, 17:13

Chuyên đề 1: Lịch sử thế giới cận đại ( Phần 3) – Lịch sử 11

ĐỀ 3 Câu 11. Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã làm gì để chuyển sang Cách mạng tháng Mười ? Câu 12. Qua bài học “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh để bảo vệ chính quyền cách mạng”, hãy rút ra nguyên nhân thành công, ý nghĩa ...

ĐỀ 3

Câu 11. Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã làm gì để chuyển sang Cách mạng tháng Mười ?

Câu 12. Qua bài học “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh để bảo vệ chính quyền cách mạng”, hãy rút ra nguyên nhân thành công, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Mười Nga ?

Câu 13. Từ chính sách Cộng sản thời chiến chuyển sang chính sách Kinh tế mới ở Nga diễn ra như thế nào?

Câu 14. Quốc tế Cộng sản được thành lập như thế nào? Vì sao Quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít. Chủ trương đó được thực hiện ở các nước như thế nào?

Câu 15. Lập bảng so sánh tình hình chính trị và chính sách đối ngoại của nước Đức trong thời kì 1919 – 1924 với thời kì 1933 – 1939 theo yêu cầu dưới đây:

Tiêu chí so sánh Thời kì 1924 -1929 Thời kì 1933 -1939
1) Chính trị  …………………………  …………………………
 …………………………  …………………………
 …………………………  …………………………
2) Đối ngoại  …………………………  …………………………
 …………………………  …………………………
 …………………………  …………………………..
 …………………………  ………………………..

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:

Câu 11. Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã làm gì để chuyển sang Cách mạng tháng Mười ?

-Cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Đó là Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Chính quyền Xô viết của công – nông.

-Trước tình hình đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời.

-Tháng 4 – 1917, Lê-nin thông qua Luận cương tháng Tư, chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

-Trải qua 8 tháng đấu tranh, từ đấu tranh hòa bình nhằm tập hợp lực lượng quần chúng để đủ sức lật đổ giai cấp tư sản, Đảng Bôn-sê-vích chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

-Ngày 7-10 (20-10), Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-tơ-rô-grát, trực tiếp chỉ đạo cách mạng.

-Cuộc khởi nghĩa bắt đầu đêm 24 – 10 (6 – 11). Các đội Cận vệ đã nhanh chóng chiêm được những vị trí then chốt ở thủ đô. Đêm 25 – 10 (7 -11), quân khởi nghĩa chiếm cung điện Mùa Đông. Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ.

-Tiếp theo thắng lợi ở Pê-tơ-rô-grát, chính quyền Xô viết được thành lập ở Mát-xcơ-va. Đầu năm 1918, cách mạng xã hội chủ nghĩa giành được thắng lợi trên đất nước Nga rộng lớn.

Câu 12. Qua bài học “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh để bảo vệ chính quyền cách mạng”, hãy rút ra nguyên nhân thành công, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Mười Nga.

  • Nguyên nhân thành công:

+ Đầu thế kỉ XX, nước Nga bị khủng hoảng về mọi mặt, chếđộ Nga hoàng trở nên thối nát, tạo điều kiện cho cách mạng bùng nổ.

+ Nhân dân và các dân tộc Nga căm thù chếđộ Nga hoàng, sẵn sàng đứng lên làm cách mạng để lật đổ chếđộ Nga hoàng.

+ Nhờ đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng Bôn-sê-vích đứng đầu là Lê-nin đã có tác dụng tập hợp đông đảo quần chúng đoàn kết, đứng lên làm cách mạng.

  • Ý nghĩa lịch sử:

+ Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga.

+ Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã mở ra một kỉ nguyên mới cho lịch sử nước Nga: Giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.

+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi cục diện thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học quý giá cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thếgiới.

  • Bài học kinh nghiệm:

+ Bài học về vai trò lãnh đạo của Đảng.

+ Bài học về thực hiện liên minh công – nông.

+ Bài học về phương pháp cách mạng bạo lực.

+ Bài học về củng cố chính quyền cách mạng vô sản, xây dựng lực lượng cách mạng vững chắc.

Câu 13. Từ chính sách Cộng sản thời chiến chuyển sang chính sách kinh tế mới ở Nga diễn ra như thế nào?

Từ năm 1918 – 1920, nước Nga tiến hành chiến tranh cách mạng chống thù trong giặc ngoài. Để huy động sức người, sức của phục vụ chiến trường, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích thi hành chính sách Cộng sản thời chiến với nội dung: Trưng thu lương thực thừa; Quốc hữu hóa toàn bộ xí nghiệp; Nhà nước nắm độc quyền về quản lí, phân phối lương thực, thực phẩm; Thi hành chế độ lao động bắt buộc.

Nhờ thực hiện chính sách Cộng sản thời chiến đã tập trung toàn bộ sức người, sức của để chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Mười.

Sau 7 năm chiến tranh và nội chiến kết thúc, nước Nga bước vào thời kì hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính sách Cộng sản thời chiến không còn phù hợp nữa. Trước tình hình đó, tháng 3 – 1921, Đại hội Đảng Bôn-sê-vích quyết định chuyển từ chính sách Cộng sản thời chiến sang chính sách kinh tế mới. Nội dung của chính sách kinh tế mới:

+ Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực, thay bằng thuế lương thực.

+ Tự do buôn bán, mở lại các chợ.

+ Cho phép tư nhân mở các xí nghiệp nhỏ.

+ Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga.

+Việc thực hiện chính sách kinh tế mới có tác dụng phục hồi, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Tạo cơ sở kinh tế, chính trị cho Liên Xô bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu 14. Quốc tế Cộng sản được thành lập như thế nào? Vì sao Quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít. Chủ trương đó được thực hiện ở các nước như thế nào?

  • Quốc tế Cộng sản thành lập:

+ Trong những năm 1918 -1923, phong trào cách mạng thế giới bùng nổ và phát triển mạnh mẽ, các Đảng Cộng sản lần lượt được thành lập ở các nước.

+ Sự phát triển nhanh chóng của phong trào cách mạng thế giới đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để tập hợp lực lượng và chỉ đạo phong trào theo một đường 101 đúng đắn.

+ Đáp ứng yêu cầu đó, tháng 3 – 1919, Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản được tiên hành tại Mát-xcơ-va.

  • Vì sao Quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân:

+ Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933 và sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít đe dọa sự ổn định, hòa bình và an ninh nhân loại.

+ Quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước để đoàn kết chống kẻ thù chung là chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.

  • Thực hiện chủ trương của Quốc tế Cộng sản:

+ Tháng 7 – 1935, Quốc tế Cộng sản tiến hành Đại hội lần thứ VII chỉ đạo cho các Đảng Cộng sản thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít. Thực hiện chủ trương của Quốc tế Cộng sản, Mặt trận nhân dân chống phát xít được thành lập ở Pháp, I-ta-li-a, Tiệp Khắc, Hi Lạp, Tây Ban Nha…

+ Mặt trận nhân dân Tây Ban Nha thành lập vào tháng 2 -1936. Cuộc chiến tranh chống phát xít của nhân dân Tây Ban Nha (1936 – 1939) nhận được sự ủng hộ to lớn của phong trào cách mạng thế giới, do sự can thiệp của phát xít Đức, I-ta-li-a và sự nhượng bộ của các nước tư bản, cuộc chiến tranh chống phát xít của nhân dân Tây Ban Nha cuối cùng bị thất bại.

+ Mặt trận nhân dân Pháp thành lập 5 – 1936. Trong cuộc tổng tuyển cử, Mặt trận nhân dân Pháp giành được thắng lợi, do Lê-ông Bơ-lum đứng đầu. Phong trào Mặt trận nhân dân đã bảo vệ được nền dân chủ đưa nước Pháp vượt qua hiểm họa của chủ nghĩa phát xít.

Câu 15. Lập bảng so sánh tình hình chính trị và chính sách đối ngoại của nước Đức trong thời kì 1919 -1924 với thời kì 1933 -1939 ?

Tiêu chí so sánh Thời kì 1924 – 1929 Thời kì 1933 – 1939
1) Chính trị Chế độ Cộng hòa Vai-ma được củng cố, quyền lực của giới tư bản độc quyền được tăng cường. Chính phủ tư sản thi hành chính sách đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân. Các đảng tư sản công khai tuyên truyền tư tưởng phục thù cho nước Đức. Tháng 10 – 1933, nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động. Năm 1935, Hít-le ban hành lệnh tổng động viên quân dịch, tuyên bố thành lập đội quân thường trực và bắt đầu triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu. Đến năm 1938, Đức ráo riết chuẩn bị gây chiến tranh thế giới.
2) Đối ngoại Về đối ngoại, vị trí Quốc tế của nước Đức dần dần được phục hồi với việc nước này tham gia Hội Quốc liên, kí kết một số hiệp ước với các nước tư bản châu Âu và Liên Xô. Tăng cường lực lượng quân sự, thực hiện chính sách đối ngoại hiếu chiến của chính quyền Hit-le đối với châu Âu và thế giới.

Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 11: 

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 11
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11

Xem thêm: Chuyên đề 1: Lịch sử thế giới cận đại ( Phần 2) – Lịch sử 11

0