23/05/2018, 15:42

Đặc điểm sinh học và một số giống cây đào

Cây đào còn có tên khoa học là Prunus persica sioke hoặc Persica vulgaris Mill Cây đào ở miền Bắc nước ta gồm những loài cho hoa với sắc màu đầy tượng trưng và những giống cung cấp quả thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng, bổ ích cho sức khoẻ con người. Mỗi độ xuân về, hoa đào là biểu tượng mang ...

Cây đào còn có tên khoa học là Prunus persica sioke hoặc Persica vulgaris Mill

Cây đào ở miền Bắc nước ta gồm những loài cho hoa với sắc màu đầy tượng trưng và những giống cung cấp quả thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng, bổ ích cho sức khoẻ con người.

Mỗi độ xuân về, hoa đào là biểu tượng mang đậm hương sắc dân tộc, là niềm tự hào của nhân dân ta đón chào năm mới âm lịch cổ truyền. Đây cũng là nguồn thu nhập không nhỏ về kinh tế nhờ vào nghệ thuật tạo dáng, tạo hình, nhờ vào kinh nghiệm gia truyền trong kỹ thuật điều tiết để đào nở hoa đúng lúc cần thiết.Đào miền Bắc

Các giống đào cho quả ở những miền núi cao như Sapa (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La) … lại là cây ăn quả đặc sản của vùng khí hậu á nhiệt đới, rất được mến mộ nhờ vào mùi thơm vị ngọt nhiều ấn tượng khó quên. Quê hương cây đào được coi là ở Trung Quốc, nơi mà nó được trồng từ 2.000 năm trước Công nguyên. Trong phần này chỉ trình bày, giới thiệu về cây đào ăn quả.

Đào là loại có mã quả đẹp. Thịt quả đào qua phân tích có nhiều loại đường, axit citric và ở các giống đào thịt quả vàng còn chứa nhiều Vitamin A.

Ở nước ta, quả đào chín chủ yếu dùng để ăn tươi, có thể chế biến thành mứt, đồ hộp, nước quả và sấy khô..

Hàng năm sản lượng đào quả chiếm tỷ lệ còn rất thấp trong tổng sản lượng trái cây của cả nước. Phần nhiều cây đào ở nước ta mới chỉ trồng trong vườn,gia đình ở miền núi theo kinh nghiệm cổ truyền mà chưa áp dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến.

Ngoài tiêu thụ tại chỗ, quả đào được chuyển về xuôi từ những vùng núi cao để đáp ứng nhu cầu của người mến mộ theo khẩu vị mùa nào thức ấy.

Những đặc điểm thực vật học của cây đào

Cây đào là cây thân gỗ, sống nhiều năm, thuộc nhóm cây hạt cứng, có thể vươn cao 5 – 7m, phân cành thấp, cành không thẳng và nhiều nhánh, tạo ra khung tán, hình mâm xôi, đường kính tán từ 5 – 7m. Rễ cây đào khá phát triển những không ăn sâu mà tập trung nhiều ở tầng đất từ 30 – 40cm, thường lan rộng hơn đường chiếu thẳng của tán lá. Vỏ thân và rễ cây đào cũng như những cây hạt cứng khác thường rất nhạy cảm với vết thương cơ giới, thể hiện ở triệu chứng chảy nhựa, nhựa đào khi chảy ra thường chuyển thành dạng keo mầu nâu và đóng cục ở ngoài vỏ.

Cây đào bắt đầu ra hoa quả ở tuổi thứ 3 – 4 và có thể sống đến 20 – 30 năm hoặc lâu hơn. Năng suất quả đào ở các địa phương thuộc Cao Bằng, Lạng Sơn mới đạt 5-6 tấn/ha, thấp hơn rất nhiều so với tiềm năng cũng như năng suất đào ở các nước khác.

Lá đào nhọn và dài, phiến lá không thẳng, tuổi thọ của lá chỉ kéo dài từ 4 – 8 tháng: Đào bắt đầu phát lộc từ vụ xuân và được chia thành nhiều đợt, nhưng sang vụ thu đông thì rụng hàng loạt.

Trong các tháng mùa đông, trên các cành đào bị rụng lá, mầm hoa được phân hóa và hoa nở vào đầu năm dương lịch khi nhiệt độ có xu hướng tăng dần. Hoa đào phát sinh đơn lẻ hoặc từng cặp ở nách lá. Hoa có dáng cân đối và màu từ hồng nhạt đến hồng thắm. Khi hoa nở rộ, cây đào trông rất rực rỡ. Lộc xuân thường phát sinh sau khi hoa tàn. Hầu hết các giống đào đều thuộc loại tự thụ phấn, tỷ lệ đậu quả không cao. Khả năng thụ phấn nhờ côn trùng, nhất là ong khá cao. Cánh quả thường vươn dài trong vài ba năm.

Quả đào phát triển từ đầu năm cho tới tháng 6 thì chín và chín rộ trong tháng 7. Quả hình tròn, đỉnh nhọn. Ở một phía quả có đường rãnh kéo dài từ cuống đến đỉnh quả. Mặt vỏ quả có lớp lông tơ ngắn, mịn, mềm. Khi chín vỏ chuyển màu vàng phớt hồng hoặc đỏ hồng rất đẹp. Thịt quả có thể màu trắng xanh hoặc vàng, có loại róc hạt, cũng có giống dính hạt. Hạt hơi dẹt, mặt hạt có các gai tù. Vỏ hạt cứng và dày do đó khi trồng phải ngâm ủ một thời gian mới dễ nảy mầm. Thịt quả đào ăn giòn hoặc hơi nhão, vị ngọt hơi chua, hương thơm đặc thù.

Yêu cầu ngoại cảnh của cây đào

Cây đào có thể sinh trưởng ở vùng khí hậu từ ôn đới đến nhiệt đới, song để có năng suất và chất lượng thơm ngon thì cần trồng đào ở vùng khí hậu mát về mùa hè và lạnh về mùa đông. Vùng cao của nhiều tỉnh biên giới phía Bắc nước ta có những điều kiện phụ hợp để sản xuất đào. Điều kiện nhiệt độ bình quân năm thích hợp cho cây đào là 18°C, mùa hè 22-24°C, mùa đông 28°C. Cũng như cây , cây đào có thể chịu rét.

Đối vói lượng mưa cả năm thì cây đào cần từ 700 – 1.800mm và ẩm độ trong đất, trong không khí cao. Do bộ rễ ăn không sâu trong đất nên cây đào kém chịu hạn.

Cây đào ăn quả ưa ánh sáng tán xạ, trong giai đoạn nở hoa nuôi quả cần ánh sáng trung bình và không khí khô, mát.

Nói chung các loại đất ở miền núi phía Bắc, với độ cao so với mặt biển từ 500 – 600m đến 1.000 – 1.200m, có độ sâu hơn lm, có cấu tượng tơi xốp, giữ ẩm tốt, dễ thoát nước, có độ mùn khá như đất rừng mới khai phá, đất dốc tụ, phù sa cổ, đất feralit đổ vàng, có độ pH 5,5 – 6,5 đều có thể trồng đào ăn quả.

Đặc điểm một số giống đào ở nước ta

Cho đến nay, chưa có nhiều số liệu nghiên cứu cơ bản về các giống đào ăn quả của nước ta. Trong khi chờ đợi việc tiêu chuẩn hoá đối với những giống đào ăn quả của ta, tạm chia các nhóm sau đây để khuyến cáo cho sản xuất:

  • Nhóm đào quả tròn, trắng.
  • Nhóm đào quả ruột vàng.
  • Nhóm đào quả đỏ.
  • Đào Vân Nam.

Nhìn chung, các giống đào thuộc 4 nhóm nói trên đều đã được trồng ở nhiều địa phương của các tỉnh biên giới phía Bắc, và đã được thuần hoá với điều kiện khí hậu bản địa.

Theo đánh giá chung thì các loại đào ăn quả ở ta đều có phẩm chất khá, ăn ngon được thị trường trong nước ưa chuộng, nhất là nhóm đào trồng ở SaPa (Lào Cai) hoặc ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Trù một số loại đào thịt quả mềm, khó bảo quản, còn các loại khác ăn giòn, ngọt thanh, vị thơm, ít chua.

Năng suất đào ở nước ta chưa cao, nếu không nói là quá thấp. Qua số liệu điều tra ở Cao Bằng và Lạng Sơn thì 1 ha mới thu được bình quân 50 – 55 tạ, trong khi ở các nước khác cây đào cho 15 – 20 tấn quả/ha.

Một nhược điểm nữa của quả đào ở ta là bị dòi đục quả khi chín, làm giảm giá trị thương phẩm sau thu hoạch.

Mặc dù vậy, các giống đào bản địa ở ta cũng có vai trò quan trọng trong quỹ gen cây ăn quả ôn đới và á nhiệt đới giúp chọn tạo giống lâu dài.

0