23/05/2018, 15:23

Đặc điểm tiêu hoá của lợn con

Lợn con sinh trưởng, phát dục nhanh. Song những tuần đầu bị hạn chế do chức năng cơ quan tiêu hoá chưa thành thục. Tiêu hoá ở miệng Lợn mới sinh những ngày đầu hoạt tính amilaza nước bọt cao. Tách mẹ sớm, hoạt tính amilaza nước bọt cao nhất ở ngày thứ 14, còn lợn con do mẹ nuôi phải đến ngày ...

Lợn con sinh trưởng, phát dục nhanh. Song những tuần đầu bị hạn chế do chức năng cơ quan tiêu hoá chưa thành thục.

Tiêu hoá ở miệng

Lợn mới sinh những ngày đầu hoạt tính amilaza nước bọt cao. Tách mẹ sớm, hoạt tính amilaza nước bọt cao nhất ở ngày thứ 14, còn lợn con do mẹ nuôi phải đến ngày thứ 21. Nước bọt ở tuyến mang tai chứa 0,6 – 2,26% vật chất khô. Khả năng tiêu hoá 16 – 500 đơn vị vongemut, pH = 7,6 – 8,1. Tuỳ lượng thức ăn, lượng nước bọt tiết khác nhau. Thức ăn có phản ứng axit yếu và khô thì nước bọt tiết ra mạnh, thức ăn lỏng thì giảm hoặc ngừng tiết dịch. Vì vậy, cần lưu ý không cho lợn con ăn thức ăn lỏng.

Lượng nước bọt thay đổi tùy theo số lần cho ăn, chất lượng thức ăn. Ăn chỉ một loại thức ăn kéo dài sẽ làm tăng nhiệm vụ cho một tuyến, gây ức chế, lợn ít thèm ăn. Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, ăn đổi bữa thì cả hai tuyến hoạt động, không gây ức chế, lợn con sẽ thèm ăn, tiết nước bọt liên tục, giúp tiêu hóa tốt thức ăn.

Tiêu hoá ở dạ dày

Lợn con đạt 10 ngày tuổi có dung tích dạ dày tăng gấp 3 lần, 20 ngày tuổi đạt 0, 2 lít, hơn 2 tháng tuổi đạt 2 lít, sau đó tăng chậm, đến tuổi trưởng thành đạt 3,5 – 4 lít.

Dịch vị tiết ra tương ứng với sự phát triển của dung tích dạ dày, tăng mạnh nhất ở 3 – 4 tháng tuổi, sau đó kém hơn.

Lượng dịch vị biến đổi tuỳ theo tuổi và ngày đêm như sau:

Lợn lớn Lợn con

Ngày 62%       31 %            So với tổng lượng dịch vị cả ngày đêm

Đêm  38%      69%

Lợn con 20 ngày tuổi, phản xạ tiết dịch vị chưa rõ. Ban đêm lợn mẹ nhiều sữa, kích thích sự tiết dịch vị ở lợn con.

Khi cai sữa, lượng dịch vị của lợn con tiết ra ngày đêm gần bằng nhau.

Độ axit của dịch vị lợn con thấp nên hoạt hoá pepxinogen kém, diệt khuẩn kém. Axit clohydric tự do xuất hiện ở 25 – 30 ngày tuổi và diệt khuẩn rõ nhất ở 40 – 50 ngày tuổi.

Trong tháng tuổi đầu, dạ dày hầu như không tiêu hoá protein thực vật.

Sữa rời khỏi dạ dày sau 1 – 1,3 giờ. Trộn dịch vị với sữa tỷ lệ 1:5, sau 5 – 6 giây sữa đông vón lại: sữa được tiêu hoá hoàn toàn.

Hệ số tiêu hóa thức ăn hạt cũng cao, đạt 73 – 86%.

Số lượng, chất lượng thức ăn khác nhau làm tăng tính ngon miệng, dịch vị tiết ra nhiều, tiêu hoá cao. Ban đêm tiêu hoá cao hơn ban ngày. Ban ngày sự tiết dịch vị lại nhiều hơn. Thêm 3g pepxin và 500ml axit clohydric 0,4% vào thức ăn cho lợn 3 – 4 tháng tuổi sẽ kích thích tiết dịch vị và tăng sức tiêu hoá. Đàn heo conĐàn heo con

Những axit chính trong dạ dày là axit lactic, axetic, propionic, còn axit butiric thì ít hơn.

Axit lactic có liên quan đến vi khuẩn lactic. Lợn con 60 ngày tuổi có vi khuẩn lactic nhiều hơn ở lợn 120 ngày tuổi. Vi khuẩn lactic giảm khi cân bằng dinh dưỡng hoàn toàn và tăng khi cân bằng dinh dưỡng không hoàn toàn. Trực trùng E.coli cũng giảm khi cân bằng dinh dưỡng hoàn toàn.

Tiêu hoá ở ruột

Lợn sơ sinh có dung tích ruột non 100ml, 20 ngày tuổi tăng 7 lần, tháng thứ 3 đạt 6 lít, 12 tháng đạt 20 lít.

Ruột già của lợn sơ sinh có dung tích 40 – 50ml, 20 ngày đạt 100ml, tháng thứ 3 khoảng 2,1 lít, tháng thứ 4 đạt 7 lít, tháng thứ 7 lên tới 11 – 12 lít.

Tiêu hoá ở ruột nhờ tuyến tụy. Enzym tripxin trong dịch tụy thuỷ phân protein thành axit amin. Ở trong thai 2 tháng tuổi chất chiết đã có tripxin. Thai càng lớn, hoạt tính enzym tripxin càng cao và khi mới đẻ hoạt tính rất cao. Lợn con 20 ngày tuổi, dịch tụy có sức tiêu hoá 6 – 8mm Metl/24 giờ, sau đó giảm theo tuổi nhưng số lượng lại tăng, 7 – 81ít/ngày ở lợn 7 tháng tuổi. Độ kiềm của dịch tụy tăng theo tuổi và cường độ tiết. Hoạt tính enzym amila đạt 1000 – 8000 đơn vị vongemut và giảm theo tuổi. Người ta nhận thấy bệnh thiếu máu lợn con không ảnh hưởng đến hoạt tính các enzym, trừ enzym manta.

Các enzym tiêu hoá trong dịch ruột lợn con gồm: amino peptida, dipeptida, enterokina, lipa và amila.

Trong một ngày đêm, lợn con một tháng tuổi tiết dịch từ 1,2 – 1,7 lít, 3 – 5 tháng có từ 6 – 9 lít dịch.

Lượng dịch tiêu hoá phụ thuộc vào tuổi và tính chất khẩu phần thức ăn. Lợn con một tháng rười đến 2 tháng tuổi, lượng dịch ngày đêm tăng đáng kể nếu tăng thức ăn thô xanh vào khẩu phần.

Sự phát triển về sinh lý và hoá sinh của ống tiêu hoá

Độ pH chứa trong dạ dày tăng sau khi cai sữa một cách từ từ; trong khi đó pH ở ruột thay đổi rẩt ít. Độ pH ở dạ dày biến động từ 2,7 – 5,4; ở ruột non từ 5,8 – 6,9 và ở ruột già từ 5,4 – 6,4.

Lưu ý khi thay thế sữa mẹ bằng một chế độ thức ăn, lợn con sẽ có những rối loạn về tiêu hoá do thiếu một số enzym cần thiết. Phải bổ sung lượng protein động vật cần thiết, vì với protein thực vật thì các loại enzym tiêu hoá tác động ít hơn so với protein động vật. Cai sữa 5 tuần tuổi thì lợn con sử dụng được protein thực vật tương đối dễ dàng.

Trong thời kỳ bú sữa, enzym pepxin hoạt động kém. Tiêu hoá protein của sữa nhờ enzym tripxin của tụy.

Nếu cai sữa 2 tuàn tuổi, lợn con sử dụng rất ít hoặc không sử dụng được gluxit do thiếu enzym amila tụy và manta ruột. Amila nước bọt đạt cao nhất khi lợn con 2 – 3 tuần tuổi, sau đó giảm 50%. Amila tụy lúc đầu kém, sau tăng mạnh từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 5. Đó là thời điểm thuận lợi để cai sữa sớm vì nó thích ứng với sinh lý lợn con với chế độ ăn mới. Ở lợn con 2 tuần tuổi, enzym manta hoạt tính thấp, sau đó tăng dần đạt tới đa ở 4 – 5 tuần tuổi.

Đối với xacaro, sau 2 tuần tuổi lợn con mới tiêu thụ được, trước đó dịch tiêu hoá không có enzym xacara hoặc hoạt tính của nó thấp.

Riêng enzym lacta, hoạt tính giảm dần qua các lứa tuổi. Đó là trở ngại khi sử dụng chế độ ăn cần có nhièu enzym lacta.

Khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng

Sản phẩm đầu tiên của quá trình tiêu hoá là dạng polime hữu cơ. Chúng vào riềm bàn chải có nhiều vi nhung mao (200 triệu/mm² bề mặt màng nhầy) ở lợn sơ sinh và tăng hàng trăm lần ở lợn trưởng thành, các enzym tiến hành thuỷ phân chất dinh dưỡng thành sản phẩm cuối cùng, qua các lỗ hẹp (0,02 micro) giữa các vi nhung mao. Vi sinh vật không chui qua được các lỗ hẹp. Nhờ vậy, quá trình tiêu hóa ở màng tiến hành gần như vô khuẩn.

Ở lợn sơ sinh, quá trình hấp thu immunoglobulin và những tiểu phần protein khác của sữa mẹ bằng con đường chủ động chọn lọc hoặc bằng ẩm bào, Nhờ đó immunoglobulin ngay những giờ đầu sau khi đẻ, đã tăng trong máu lợn con (từ 3,5 – 4 – 6 – 7%). Những tiểu phần protein sữa tuần hoàn trong máu không gây nguy hiểm với lợn con vì trong thời gian này lợn không hình thành kháng thể bản thân và protein đối với chúng không phải là kháng nguyên.

Sự thành thục về miễn dịch học của lợn con xuất hiện sau một tháng tuổi. Ở độ tuổi này, khả năng các hợp chất đại phân tử thấm qua màng ruột lợn con hầu như bị ngừng hoàn toàn. Tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng tiến hành chủ yếu ở dạ dày và ruột non. Trong một ngày đêm, dạ dày lợn con phân giải 45% gluxit, 50% protein, 20 – 25% đường, cả dạ dày và ruột non phân giải và hấp thu 85% đường, 87% protein, chỉ còn không quá 10 – 15% ở ruột già.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan tiêu hoá

Các loại thức ăn

Thức ăn nhiều nước làm giảm khả năng tiết nước bọt. Pha loãng thức ăn tỷ lệ 1:3 ở dạng cháo thì tuyến nước bọt hầu như không tiết.

Ăn cám gạo kích thích tiết nhiều dịch vị hơn với độ axit của dịch vị cũng cao hơn so với ăn khoai sắn.

Thức ăn rang thơm, ủ men sẽ tăng sự tiết dịch vị.

Thức ăn sông làm dịch tụy và dịch ruột tiêt nhiêu dịch vị, hoạt lực enzym cũng cao hơn so với cho ăn thức ăn chín.

Tỷ lệ các chất dinh dưỡng

Khẩu phần thức ăn kém cân bằng sẽ làm cơ quan tiêu hoá hoạt động căng thẳng, giảm đồng hoá thức ăn.

Khẩu phần thiếu protein sẽ làm tăng hoạt động của cơ quan tiêu hoá, thải nhiều nitơ theo dịch tiêu hoá, liên quan đên sự tăng lượng nitơ trao đổi theo phân, dẫn đến lợn con bị thiếu protein.

So sánh khi tăng protein trong khẩu phần từ thấp (14% đối với lợn 3 – 5 tháng tuổi, 12% đối với lợn 5 – 6 tháng tuổi) lên cao (20% với lợn 3 – 4 tháng tuổi, 18% với lợn 5 – 6 tháng tuổi), cho thấy ở mức protein 20%, hoạt lực proteaza ở dịch vị, dịch tụy, nhũ chấp ruột nồng độ các dạng nitơ trong nhũ chấp ruột đều cao hơn, sử dụng nitơ nhiều hơn, lợn tăng trọng tốt hơn.

Cách cho ăn

Lợn con ăn nhiều bữa trong ngày (5 bữa so với 3 bữa) thì dịch vị tăng 79,43%, dịch tụy tăng 35,2%.

Ăn khô so với ăn ướt làm tăng nhũ chấp trong 1 ngày đêm (tính trên 1kg thức ăn ăn vào) là 32% và dịch tiêu hoá tăng 12%.

Ăn đặc thì hàm lượng các dạng nitơ trong nhũ chấp cao, sử dụng nitơ ở ống tiêu hoá nhiều hơn so với ăn loãng.

Đinh Huỳnh và ctv (1999) đã nghiên cứu giữa hai phương pháp cho lợn con Ỉ pha theo mẹ tập ăn sớm từ 30 – 60 ngày cai sữa bằng thức ăn chín đã làm tăng mức chi phí cho thức ăn 1kg tăng trọng với ăn sống 43,60%.

0