23/05/2018, 15:42

Quá trình tre ra măng và phát triển của thân khí sinh

Quá trình tre ra măng Trong đời sống tre trúc, từ khi các tế bào của mầm mắt bắt đầu phân chia để hình thành măng cho đến lúc mọc lên cây tre thành thục có thể chia làm 4 giai đoạn là: Giai đoạn 1: Mầm và măng nằm trong đất; Giai đoạn 2: măng, từ khi măng nhú khỏi mặt đất đến lúc cây tre định ...

Quá trình tre ra măng

Trong đời sống tre trúc, từ khi các tế bào của mầm mắt bắt đầu phân chia để hình thành măng cho đến lúc mọc lên cây tre thành thục có thể chia làm 4 giai đoạn là: Giai đoạn 1: Mầm và măng nằm trong đất; Giai đoạn 2: măng, từ khi măng nhú khỏi mặt đất đến lúc cây tre định hình; Giai đoạn 3: tre non từ sau khi cây tre định hình đến lúc tuổi thành thục công nghệ hoặc thành thục tự nhiên; Giai đoạn 4: tre già từ sau khi thành thục tự nhiên đến lúc cây tre trúc già cỗi và chết.

Giai đoạn 1: giai đoạn mầm và măng nằm trong đất

Từ lúc các tế bào của mắt (chồi ngủ) ở thân ngầm (hoặc phần gốc nằm trong đất) bắt đầu phân chia dể hình thành măng cho đến lúc măng bắt đầu nhú lên mặt đất. Giai đoạn này dài ngắn tuỳ theo loài tre trúc khác nhau. Với các loài tre có thân mọc cụm như tre gai, tre lộc ngộc, luồng thì các mầm măng hình thành vào mùa xuân, trước mùa ra măng khoảng 2-3 tháng. Với các loài tre trúc mọc phân tán như trúc sào, trúc cần câu, vầu thì các mầm măng được hình thành từ thu đông năm trước. Có loài như vầu đắng nhiều năm ngay sau tết âm lịch đã có măng rồi (tháng 1 – tháng 2). Ở giai đoạn này điều kiện cung cấp dinh dưỡng của cây mẹ và điều kiện thời tiết có vai trò quyết định đến kích thước của măng và cũng là quyết định đến kích thước cây tre sau này. Thông thường các mắt chồi càng to, càng mập thì măng càng to, cây tre sau này càng to. Trên cùng một thân ngầm (với loại mọc tản) các mắt chồi to nhỏ cũng khác nhau; các mắt chồi ở gần gốc cây mẹ (cây khí sinh) thì to và mập hơn những mắt chồi ở xa vì gần gốc cây mẹ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hơn. Với loại tre trúc mọc cụm thì các mắt ở giữa gốc (thân ngầm) thì mập hơn những mắt ở sâu trong đất (gần củ tre) và những mắt ở gần mặt đất.

Quan sát với tre gai chúng tói thấy rằng tất cả các chồi (mầm mắt) đã hoạt động (mứng to lên) thì đều phát triển thành măng, ít có trường hợp bị thối hoặc bị sâu hại ở giai đoạn này. Ở giai đoạn này mầm măng chưa đòi hỏi nhiều nước. Phần lớn những mầm măng này phát triển thành măng. Tuy vậy nếu gặp thời tiết không thuận lợi thì mầm măng dừng lại đến đợt măng sau hoặc năm sau mới phát triển thành măng và mọc lên khỏi mặt đất.

Giai đoạn 2: măng, ké từ lúc măng nhú khỏi mặt đất đến lúc cây tre định hình – ra đuôi én

Ở giai đoạn măng này lúc dầu cây măng mọc chậm, chủ yếu là phát triển đường kính. Sau khi măng cao được 10-15cm thì cây măng sinh trưởng chiều cao mạnh. Tuỳ theo loài tre trúc mà nhanh chậm khác nhau. Với tre gai, tre lộc ngộc bình quân mỗi ngày có thể cao lên 25-50cm, cá biệt có ngày cao hơn 65cm. Sau thời kỳ mọc nhanh, thời gian cuối măng lại mọc châm dần, rồi ngừng sinh trưởng chiều cao và dường kính, cây tre bất đầu đâm cành, nảy lá mà chúng ta thường gọi là tre đuôi én, cây tre đã định hình. Thời gian từ lúc măng nhú khỏi mặt đất đến lúc cây tre định hình gọi là thời gian định hình. Tuỳ theo loài tre trúc khác nhau mà thời gian định hình dài ngắn khác nhau. Khi cây tre ra đuôi én là lúc kết thúc giai đoạn 2, giai đoạn sinh trưởng của măng

Giai đoạn sinh trưởng của măng là giai đoạn nhạy cảm nhất, dễ bị điều kiện bên ngoài và sâu bệnh hại tác động nhất. Ở giai đoạn này thì nước và dinh dưỡng là những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của măng.

Qua quan sát còn thấy ràng trong thời gian sinh trưởng của măng thì ban đêm sinh trưởng nhanh hơn ban ngày (diễn trứng, trúc sào, V.V.). Sở dĩ như vậy vì ban đêm độ ẩm cưa đất cao và độ ẩm tương đối của không khí cao, có lợi cho sinh trưởng của măng. Tuy vậy hiện tượng này chưa thể hiện quy luật rõ rệt ở các loại tre trồng quanh vườn nhà như tre gai, tre lộc ngộc.

Thời gian định hình của tre trúc ngoài sự chịu ảnh hưởng của thời tiết và tình hình cung cấp dinh dưỡng ra còn chịu biến động chút ít theo đường kính của măng. Cùng một loài nói chung những măng có đường kính lớn, măng to, thời gian định hình dài hơn măng nhỏ. Vì thế ta thấy ở những măng tre trúc mới trồng thời gian đầu ra măng không theo mùa rõ rệt. Măng nhỏ, định hình sớm. Những cây đã định hình lại có thể ra măng đẻ ra thế hệ thứ 2, thế hệ thứ 3.

Bẹ măng (mo tre) là bộ phận bảo vệ tối cần thiết cho cây măng sinh trưởng bình thường. Khi mo tre rụng là lúc gióng tre đó kết thúc sinh trưởng, chúng tôi đã đo đường kính, chiều dài của gióng tre khi mo tre rụng ở đốt thứ 8 (ngang ngực) của cây tre, sau 40 ngày đo lại vẫn được trị số như cũ. Ở các đốt (gióng) khác cũng có kết quả tương tự. Khi bẹ mo trên thân cây măng hoàn toàn rụng là lúc kết thúc sinh trưởng, cây ra cành lá (đuôi én) khi cây phát triển cành lá xong (định hình) là lúc kết thúc giai đoạn sinh trưởng của măng.

Giai đoạn 3: giai đoạn tre non, tính từ lúc sau khi cây đã định hình đến tuổi thành thục công nghệ hoặc thành thục tự nhiên

Ở giai đoạn này cây không lớn thêm nữa mà chủ yếu là thay đổi về chất khiến cho cây cứng ra như hàm lượng linhin(lignin) và xenlulô ngày càng nhiều, hàm lượng nước trong thân ngày càng giảm. Cây ít bị sâu bệnh hoặc hãn hữu nếu có thì mức độ bị hại không đáng kể.

Giai đoạn 4: giai đoạn tre già, kể từ sau khi cây tre đến tuổi thành thục tự nhiên đến lúc già cỗi và chết.

Trong thực tế kinh doanh, tre trúc thường được khai thác khi đến tuổi thành thục công nghệ hoặc thành thục tự nhiên, không ai để tre trúc già cỗi và chết. Tuy vậy, hiện tượng tre trúc già cỗi và chết xảy ra ở một số rừng tre trúc mọc tự nhiên, diện tích rộng chưa được quản lí chăm sóc.

Trên đây là nói tới quá trình diễn biến trong đời sống một cá thể tre trúc từ khi hình thành mầm măng đến lúc già cỗi ở những búi tre đã định hình (cây tre đã đạt độ lớn tối đa của loài đó). Khi cây tre trúc được gieo ươm từ hạt hoặc ươm từ hom thân, hom cành (với loại mọc cụm) hoặc bằng thân ngầm (với loài mọc phân tán) thì quá trình diễn biến cũng qua các bước tương tự như trên. Tuy vậy thời gian để định hình ngắn hơn. Sau khi cây tre trúc đã định hình thì có thể ra măng. Vì thế những cây ươm vào mùa xuân (tháng 2 – tháng 3) đến thu đông có thể tạo được 2-3 thế hệ, thành một bụi tre nhỏ. Sau khi trồng 2-3 năm, chậm thì 4 năm thì cây tre trúc đã đạt được độ lớn bình thường của loài đó.

Khả năng sinh măng và tình hình ra măng

Hàng năm tre trúc đều ra măng, nhưng có năm nhiều, năm ít. Những năm được mùa măng, số lượng măng ra nhiều, yêu cầu cây mẹ cung cấp rất nhiều nước và chất dinh dưỡng. Do măng ra nhiều như vậy, thường thì cây mẹ cung cấp thức ăn không đủ nên sẽ có một số măng bị thui. Năm được mùa măng, cây mẹ tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng cho nên ảnh hưởng đến số lượng măng ra năm sau. Năm ra măng rất ít gọi là năm mất mùa măng. Thông thường một cây mẹ ở tuổi ra măng chỉ nuôi nổi 1-2 măng (nhiều nhất là 2 măng). Cho nên trong những năm được mùa măng cũng cần thiết khai thác một số măng để sử dụng, nếu không thì cũng bị thui mất. Măng thui còn làm cho tình hình vệ sinh của rừng xấu đi và ảnh hưởng tới sinh trưởng của búi tre (trúc).

Trong đời một cây tre, khả năng sinh măng bắt đầu từ sau khi cây đã định hình cho đến khoảng 2-3 tuổi, năng lực sinh măng mạnh nhất vào lúc cây tre dưới 12 tháng (dưới 1 tuổi).

Nhìn toàn rừng thì tình hình ra măng còn phụ thuộc vào tuổi rừng và tình hình khai thác lợi dụng hàng năm

Khi tre trúc đã thành rừng hoặc thành bụi (thường từ 5-6 năm trở ra) thì việc khai thác lợi dụng hàng năm có ảnh hưởng rất lớn đến việc ra măng. Trong rừng tre trúc có nhiều thân ngầm già quá hoặc chặt quá nhiều không giữ lại số cây mẹ cần thiết để nuôi măng thì không những số măng ra sẽ ít mà còn gầy yếu.

Tuỳ theo loài tre trúc khác nhau và tuỳ theo khí hậu từng nơi mà thời kì ra măng (mùa măng) của tre trúc khác nhau. Nhìn chung, nơi khí hậu rét măng thường ra vào mùa xuân, mùa hè. Nơi khí hậu ấm áp, măng có thể ra cả vào mùa đông. Quan sát sự ra măng của tre gai và tre lộc ngộc ở vùng Đông Bắc thấy rằng một năm có 3 đợt ra măng ứng với các thời gian như sau:

Măng đợt đầu thường gọi là măng mùa, mọc hàng loạt vào tháng 6-7. Măng mùa không những số luợng ra nhiều mà chất lượng măng cũng tốt. Măng đợt đợt này mọc lên từ những mắt tương đối nông gần mặt đất, thời tiết thuận lợi (nhiệt độ, độ ẩm) lại được cây mẹ tập trung nuôi dưỡng nên măng thường to, mập sau này sẽ cho những cây tre cao to, chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao. Những cây tre to nhất trong búi được mọc lên từ đợt măng này.

Măng đợt 2 mọc tập trung vào các tháng 8-9, vào lúc những cây măng đợt đầu sinh trưởng gần ổn định và sắp định hình. Măng đợt này thường sinh ra từ các mắt sâu hơn trong đất, số lượng thường ít hơn và cây măng thường nhỏ hơn măng đợt đầ Cây tre mọc lên cũng thấp bé hơn vì chất dinh dưỡng của cây mẹ phần lớn đã tập trung để nuôi măng đợt đầu, cho nên quan sát thấy rằng chỉ những cây mẹ sinh trưởng tốt mới ra măng đợt 2. Trong một búi cũng chỉ ở những búi tre nào tốt hoặc những búi nào măng đợt đầu ra ít thì mới có măng đợt 2. Măng đợt này hay gặp gió bão cho nên nhiều khi bị gãy ngọn, giá trị kinh tế của cây tre sau này không cao.

Măng đợt 3 mọc vào tháng 10-11. Phần lớn măng đợt này mọc ra từ cây măng đợi đầu đã định hình. Nhìn chung những măng sinh ra ở đợt 3 cũng nhỏ và hay bị sâu hại, có lẽ chủ yếu do nhiệt độ thấp và khô trong mùa đông (với khí hậu Miền Bắc) nên không thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của măng.

Măng đợt 2 và đợt 3 nhân dân thường gọi là măng chiêm, số lượng măng chiêm thường ít, cây nhỏ, tỉ lệ bị thui và sâu hại nhiều hơn măng mùa . Măng chiêm tuy nhỏ, cây tre mọc lên nhỏ bé nhưng thân dày, cứng, dùng làm nông cụ tốt. Măng chiêm không những mọc lên những cây tre thấp bé mà còn ít cành nhánh và ít gai hơn những cây mọc đợt đầu.

Sinh sản hữu tính của tre trúc

Hiện tượng ra hoa của tre trúc

Chúng ta thường gọi hiện tượng tre trúc ra hoa là “khuy” – là hiện tượng ra hoa đồng loạt của tre trúc. Trước khi ra hoa thường thấy có các biểu hiện sau:

Sức sinh trưởng giảm, thể hiện rõ nhất ở lượng ra măng hàng năm giảm rõ rệt hoặc không ra măng. Những cây sinh ra ở thời gian trước khi bị khuy thì đã giảm về kích thước (cây thấp bé hơn bình thường).

Lá cây biến thành màu vàng, lá già rụng, các cành nhỏ có lá biến hình phiến lá co ngắn, bẹ lá phình to và xuất hiện chùm hoa. Nhiều cây tre chuẩn bị ra hoa tán lá thưa, xơ xác, và thường ra hoa vào mùa xuân (tháng 2-3). Song có cây ra hoa vào mùa đông (mạy sang).

Các cây thân gỗ ra hoa kết quả hàng năm và việc ra hoa kết quả từng cá thể là độc lập, riêng rẽ. Không có liên quan trực tiếp hoặc hữu cơ đến cây khác. Ngược lại phần lớn các loài tre trúc thường hàng chục năm, mấy chục năm mới ra hoa kết quả một lần. Giữa các cây trong một bụi có liên quan hữu cơ với nhau, một cây ra hoa thì trước sau các cây trong búi (kể cả cây non mới sinh) cũng đều ra hoa. Bên cạnh đó có một số loài ra hoa hàng năm, còn đại bộ phận các loài tre trúc sau khi ra hoa kết quả đều chết. Sau khi cây ra hoa thì thân cây mềm, giòn, ải, giá trị sử dụng kém, không dùng vào việc gì được trừ làm củi. Chẳng những thế sau khi đã ra hoa và chết thì việc gây trồng lại rừng tre mới cũng gặp khó khăn, đòi hỏi thời gian lâu dài mới thành rừng. Các loại tre trúc ra hoa đồng loạt ở ta thường thấy là nứa, giang. Các loài khác mới thấy ra hoa lẻ tẻ từng cụm, từng đám, từng vạt như luồng, mạy sang, vầu và các loại tre trồng quanh nhà. Hiện tượng ra hoa đồng loạt thường gặp ở một số loài nhất định và thường ở rừng tự nhiên.

Sự ra hoa của tre trúc còn có tính chu kì. Loài tre trúc khác nhau, chu kì ra hoa dài ngắn khác nhau (trừ một số ít loài ra hoa hàng năm). Theo tài liệu nước ngoài cây Bambusa arundinacea (Retz), ở Ấn Độ chu kì ra hoa là 32 năm; cây trúc sào Phyllostachys pubescens ở Trung Quốc, Nhật Bản là 60 năm. Điều tra sơ bộ ở ta thì tre gai là 35-40 năm, hóp 30-32 năm, trúc cần câu 60-65 năm, nứa 30-35 năm, giang 30-35 năm.

Nguyên nhân ra hoa và sự già cỗi của tre trúc

Ra hoa kết quả là bản tính tự nhiên của thực vật. Nhưng nguyên nhân nào dẫn đến tre trúc ra hoa đồng loạt và có tính chu kì thì chưa rõ và có nhiều giả thiết khác nhau:

Thuyết chu kì

Thuyết này cho rằng tre trúc là thực vật họ Hoà thảo, có chu kì sinh trưởng và phát triển nhất định. Sau một giai đoạn phát triển thì sẽ già cỗi và chết. Lúc cây ra hoa đánh dấu mốc hoàn thành giai đoạn phát triển cá thể. Thuyết này có căn cứ nhất định, vì loài tre trúc khác nhau thì chu kì dài ngắn khác nhau, và được quyết định bởi đặc tính di truyền. Song có một số loài tre sau khi ra hoa lại không chết thì không giải thích được.

Tre trúc ra hoa có tính chu kì, song không phải là cố định bất biến, ngoài tính đi truyền ra còn chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tác động của con người.

Ấn Độ đã nghiên cứu cho một số loại tre ra hoa sớm nhằm tìm hiểu cơ chế này. Phải chăng ở đây có sự lập trình di truyền hay đó là đồng hồ sinh học trong tre trúc, điều này còn đang tiếp tục nghiên cứu.

Với cây Dendrocalamus strictus ở Ấn Độ (cây mọc từ hạt) sau 1 -2 năm đã ra hoa. Cây Bambitsa tulda ở Bănglađét sau 18 tháng đã ra hoa, thế hệ sau của nó chỉ có 12 tháng đã ra hoa (Chu Phương Thuần, 1998). Như vậy có thể đã xuất hiện biến dị di truyền.

Thuyết dinh dưỡng

Thuyết này cho rằng nguyên nhân tre trúc ra hoa là do điều kiện quản lí, kinh doanh không tốt, thiếu dinh dưỡng khiến cây ra hoa. Có tài liệu nước ngoài nghiên cứu cho thấy khi tre trúc ra hoa thì lượng đường (hydratcacbon) trong thân nhiều, biểu hiện là tỉ lệ C/N rất lớn, còn tỉ lệ C/N ở những cây chưa ra hoa thì nhỏ và coi đó là nguyên nhân. Trên thực tế cũng thấy là nếu năm trước khô hạn, nắng nhiều đột xuất thì có thể dẫn đến tre trúc ra hoa vào năm sau. Hoặc do kinh doanh không hợp lí, không chăm sóc, không bón phân và không tỉa bỏ gốc già mà rừng luồng trồng sau 17-18 năm đã có nhiều bụi ra hoa. Trong khi đó những bụi tre trúc trồng quanh nhà do được chăm sóc chu đáo, định kì có đào bới gốc già, đắp gốc nên thường ít ra hoa và nếu có thì cũng ra hoa lẻ tẻ. Những thực tế trên phần nào nói lên thuyết dinh dưỡng cũng có căn cứ. Tuy vậy không phải cứ thời tiết khô hạn, hoặc đất xấu là tre trúc đều ra hoa cả, vẫn có ngoại lệ. Cho nên thuyết dinh dưỡng chưa nhìn đến bản tính phát triển nội tại của thực vật mà cường điệu tác dụng của ngoại cảnh. Tuy nhiên nếu cho rằng tỉ lệ C/N cao là nguyên nhân dẫn đến tre trúc ra hoa thì cũng chưa hẳn phải là cơ chế của sự ra hoa của tre trúc. Khi nghiên cứu quá trình hình thành hoa của cây gỗ chúng tôi cho rằng hiện tượng các chất hydratcacbon nhiều trong tổ chức tế bào chỉ là hiện tượng đồng hành hoặc là kết quả của quá trình ra hoa chứ không phải là nguyên nhân.

Chúng tôi cho rằng thực vật ra hoa kết quả là chịu sự ảnh hưởng tổng hoà của các yếu tố hoàn cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng, v.v. dưới sự kiểm soát của gen đặc thù, cải thiện điều kiện hoàn cảnh thì có thể xúc liến hoặc ức chế quá trình phát triển của thực vật.

Chu kì già cỗi của tre trúc

Ở đây chúng ta có thể vận dụng thuyết chu ki già cỗi và chu kì phục tráng của M.p. Krenke (1940) để giải thích. Theo ông, quá trình phát triển của mỗi cá thể thực vật là quá trình tiềm lực sống giảm dần, cuối cùng cá thể đó sẽ chết. Nhưng quá trình này không phải liên tục đi theo đường thẳng mà có tính chu kì vì thường bị quá trình phục tráng làm gián đoạn. Quá trình phục tráng làm tiềm lực sống của thực vật được nâng cao. Quá trình sống của thực vật là quá trình thống nhất giữa hai mặt dối lập: già cổi và phục tráng (trẻ hoá). Quá trình sinh trưởng, phát triển của thực vật chịu sự chí phối của điều kiện sống. Cải thiện điểu kiện hoàn cảnh có thể ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng phát triển thực vật, tức là tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục tráng. Hiện tượng tre trúc ra hoa gắn liền với chu kì già cỗi. Chu kì già cỗi cua tre trúc khác nhau do tính đi truyền của nó quyết định. VI thế ta thấy có loài 30 năm hoặc 60 năm mới ra hoa 1 lần. Ngược lại chu kì phục tráng lại do điều kiện sống chi phối.

Một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình già cỗi và phục tráng của tre trúc

Nước: Có tầm quan trọng rất lớn trong đời sống của tre trúc và lượng nước trong thân tre trúc lúc non rất cao, cây càng già lượng nước càng giảm thấp. Nhìn chung ta thấy tre trúc ưa ẩm. Nếu thời tiết nắng ráo, khô hạn kéo dài ảnh hưởng đến sinh trưởng của tre trúc, nói cách khác là thúc đẩy quá trình già cỗi của chúng.

Phân bón: Là yếu tố dinh dưỡng quan trọng cho sinh trưởng. Liều lượng và tỉ lệ của các nguyên tố vô cơ (N, p, K) trong phân bón thích hợp thì tre trúc sinh trưởng tốt. Nếu thiếu dinh dưỡng hoặc tỉ lệ các chất N, p, K, không thích hợp sẽ xúc tiến quá trình già cỗi.

Các cơ quan già, non của cây. Hiện tượng phục tráng là do sản sinh ra những tổ chức mới, cơ quan mới hoặc sự phân chia tế bào sinh sản ra những vật chất ở trạng thái non. Nếu trong rừng tre trúc có nhiều cây già, nhiều thân ngầm già sẽ trở ngại cho cây non phát sinh, phát triển, khiến cho toàn bộ rừng tre trúc phục tráng khó khăn, quá trình già cỗi chiếm ưu thế. Do đó cần chú ý đào gốc, loại bỏ cây già, bỏ thân ngầm già, khai thác hợp lí để duy trì rừng phát triển lâu dài.

Ra hoa là hiện tượng tự nhiên của tre trúc và đã gây tổn thất lớn cho sản xuất kinh doanh. Chúng ta cần tăng cường quản lí chăm sóc đất rừng, làm cho đất tơi xốp giữ độ ẩm thích hợp, giữ độ tàn che vừa phải để tạo điéu kiện tốt cho tre trúc sinh trưởng phát triển. Cũng cần giữ vệ sinh rừng tốt, kịp thời chặt bỏ những cây già cỗi, sâu bệnh. Khi phát hiện trong rừng có hiện tượng ra hoa hoặc đã có một số ít cây ra hoa thì kịp thời khai thác lợi dụng toàn bộ rừng. Sau khi khai thác có thể xới đất, đánh bỏ gốc già, thân ngầm già để xúc tiến rừng phục hồi. Làm như vậy vùa ít tổn thất mà rừng còn phục hồi nhanh, không phải trồng lại.

0