24/06/2018, 17:14

Chuyên đề 3: Trung Quốc – Lịch sử 11

*Kiến thức nâng cao: 1.Nguyên nhân và tiến trình xâm lược của phương Tây đối với Trung Quốc Nguyên nhân: + Trung Quốc là một nước rộng lớn và đông dân nhất châu Á. + Giàu tài nguyên khoáng sản. + Có nền văn hóa lâu đời. Vì vậy, từ thế kỉ XVIII và nhất là sang thế kỉ XIX, Trung Quốc ...

*Kiến thức nâng cao:

1.Nguyên nhân và tiến trình xâm lược của phương Tây đối với Trung Quốc

  • Nguyên nhân:

+ Trung Quốc là một nước rộng lớn và đông dân nhất châu Á.

+ Giàu tài nguyên khoáng sản.

+ Có nền văn hóa lâu đời.

Vì vậy, từ thế kỉ XVIII và nhất là sang thế kỉ XIX, Trung Quốc trở thành “miếng mồi” cho các đế quốc phân chia, xâu xé.

  • Tiến trình xâm lược:

+ Các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Anh, tìm mọi cách đòi chính quyền Mãn Thanh phải “mở cửa”, đòi tự do buôn bán thuốc phiện – món hàng mang lại lợi nhuận lớn cho bọn tư bản.

+ Viện có chính quyền Mãn Thanh tịch thu và đốt thuốc phiện của các tàu buôn Anh, thực dân Anh đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc.

+Cuộc chiến tranh thuốc phiện bắt đầu từ tháng 6-1840 và kết thúc vào tháng 8- 1842. Chính quyền Mãn Thanh phải kí Hiệp ước Nam Kinh, chấp nhận các điều khoản theo yêu cầu của thực dân Anh.

+ Sau chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước xâu xé Trung Quốc. Đến cuối thế kỉ XIX, Đức đã chiếm tỉnh Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử; Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nga, Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc..,

2. Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của phong trào nông dân Thái Bình Thiên quốc (1851 – 1864)

-Nguyên nhân: Trước nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc và sự hèn yếu của triều đình Mãn Thanh, từ giữa thế kỉ XIX nhân dân Trung Quốc tiếp tục nổi dậy đấu tranh chống thực dân, phong kiến. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc.

-Diễn biến: Dưới sự lãnh đạo của Hồng Tú Toàn, phong trào nổ ra ngày 1-1

-1851 ở Kim Điền – Quảng Tây, sau đó lan rộng ra khắp các địa phương trong cả nước. Đây là một phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Cuộc khởi nghĩa kéo dài suốt 14 năm, từ năm 1851 đến năm 1864, đã xây dựng được một chính quyền ở Thiên Kinh và thi hành nhiều chính sách tiến bộ.

-Ý nghĩa: Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chính sách ruộng đất bình quân, chính sách xã hội, thực hiện nam nữ bình đẳng được đề ra.

3. Cuộc chiến tranh thuốc phiện ở Trung Quốc

-Để tiến hành xâm lược Trung Quốc, thực dân Anh đòi chính quyền Mãn Thanh phải “mở cửa”, đòi tự do buôn bán thuốc phiện, món hàng mang lại nhiều lợi nhuận cho giới tư bản.

-Nạn thuốc phiện vào Trung Quốc đã phá hoại đời sống xã hội một cách trầm trọng. Nhân dân Trung Quốc hết sức bất bình và kiên quyết chống tệ nạn thuốc phiện đang hủy hoại đời sống của họ.

-Trước tình hình đó, Lâm Tắc Từ đã dựa vào nhân dân yêu cầu thương nhân Anh phải nộp hết thuốc phiện đã mang vào Trung Quốc và không bao giờ được chở thuốc phiện vào Trung Quốc. Với thái độ kiên quyết của Lâm Tắc Từ và quần chúng nhân dân, thương nhân Anh buộc phải đem nộp toàn bộ thuốc phiện để thiêu hủy tại Trung Quốc.

-Không chịu mất nguồn lợi lớn đó, thực dân Anh và bọn quan lại Màn Thanh cấu kết với nhau. Chính phủ Anh lấy vài đề thuốc phiện làm cái cớ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc.

-Cuộc chiến tranh xâm lược do thực dân Anh gây ra từ tháng 6 – 1840 và kết thúc vào tháng 8 -1842, gọi là Chiến tranh thuốc phiện.

4.Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc, phong trào Duy tân và phong trào Nghĩa Hòa đoàn

  • Ý nghĩa:

+ Thể hiện tinh thần và ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân Trung Quốc trước sự xâm lược của đế quốc và thái độ thỏa hiệp của triều đình phong kiến Mãn Thanh.

+ Các phong trào Thái Bình Thiên Quốc, phong trào Duy tân và phong trào Nghĩa Hòa đoàn góp phần làm lung lay nền tảng của chế độ phong kiến, mở đường cho tư tưởng tiến bộ xâm nhập vào Trung Quốc.

+ Các phong trào đã tạo tiền đề để cách mạng Trung Quốc bước vào giai đoạn mới, đó là giai đoạn cách mạng dân chủ tư sản sau này.

  • Nguyên nhân thất bại:

+ Các phong trào diễn ra trong thời điểm đất nước Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé.

+ Thế lực của giai cấp tư sản còn non yếu, trong khi thế lực của phong kiến còn mạnh lại cấu kết với đế quốc.

+ Các phong trào chưa thực hiện triệt để mục tiêu của cách mạng đề ra.

5. Hoàn cảnh, cương lĩnh, mục tiêu và tác dụng của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội.

-Hoàn cảnh: Đầu năm 1905, phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của nhân dân Trung Quốc đã lan rộng khắp các tỉnh. Hoa kiều ở nước ngoài cũng nhiệt liệt hưởng ứng phong trào. Trước tình hình đó, Tôn Trung Sơn từ châu Âu về Nhật Bản, thống nhất lực lượng thành một chính đảng. Tháng 8-1905, Trung Quốc Đồng minh hội – chính đảng của giai cấp tư sản ra đời.

Cương lĩnh chính trị của Đồng minh hội: Dựa trên học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn là “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.

Mục tiêu của Hội: Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.

Tác dụng: Dưới sự lãnh đạo của Đồng minh hội, phong trào cách mạng Trung Quốc phát triển theo con đường dân chủ tư sản. Tôn Trung Sơn và nhiều nhà hoạt động cách mạng khác đã tích cực chuẩn bị mọi mặt cho một cuộc khởi nghĩa vũ trang.

6 .Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Ngay từ nửa sau thế kỉ XIX, phong trào diễn ra sôi nổi, quyết liệt với nhiều hình thức đấu tranh phong phú. Trong khi triều đình phong kiến Mãn Thanh nhu nhược, bảo thủ, từng bước nhượng bộ các nước đế quốc thì nhân dân Trung Quốc liên tục đấu tranh chống xâm lược, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc, cuộc vận động Duy tân và phong trào Nghĩa Hòa đoàn.

Đầu thế kỉ XX, phong trào tiếp tục phát triển, giai cấp tư sản đã bước lên vũ đài chính trị, nắm lấy vai trò lãnh đạo cách mạng. Tiêu biểu là cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911.

7. Các sự kiện chính trong phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ Chiến tranh thuốc phiện đến Cách mạng Tân Hợi

Thời gian                                                          Sự kiện
Năm 1851-1864 Phong trào nông dân Thái Bình Thiên Quốc (1851-1864). Nhân dân Trung Quốc đã tiến hành đấu tranh mạnh mẽ chống đế quốc, phong kiến.
Năm 1898 Cuộc vận động Duy tân. Do hai nhà nho yêu nước là Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi chủ trương cải cách chính trị thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ lập hiến. Phong trào Duy tân tồn tại được 103 ngày thì thất bại vì lực lượng phái Duy tân yếu, các thếlực bảo thủ quá mạnh.
Năm 1900 Phong trào Nghĩa Hòa đoàn. Bùng nổ ở Sơn Đông, phong trào nhanh chóng lan rộng ra vùng Sơn Tây và Đông Bắc Trung Quốc. Nghĩa quân tiến vào Bắc Kinh tấn công các sứ quán nước ngoài.
Năm 1911 Cuộc cách mạng Tân Hợi. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến lâu đời, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 11: 

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 11
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11
0