23/05/2018, 15:56

Đặc điểm sinh học của cây nho

Cây nho ( Vitis vinifera Linne) thuộc họ Vitaceae , là một trong những có nguồn gốc sớm nhất trên trái đất. Qua các mẫu hóa thạch của cây và lá nho trong các trầm tích đá phấn, các nhà khoa học đã đi đến kết luận rằng, cây nho có cùng tuổi phát sinh với loài người. Tuy nhiên, việc xác định thời ...

Cây nho (Vitis vinifera Linne) thuộc họ Vitaceae, là một trong những có nguồn gốc sớm nhất trên trái đất. Qua các mẫu hóa thạch của cây và lá nho trong các trầm tích đá phấn, các nhà khoa học đã đi đến kết luận rằng, cây nho có cùng tuổi phát sinh với loài người. Tuy nhiên, việc xác định thời gian một cách chính xác thì còn có những ý kiến chưa đồng nhất.

Cây nho bao gồm 12 chi và khoảng 600 loài được phân bố rộng rãi từ các nước nhiệt đới, á nhiệt đới cho tới các nước ôn đới. Trong đó chi có giá trị kỉnh tế quan trọng và là chi duy nhất có các giống nho trồng là chi Vitis.

Chi Vitis được chia thành 2 chi phụ là MuscadiniaEuvitis. Các loài trong chi phụ Muscadinia rất dễ được nhận biết thông qua một số đặc điểm như vỏ cây liên kết rất chặt, không tróc vỏ, tua cuốn không phân nhánh, các đốt thân liên tục, chùm quả nhỏ và quả bị rụng khi chín. Ngược lại, các loài thuộc chi Euvitis thì cỏ đặc điểm tróc vỏ thân, tua cuốn phân nhánh, các đốt trên thân được phân biệt rõ, chùm quả lớn và quả trên chùm không tự rụng khi chín. Cây nhoCây nho

Thân: Thân cây nho thuộc dạng thân leo hóa gỗ. Cây nho được mọc từ hom cắt ra từ thân, cành hoặc mọc từ gốc ghép. Cây nho có thể phát triển từ hạt, nhưng sức sống kém, thường chỉ được sử dụng trong lai tạo giống mới.

Tua cuốn được mọc ra từ thân và cành khi còn non, ở những vị trí đối diện với lá. Tua cuốn thường phân nhánh và quấn chặt vào giá để giữ ngọn được vững chắc. Trong quá trình sản xuất, người trồng nho thường vặt hết tua cuốn để chất dinh dưỡng tập trung nuôi cây.

: Lá nho bao gồm phiến lá, cuốn và một cặp lá kèm. Lá kèm bao lấy một phần đốt và rất mau tàn.

Lá nho thường có hình trái tim. Xung quanh lá có nhiều răng cưa. Mức độ xẻ thùy nông hay sâu và mật độ lông trên lá ít hay nhiều tùy vào giống.

Phiến lá có hệ thống gân là những bó mạch nối liền lá và cành. Lá được coi là thành thục khi đạt kích thước tối đa và thịt lá chứa các gian bào và khí khổng trên bề mặt đã thực hiện được chức năng trao đổi khí.

Chồi: Chồi mọc từ nách mỗi lá được gọi là chồi bên. Chồi này mọc ngay từ ngọn bên và có một vảy (lá bắc) ở ngay đốt đầu tiên. Trong nách lá bắc có chứa mầm nguyên thủy cho vụ kế tiếp (mầm trung bình). Mầm nguyên thủy thường có 2 lá bắc. Cạnh mỗi lá bắc lại có một mầm nách. Mầm nách già hơn nằm cạnh vết cuống lá gọi là mầm thứ 2, mầm nằm ở xa hơn gọi là mầm thứ 3. Những mầm này hơi gồ lên và nằm song song với trục cành. Sau khi cắt cành hoặc sau khi ngủ đông (ở các nước ôn đới) thì mầm nguyên thủy trở thành ngọn chính của vụ (hoặc mầm sau).

Mầm thứ 2 và 3 của năm thứ nhất thường không mọc thành ngọn vào vụ hoặc năm kế tiếp, nhưng lại là mầm tiềm tàng. Chúng có thể nẩy mầm về sau. Những ngọn mọc lên từ mầm tiềm tàng trên thân, cành hoặc cựa gà gọi là cành vượt hay cành bất định. Nhờ có những mầm tiềm tàng mà cây nho có khả năng phát triển mạnh cành vượt sau khi bị đốn đau hoặc sau khi bị sâu tiện cành gây hại hay sau khi gặp nhiệt độ quá thấp…

Hoa và quả nho

Hoa: Hoa nhỏ, lưỡng tính có 5 – 6 nhị, thường xuất hiện sau khi cắt cành và xuất hiện trễ hơn lá, nằm đối diện với lá. Thông thường, chùm nho nằm ở vị trí lá thứ 5 – 6 và mỗi cành cho 1- 2 chùm nho.

Hoa nở từ 6 giờ sáng đến 4 giờ chiều, cao điểm vào lúc 8 giờ sáng. Hoa có 2 hình thức thụ phấn: tự thụ và thụ phấn chéo.

Quả: Quả nho thường có hình cầu hay hình tròn dài, nhiều quả cùng tạo ra trên một chùm. Quả khi chín có nhiều màu sắc khác nhau từ xanh sang đỏ, tím hay đen, vàng,… trong mỗi quả có thể có hạt hoặc không có hạt tùy theo giống. Thịt quả có vị chua cho tới ngọt, mồi giống có hương vị đặc thù riêng.

Rễ: Rễ nho thuộc loại rễ chùm, trải rộng trên diện tích quanh gốc vùng tán cây. Rễ tập trung chủ yếu ở tầng 0 – 30cm (tới 90%), kế đến là tầng 30 – 60cm, phần rất ít ở phần dưới 60cm. Người ta phân rễ nho làm 2 loại là rễ thường xuyên (rễ già) và rễ non mới ra. Rễ thường xuyên được tạo thành với vai trò là bộ phận nâng đỡ và từ đó cho ra rễ non mói ra là cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây. Nho là cây có tốc độ ra rễ rất nhanh, chỉ trong một năm sau khi tạo cành thì bộ rễ cũng phát triển ra tới ngoại vi tán lá. Trong mỗi vụ, rễ phát triển mạnh và đạt tối đa vào giai đoạn nở hoa và ngừng phát triền đến khi thu hoạch. Từ những hom cắt, nho có thể ra rễ trong thời gian khoảng 20 – 40 ngày, tùy giống và điều kiện thời tiết.

0