23/05/2018, 15:55

Bệnh hại Lily

Bệnh do nấm Bệnh khô lá (Botrytis ulipica) Đây là bệnh thường gặp khi trồng Lily, đặc biệt bệnh xuất hiện nhiều khi trồng Lily ở ngoài trời. Bệnh này do nấm Botrytis ulipitica gây nên. Triệu chứng ban đầu là trên đầu lá xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu, sau đó phát triển thành hình trứng, ...

Bệnh do nấm

Bệnh khô lá (Botrytis ulipica)

Đây là bệnh thường gặp khi trồng Lily, đặc biệt bệnh xuất hiện nhiều khi trồng Lily ở ngoài trời. Bệnh này do nấm Botrytis ulipitica gây nên. Triệu chứng ban đầu là trên đầu lá xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu, sau đó phát triển thành hình trứng, dài tới 6mm, giữa đốm nâu có màu vàng, có khi xuất hiện vệt đốm vàng. Nguồn bệnh lây lan qua sự tiếp xúc nước, không khí, gió. Sau khi lá bị nhiễm bệnh 10 ngày thì hình thành bào tử nấm, gặp điều kiện không khí ẩm ướt bào tử phát triển nhanh phá hoại nặng lá.

Phòng trừ bệnh: Tiêu hủy tàn dư bị bệnh, nếu trồng trong nhà lưới cần phải thông gió, thay đổi không khí. Khi phát bệnh thì phun Boocđo 1%, hoặc Dacolnil: 20ml/1 bình 10 lít nước, Champion 77wp: 20g/bình 10lít nước, phun 2 – 3 bình/sào Bắc bộ.

Bệnh mốc tro (Botrytis cinerea pers)

Bệnh này cũng khá phổ biến ở Lily. Bệnh do nấm Botrytis cinerea gây nên, chủ yếu là hại lá, cũng có khi hại cả thân và hoa. Triệu chứng của bệnh là trên lá xuất hiện những đốm hình tròn hoặc hình trứng, to nhỏ khác nhau, chỗ bị hại mọc ra những sợi màu tro. Nấm gây bệnh lan truyền qua gió hoặc qua nguồn nước. Điều kiện thích hợp cho nấm phát triển là nhiệt độ 22 – 25°C, độ ẩm không khí cao (>85%).

Phòng trừ bệnh: Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau:

+ Rovral 50 WP, 10 – 20g/bình 10 lít.

+ Score 250 EC, 5-10 ml/bình 10 lít.

+ Acrylic acid 4% + Carvarol 1%.

Bệnh đốm nâu (Pieospora Sp.)

Triệu chứng: vết bệnh nhiều hình dạng tròn, bầu dục, màu nâu đen nằm rải rác ở mép lá, phiến lá. Gặp thời tiết ẩm ướt vết bệnh lan rộng.

Nguyên nhân: do nấm Pleospora Sp.. Sợi nấm đa bào, tản nấm phát triển, sinh sản vô tính bằng bào tử phân sinh, sinh sản hữu tính bằng quả thể. Nhiệt độ thích hợp 18 – 30ºC, ẩm độ 90%, trời mưa hoặc ẩm ướt bệnh phát triển mạnh.

– Biện pháp phòng trừ:

Không nên trồng Lily với mật độ quá dày, tạo điều kiện cho vườn trồng Lily thông thoáng.

Khi bệnh xuất hiện có thể phun thay đổi các loại thuốc sau:

Champion 75 WP: 20 g/bình 10 lít.

Kocide 61,4 OF: 10 – 20 g/bình 10 lít.

Phun 2-3 bình/sào Bắc Bộ.

Bệnh thối rễ, củ (Fusarium, Rhizoctonia)

Đầu tiên bệnh làm chết lá gần gốc, sau phát triển lên trên làm cho các lá phía trên bị chết héo xanh, sau đó chuyển sang màu vàng rồi chết. Bệnh chủ yếu do khuẩn hình lưỡi liềm Fusarium oxysporum, khuẩn hạch tơ Rhizoctonia Solani và Rhizoctonia pythium. Triệu chứng bệnh: ở rễ có màu nâu gây thối rễ. Bệnh nặng thì hại cả củ, sau khi củ thối thì rễ cũng bị thối nát.

– Thối gốc củ do nấm Fusarium gây ra ở phần rễ, củ, gốc bị thâm đen, thường xuất hiện 1 lóp nấm màu trắng hồng khi gặp thời tiết ẩm ướt. Đó là giai đoạn hình thành bào tử phân sinh. Bào tử phân sinh có 2 dạng, dạng bào tử nhỏ hình trứng, đơn bào và dạng bào tủ lớn hình cong lưỡi liềm, đa bào.

– Thối gốc, củ do nấm Rhizoctonia thì cổ rễ cây thối nhũn, thâm đen, teo thắt lại và trên đó thường xuất hiện 1 lớp nấm màu trắng xám. Sợi nấm đa bào, phân nhánh thẳng góc.

Bệnh thối gốc, củ thường phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, mưa nhiều, đất ẩm, nhiệt độ thấp 18 – 25°c hoặc thời tiết nóng lạnh bất thường.

Bệnh cũng phá hại nặng trên ruộng Lily trũng, ứ đọng nước, đất thịt nặng chặt bí, dễ đóng váng sau khi mưa.

– Nguồn bệnh tồn tại lâu dài trong đất và sống hoại sinh trên tàn dư .

Biện pháp phòng trừ:

+ Tránh gây tổn thương củ khi thu hoạch, đóng gói. Chọn củ không bị bệnh để làm giống. Trước khi trồng xử lý Foocmalin 40% hoà loãng 100 lần để tiêu độc đất, dùng 5- Nitrocloruabenzen 0,2 – 0,5% trộn vào củ hoặc ngâm trong Foocmalin 30 phút với nồng độ 1/50. Khi bệnh mới phát sinh thì dùng Viben c pha loãng 200 – 400 lần tưới vào gốc.

+ Luân canh với cây họ hoà thảo (lúa nước) giúp hạn chế nguồtL bệnh trong đất.

+ Làm đất kỹ, để phơi ải khô, bón vôi, tiêu huỷ tàn dư cây bệnh.

+ Phun thuốc khi hệnh xuất hiện: dùng 1 trong các loại thuốc sau:

Vicarben -S 75 BNT: 25g/bình 10 lít.

Rhidomil MZ 72 WP, 25 – 30g/bình 10 lít.

Score 250 EC, 8 – 10ml/bình 10 lít nước.

Phun 2 – 3 bình/ sào Bắc bộ.

Bệnh thán thư (Colletotricium lilium)

Còn gọi là bệnh thối đen vảy do nấm Colletotrichum Lily gây nên. Bệnh này làm cho vảy phía ngoài bị đen và mầm củ bị thối. Nếu bệnh nặng thì hoa, cuống hoa, thân, lá đều có vết bệnh.

Khi thu hoạch củ thấy trên vảy có nhiều vết lõm màu nâu, lúc cắt giữ vết lõm to dần lên, vảy teo lại và đen. Hàm lượng nước trong củ quá nhiều hoặc khi gặp lạnh bệnh sẽ phát sinh mạnh.

Phòng trừ: Chọn củ sạch bệnh để trồng, tránh để củ bị ấm ướt hoặc bị lạnh, trước khi trồng dùng Foocmalia 40% hoà loãng 100 lần, tiêu độc đất. Cũng có thể ngâm củ vào dung dịch ViBenC 1% trong 20 phút.

Bệnh tuyến trùng

Khi trồng ngoài trời vào vụ Xuân, trên lá non xuất hiện rất nhiều những đốm màu nâu tối hoặc màu vàng, có thể là tuyến trùng lá (Aphelenchoides jragariac) gây nên. Cây bị bệnh thì lá phía dưới bị rụng, lá phía trên có những vệt mọng nước. Tuyến trùng hại rễ có triệu chứng đầu tiên là lá bị vàng, cây nhỏ đi do bị tuyến trùng gây hại. Dùng kính hiển vi có thể quan sát thấy tuyến trùng ở vết bệnh.

Phòng trừ: trước khi trồng vài ngày cần ngâm củ nhiễm bệnh vào nước nóng 50°c trong 1 giờ rất cỏ hiệu quả. Khi phát hiện bệnh, ngắt bỏ và tiêu hủy lá, nụ, hoa và cả cây bị bệnh, dùng Foocmalin xông đất. Hoặc phun:

– Sincosin 0,56 SL, 5 – 10 ml/bình 10 lít nước.

– Agrispon 0,56 SL, Mocap: phun theo khuyên cáo trên bao bì

Bệnh thối củ do tuyến trùng (Cylindrocorpus radicola)

Là loại tuyến trùng hoại sinh ở vùng đất có thức ăn là loại thực vật bắt đầu phân huỷ, các chất hữu cơ của thực vật ở trong đất.

Bệnh thường thấy trong các vườn gia đình, trồng lưu cữu qua nhiều vụ. Khi trên củ có vết thối, chết hoại thì tạo điều kiện thuận lợi cho tuyến trùng phát triển mạnh. Tại các cơ quan bên trong củ tuyến trùng phát triển hoàn chỉnh. Chúng đẻ nhiều trứng, sinh sản nhanh ở nơi có thức ăn hoai mục, trên các vết bệnh của củ, gốc cây làm gia tăng các vết thối, lá bị vàng hoặc cây thấp nhỏ đi.

Tuyến trùng hoại sinh có thể làm tăng hoạt động gây hại của các loài tuyến trùng ký sinh khác vào mô khoẻ trên củ, cây Lily, đồng thời làm tăng mật độ nguồn tuyến trùng ở trong đất.

Biện pháp phòng trừ:

– Xử lý đất trước khi trồng bằng dung dịch Foocmalin pha loãng 1/50 phun lên luống, phủ nilon sau khi xử lý 2 – 3 tuần.

– Áp dụng biện pháp canh tác tốt, phơi ải, ngâm nước có tác dụng diệt tuyến trùng trong đất.

– Xử lý củ bằng nước nóng 45 – 50°c trong 20 phút.

– Thuốc phòng trừ:

Sincosin 0,56 SL 5 – 10 ml/bình 10 lít,

Phun 2 – 3 bình/sào Bắc bộ, phun lên cây và quanh gốc cây.

Bệnh do vi khuẩn

Vi khuẩn không phải là mối nguy hại nghiêm trọng đối với Lily. Tuy nhiên, có 1 loại khuẩn que (Pseudomonas) gây hại bệnh trên Lily làm cho đầu vảy bị thối; lá, thân cũng bị thôi theo.

Phòng trừ : Không trồng Lily trên đất đã có bệnh. Nếu phải trồng thì cần tiêu độc đất, cố gắng tránh gây vết thương trên củ, thân cây, tiêu hủy ngay cây bị bệnh, xử lý thuốc tím 0,2% trước khi trồng. Khi phát hiện bệnh phun Penicilin 100 – 500 đơn vị, Kasumin 2L, 10ml/bình 10 lít nước hoặc Validacin, Phytobacteriomixin. Giống hoa Lily BrunelloGiống hoa Lily Brunello

Bệnh do virus

Virus gây nên rất nhiều triệu chứng bệnh cho Lily, có một số loại virus thường gây hại sau:

Virus gây héo khô đậu (BMV)

Làm cho cây nhỏ đi, biến dạng. Virus này có hình cầu đường kính khoảng 28mm, truyền bệnh chủ yếu qua rệp bông.

Virus hoa lá cưa (CMV)

Trên lá có những vệt thối màu và hoại tử, lá bị cong vênh, cây bị teo nhỏ lại, lá biến dạng. Ký chủ của loại virus này rất nhiều, thường lây lan qua bọ nhảy.

Virus đốm vàng cà chua (RSV)

Trên lá xuất hiện các vệt màu vàng, virus truyền qua dịch cây.

Virus hoa Lily (LMMV)

Trên lá xuất hiện vết vàng và hoại tử cục bộ, truyền bệnh qua bọ nhảy.

Virus không triệu chứng Lily (LSV)

Trên gân lá có những vết bệnh không màu, các điểm nhỏ màu nâu ở mặt dưới lá rồi phát triển thành bệnh làm cho lá mất màu xanh, cây lùn lại, giảm sản lượng.

Virus đốm trên Lily (LiMV)

Bệnh này làm cho lá có màu vàng và hoa lá, lá co hẹp lại, cong lên, cây thấp, bé, hoa biến hình, có một số giống trên vảy xuất hiện vòng màu nâu và điểm hoại tử. Virus này truyền bệnh qua rệp bông, rệp nhảy.

Virus chữ thập Lily (LVX)

Lá có đốm trắng, làm thành những tổ chức hoại tử, là bệnh nguy hại với Lily.

Virus chụm lá Lily (LRV)

Làm cho cây mọc như bụi rậm, bị nhạt màu, hoặc màu vàng nhạt có đốm gãy, lá non cong xuống, cây thấp.

Nguyên tắc phòng trừ bệnh virus

Bệnh virus chưa có biện pháp chữa trị hiệu quả. Áp dụng những biện pháp sau đề phòng là chính:

– Chọn củ sạch bệnh làm giống, có thể dùng cây nuôi cấy mô để trồng.

– Thường xuyên luân canh với khác.

– Diệt trừ côn trùng và môi giới truyền bệnh virus.

– Khi phát hiện thấy cây bị bệnh phải đào bỏ cả rễ, phơi khô, đốt…

0