23/05/2018, 15:42

Bệnh “nổ trái” trên cây ớt kiểng ?

Bệnh “nổ trái” ớt mà các vùng trồng rẫy ở Nam bộ thường gọi chính là bệnh “Thán thư”. Bệnh này do nấm Colletotrichum spp. gây ra. Đây là một bệnh khá phổ biến ở các vùng trồng ớt, gặp điều kiện thuận lợi chúng thường gây thối trái ớt hàng loạt. Bệnh thường xuất hiện và ...

Bệnh “nổ trái” ớt mà các vùng trồng rẫy ở Nam bộ thường gọi chính là bệnh “Thán thư”. Bệnh này do nấm Colletotrichum spp. gây ra. Đây là một bệnh khá phổ biến ở các vùng trồng ớt, gặp điều kiện thuận lợi chúng thường gây thối trái ớt hàng loạt.

Bệnh thường xuất hiện và gây hại từ khi trái ớt bước vào giai đoạn già trở di. Khi mới xuất hiện bệnh chỉ là những vết nhỏ, sau đó cứ lan rộng dần ra xung quanh cho đến khi trái chín, gặp điều kiện ẩm độ không khí cao thì tốc độ phát triển và lây lan của bệnh rất nhanh, vết bệnh có thể lan rộng bao phủ toàn bộ vỏ trái, chỗ bị bệnh trở lên khô rồi chuyển dần sang màu xám hay nâu xám, làm cho trái teo tóp lại. Chỗ bị bệnh sẽ không thể sử dụng được (nếu trồng ớt để lấy trái ăn); Nếu trồng ớt làm kiểng (để thưởng thức vẻ đẹp của trái và của cả chậu ớt) thì chắc chắn sẽ không đẹp và rất khó bán. Đã có những ruộng ớt có đến trên 90% số trái bị “nổ”.

Bệnh gây hại chủ yếu trong mùa mưa và khi trái dã già chín trở đi. Tuy nhiên, nếu ở nơi thường bị bệnh hại nặng (do trồng ớt liên tục trong nhiều năm) thì bệnh có thể xuất hiện và gây hại nặng ngay cả trong mùa khô nếu gặp điều kiện ẩm độ cao (do sương mù hay do tưới nước nhiều, tưới liên tục) và ngay từ khi trái còn xanh làm cho trái non bị rụng. Ớt bị bệnh nổ tráiỚt bị bệnh nổ trái

Để phòng ngừa bệnh Thán thư nên áp dụng một vài biện pháp cơ bản sau :

Không lấy trái ở những lô ớt đã bị bệnh để làm giống cho năm sau.

Không nên trồng hoặc dạt những giỏ ớt trên nền đất thường xuyên trồng ớt, cà chua, cà pháo, bầu bí, thuốc lá trong nhiều năm.

Do ớt kiểng thấp cây và thường có tàn nhiều lá, rậm rạp, vì thế nên trồng thưa hoặc đặt các giỏ ớt cách xa nhau tạo ra sự thông thoáng để nước tưới mau bốc hơi, không gây ra ẩm độ quá cao trong tán cây, từ dó hạn chế bớt sự phát sinh, phát triển của bệnh. Vết bệnh thán thưVết bệnh thán thư

Không nên lạm dụng tưới quá nhiều nước và tưới nhiều lần trong ngày, nhất là vào buổi chiều tối, dễ gây ẩm độ không khí cao vào ban đêm, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh gây hại.

Thường xuyên kiểm tra và thu gom những trái đá bị bệnh đem tiêu hủy để tránh lây lan.

Khi chớm có bệnh cần dùng luân phiên một trong các loại thuốc sau đây để phòng trị : Score 250 EC (ND); Macozeb 80 WP; Vimancoz 80 BTN; Ricide 72 WP; Ridomil MZ 72 WP; Vimonyl 72 BTN; Copperzine WP; Zincopper WP; Copper-B 75 WP… Định kỳ khoảng 7-10 ngày xịt một lần.

0