23/05/2018, 15:54

Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây tre

Đặc điểm hình thái của cây tre Tre thuộc họ Cỏ (Poaceae) trong lớp thực vật Một lá mầm. Thân tre có lóng rỗng và đốt đặc. Dưới gốc tre là thân ngầm; trên mặt đất là thân khí sinh mang bẹ mo, cành và lá. Thân ngầm – Thân ngầm mọc cụm (hợp trục) Các cây tre đứng gần nhau, mọc từng bụi mà ...

Đặc điểm hình thái của cây tre

Tre thuộc họ Cỏ (Poaceae) trong lớp thực vật Một lá mầm.

Thân tre có lóng rỗng và đốt đặc.

Dưới gốc tre là thân ngầm; trên mặt đất là thân khí sinh mang bẹ mo, cành và lá.

Thân ngầm

– Thân ngầm mọc cụm (hợp trục)

Các cây tre đứng gần nhau, mọc từng bụi mà không tự lan trong diện tích đất. Điển hình như: Tre gai, Hóp sào, Lồ ô.

Thân ngầm dạng hợp trục có hình bầu dục và được chia làm 2 phần: cổ thân ngầm và thân.

Cổ thân ngầm: Là phần nối với thân ngầm cây tre mẹ ở phần này ruột đặc, không có chồi, không mọc rễ.

Thân: Phần thân của thân ngầm hình bầu dục chia thành nhiều đốt. Các đốt có mang chồi, mỗi chồi phát triển thành 1 măng. Cấu tạo thân ngầm tre mọc cụmCấu tạo thân ngầm tre mọc cụm (1) Cây tre mẹ; (2) Cổ thân ngầm; (3) Thân ngầm

Thân ngầm dạng đơn trục (thân tre mọc tản) gồm các loại: Các loại trúc, Vầu đắng, Tre róc Cấu tạo thân ngầm tre mọc tảnCấu tạo thân ngầm tre mọc tản

Các loài trong cùng dạng mọc cụm nhưng các cây trong búi lại đứng xa nhau Ví dụ như: Luồng, Mai, các cây đứng xa nhau hơn so với Tre gai. Ở những loài này măng cũng mọc từ gốc cây mẹ nhưng uốn vòng ra xa rồi mới mọc lên mặt đất nên búi tre thưa hơn.

Đặc biệt các loài nứa thì thân khí sinh lại mọc cách xa nhau đến hàng mét vì các mắt trước khi mọc lên mặt đất đều đi ngầm trong lòng đất hàng mét rồi mới mọc lên thành măng và thành cây tre. Vì vậy búi tre thưa thoáng khiến ta tưởng là loại đơn trục (tre mọc tản)

– Thân ngầm tre mọc tản:

Thân ngầm bò lan trong đất, thân ngầm nhỏ (so với thân khí sinh), mọc dài bò ngang trong tầng đất theo hình lượn sóng.

Trên thân ngầm có đốt, rễ mọc trên các đốt, mỗi đốt lại có mắt xếp so le 2 bên, có mắt nẩy lên thành măng và phát triển thành thân khí sinh, có mắt lại mọc thành thân ngầm mới và lại tiếp tục bò lan trong đất dần hình thành cả đám rừng tre trúc.

Vì các măng mọc ra từ thân ngầm bò lan trong đất cho nên các thân khí sinh cây tre trúc không cụm lại mà phân bố thưa trên đám rừng.

Thân khí sinh

Thân tre là phần quan trọng nhất của cây tre bao gồm: Gốc thân và thân.

– Gốc thân ở giữa thân ngầm và thân.

Phần thân tre trên mặt đất có thể cao từ 1 – 20 m, đường kính từ 1 – 25 cm, thường hình tròn nhưng cũng có nhiều hình dạng đặc biệt.

– Thân khí sinh gồm nhiều lóng và đốt. Là bộ phận hóa gỗ nằm trên mặt đất.

– Lóng rỗng, phần bên ngoài là vách, phần rỗng là khoang ruột.

– Đốt đặc mang chồi có vòng mo và vòng đốt.

– Lóng và đốt khi non được mo thân che phủ.

– Khi già mo rụng đi, để lại dấu vết của mo thân đó chính là vòng mo.

– Tinh tre màu xanh nằm ở tầng ngoài, bề mặt nhẵn có một lớp sáp.

– Cật tre ở phía trong tinh tre, thịt tre nằm trong cật và sau cùng là màng tre

Cành tre

Cành tre được mọc ra từ các đốt của thân khí sinh.

Tùy thuộc vào loài tre mà mỗi đốt mang 1, 2 hay nhiều cành, mỗi cành có nhiều nhánh. Ví dụ: Tre mai có 1 cành; Bương có 3 cành; Luồng, Mạnh tông, Điểm trúc có nhiều cành..

Cành nhánh hướng về phía trên. Các kiểu cành treCác kiểu cành tre Tre 1.cành 2. Tre 3 cành 3. Tre 2 cành 4, 5 Tre nhiều cành

Lá tre

Lá là cơ quan quan trọng nhất của quá trình quang hợp.

– Lá tre không có lông tơ.

– Lá tre cấu tạo có 2 phần: Bẹ lá, phiến lá.

– Bẹ lá thường dài là phần nối từ cành tre đến cuống lá, bẹ lá có hình lòng máng, gắn chặt vào cành từ phần nối giữa bẹ lá và phiến lá là cuống lá, cuống lá thường ngắn chỉ vài mm, ngoài ra còn có tai lá, lưỡi lá.

– Phiến lá có 3 – 5 đôi gân lá song song. Lá treLá tre

Hoa và quả

* Hoa tre:

– Hoa tre dạng bông màu vàng nhạt

– Nhị hoa mang bao phấn màu vàng tươi Hoa treHoa tre

* Quả tre:

– Quả tre dạng quả thóc.

– Quả rụng xuống mọc thành cây con Quả treQuả tre

Đặc điểm sinh trưởng của tre

Sinh trưởng, phát triển là một quá trình được bắt đầu từ khi hạt nẩy mầm đến khi cây tre có hạt chín. Tre trúc sinh trưởng có khác những loài cây gỗ khác.

Sinh trưởng rễ

Rễ là cơ quan hấp thu dinh dưỡng.

Số lượng rễ ở một thân khí sinh biến đổi theo kích thước và tuổi của thân khí sinh (cùng là điều kiện đất).

Thân khí sinh lớn hơn thường có rễ nhiều hơn.

Khi thân khí sinh đã già > 6 tuổi thì số lượng rễ và lông hút của nó cũng giảm đi.

Rễ mọc ở mỗi đốt của thân ngầm dài khoảng 70 cm.

Rễ được sinh trưởng từ phần gốc của một cây măng (bên dưới mặt đất).

Các rễ này tiếp tục sinh trưởng và hòan thành sinh trưởng trong vòng 1 năm (dài 40 – 70 cm) về sau không dài thêm và cũng không to thêm về đường kính.

Sinh trưởng của thân ngầm

Thân ngầm là cơ quan chủ yếu tích lũy chất dinh dưỡng đồng thời lại có khả năng sinh sản phân sinh rất mạnh.

Sinh trưởng thân ngầm của loại tre mọc cụm

Tre mọc cụm có thân ngầm ngắn.

Phần gốc thân và cuống thân chính là thân ngầm.

Thân ngầm tre mọc cụm chỉ có rễ tre mà không có roi tre và khác nhau theo loài.

Thân ngầm có một đoạn dài gọi là cổ thân ngầm, là bộ phận nối tre mẹ và tre con, đoạn giữa gọi là thân ngầm, phần đỉnh nối với thân tre. Ví dụ cổ thân ngầm của Lục trúc có dạng sừng dê, dài 9 -12 cm, có 14 – 16 đốt, đầu nhỏ 1 cm đầu lớn 4 – 5 cm. Gốc thân thường 6 – 8 đốt xếp thành mắt chồi và sẽ phát triển thành măng người ta gọi là mắt măng. Trong số các mắt chỉ có một sốphát triển thành cây tre khí sinh.

Thân ngầm kéo dài của tre mọc cụm thành măng là do cùng một cơ quan hình thành. Chồi to của của gốc thân mùa xuân năm sau bắt đầu nẩy chồi.

Sinh trưởng thân ngầm (roi) của loại tre mọc tản

Thân ngầm của tre mọc tản (roi tre) thân ngầm ăn lan rộng trong đất, thân ngầm có chia đốt, mỗi đốt có mo biến thành vẩy bao bọc, đầu thân ngầm nhọn cứng và ăn sâu trong đất. Tùy theo loài khác nhau mà thân ngầm ăn nông, sâu khác nhau.

Roi tre thường phân bố ở độ sâu 15 – 40 cm, những vùng đất giầu dinh dưỡng, đất tơi xốp roi tre phân bố sâu hơn, măng to hơn, những nơi ít dinh dưỡng khô hạn, roi tre mọc nông hơn, măng nhỏ hơn.

Roi tre mọc ngang trong đất cấu tạo bao gồm: cuống roi, thân roi và ngọn roi

– Cuống roi là phần nối với roi mẹ, mắt dầy, đốt ngắn, không rễ, không chồi.

– Ngọn roi (măng roi) là phần cuối của roi có túi bao nhọn cứng, có khả năng xuyên trong đất, sự sinh trưởng của roi chủ yếu dựa vào ngọn roi, độ dài của ngọn roi có thể đến 3 – 4 m có khi tới 5 m.

Thân roi là phần giữa cuống roi và ngọn roi, mỗi mắt có rễ (gọi là rễ roi) chồi. Chồi có thể mọc măng rồi thành thân khí sinh, cũng có thể mọc thành măng roi hoặc hình thành roi mới. Sinh trưởng thân ngầm tre mọc tản (Mao trúc)Sinh trưởng thân ngầm tre mọc tản (Mao trúc)

Tùy theo điều kiện đất đai mà tuổi thọ của thân ngầm dài ngắn khác nhau.

Ví dụ: Thân ngầm của Vầu hoạt động mạnh nhất vào năm thứ 2, thứ 3, năm thứ 4 trở đi cây bị già không còn khả năng sinh măng nữa.

Sinh trưởng măng tre

Măng tre trước khi lên khỏi mặt đất bắt đầu từ gốc, trước hết là mo thân sinh trưởng, tiếp đó là mô phân sinh các đốt, thúc đẩy măng phát triển lên phía trên, xuyên qua tầng đất và xuất hiện trên mặt đất.

Trước tiên là đầu thân măng mọc lên, lúc này thân măng ở dưới đất và phình to rõ rệt, gốc tiếp tục ra rễ, sinh trưởng chiều cao rất chậm, mỗi ngày dài 1 – 2 cm. Các đốt măng kéo dài ra, trở thành gốc thân cây mẹ mới, xung quanh mọc nhiều rễ râu, bộ rễ hình thành, tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, mỗi ngày có thể đến 10 cm, thời kỳ này là thời kỳ thu hái măng.

Măng mọc cụm nói chung vào tiết lập hạ (tháng 3), tiểu mãn tháng 4 mới bắt đầu hoạt động, và dần mọc ra khỏi đất.

Sau khi mọc quy luật sinh trưởng của măng tre mọc cụm và măng tre mọc tản cơ bản giống nhau, mới đầu rất chậm, sau 20 ngày mọc nhanh, rồi bước vào thời kỳ rất nhanh mỗi ngày đêm có thể mọc được 10 cm lúc này có thể thu hái măng, nếu không măng sẽ quá già, giảm chất lượng.

Sinh trưởng của thân, cành và lá tre

Sau khi thu hái măng xong, trong rừng tre để lại một số măng để thành cây mẹ mới.

Gốc măng đó tiếp tục mọc lên rất nhanh. Sinh trưởng chiều cao mạnh và ổn định.

Lúc bẹ mo rụng xuống các cành Tre mọc ra, các đốt giữa của cây Tre sản sinh chất diệp lục và phát huy tác dụng quang hợp, sau đó sinh trưởng chậm lại bộ rễ hình thành.

Các cành Tre mọc nhanh từ gốc lên ngọn. Sau khi có nhánh đầy đủ các lá tre đồng thời mở.

Trong quá trình sinh trưởng chiều cao, các đốt dài ra, đường kính cũng tăng lên, vách tre dầy lên, các đốt giảm bề dầy từ gốc lên đến ngọn.

Sự sinh trưởng của cây Tre chỉ hoàn thành trong một mùa sinh trưởng và có thời gian khác nhau theo loài, loài ngắn nhất là 20 – 30 ngày; loài dài nhất là 40 – 50 ngày.

Sau khi thành cây thì đường kính và chiều cao không thay đổi nữa nhưng bên trong thân Tre sinh trưởng chắc và lão hóa có sự thay đổi.

Đặc điểm sinh thái của tre

Tre thường phân bố ở những nơi ẩm ướt vùng Đông Nam Á và ở Trung Quốc. Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến phân bố của Tre là nhiệt độ, độ ẩm không khí và đất đai. Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đế sinh trưởng của Tre trúc và tình hình ra măng là:

Nhiệt độ

– Nhiệt độ là nhân tố chủ yếu quyết định đến phân bố của . Nhiệt độ bình quân năm quyết định đến sinh trưởng, phát triển của cây Tre. Còn nhiệt độ tối cao hay tối thấp sẽ quyết định đến sự tồn tại hay diệt v ong của .

– Tre mọc cụm phần lớn yêu cầu nhiệt độ cao, thích hợp với vùng nhiệt đới. Trong các loài Tre mọc cụm chỉ có Lục trúc chịu được nhiệt độ thấp, nhiệt độ bình quân tháng 1 khoảng 8ºC còn hầu hết chúng thích nghi ở nhiệt độ cao.

– Tre mọc tản lại chịu được nhiệt độ thấp, nhiệt độ tháng 1 khoảng 2-4ºC, thấp đến – 14ºC, vì vậy Tre ở Trung Quốc chủ yếu là tre mọc tản.

Lượng mưa bình quân năm

Lượng mưa bình quân năm ảnh hưởng đến loài và phân bố của loài.

Những vùng có lượng mưa 500 – 1000 mm Tre ít tập trung.

Ở những nơi kỳ khô hạn dài chỉ phân bố một số loài Tre mọc tản, muốn Tre ra măng phải thông qua tưới tiêu mới cho sản lượng cao.

Những vùng có lượng mưa 1200 – 1800 mm, lượng mưa lớn, ấm và ẩm có cả Tre mọc tản và Tre mọc cụm. Ví dụ: Lục trúc yêu cầu lượng mưa > 1400mm.

Những vùng muốn dẫn giống về trồng cần phải tìm hiểu lượng mưa của nơi trồng để chọn loài Tre trồng thích hợp.

Địa hình

Địa hình có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khí hậu, địa hình chi phối chế độ nhiệt, ẩm độ không khí, chế độ chiếu sáng.

Hầu hết các loài Tre đều thích hợp ở nơi có độ cao so với mặt nước biển < 500 m và nơi có độ dốc < 25º

Đất đai

Đất đai là cơ sở sinh trưởng của cây tre. Tre muốn sinh trưởng được phải có dinh dưỡng khoáng và nước. Nếu chọn được nơi có đất phù hợp với đặc tính sinh thái của loài thì khóm tre, rừng tre sẽ sinh trưởng phát tốt thu được sản lượng măng cao và chất lượng măng tốt và ngược lại.

Nhìn chung các loài tre đều yêu cầu dinh dưỡng cao, điều kiện đất cho tre sinh trưởng là tầng đất phải dầy, có nhiều mùn và dinh dưỡng khoáng.

Độ dầy tầng đất > 50 cm, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nhẹ, thoát nước tốt. Có độ PH thích hợp từ 4, 5 – 7. Giới thiệu yêu cầu sinh thái của một số loài tre trồng lấy măng phổ biến ở nước taGiới thiệu yêu cầu sinh thái của một số loài tre trồng lấy măng phổ biến ở nước ta

0