23/05/2018, 15:56

Bón phân vườn điều như thế nào

Thời trước, đa số nông dân trồng điều của mình đều không đặt nặng vấn đề bón phân vun gốc cho cây điều. Bước đầu, họ gieo hột hoặc đặt cây giống xuống hố trồng với vài xẻng phân bón ít ỏi, cho có lệ rồi tưới sơ sịa trong một vài tháng đầu… Từ đó, trở về sau họ cứ mặc cho cây điều tự sống, ...

Thời trước, đa số nông dân trồng điều của mình đều không đặt nặng vấn đề bón phân vun gốc cho cây điều. Bước đầu, họ gieo hột hoặc đặt cây giống xuống hố trồng với vài xẻng phân bón ít ỏi, cho có lệ rồi tưới sơ sịa trong một vài tháng đầu… Từ đó, trở về sau họ cứ mặc cho cây điều tự sống, và tất nhiên hễ chết cây nào thì họ chỉ việc trồng giặm vào đó một cây khác là xong.

Trồng cây mà phân tro bón tưới nước như vậy thì cây làm sao tươi tốt được ! Nhất là trong giai đoạn mới trồng, nhất là còn là cây con, rất cần đến nước, đến phân để tăng trưởng mạnh.

Như quí vị đều biết, trong năm đầu cây điều phát triển tán lá mạnh nhất so với các năm sau, vì vậy trong bước đầu này mà được sống trong môi trường sống tốt, lại được trồng đúng kỹ thuật, vườn điều sẽ sum sê tươi tốt biết bao.

Thời trước, đa số nông dân không đặt nặng vấn đề bón phân cho điều, là do họ chỉ biết nhìn mặt lợi của vườn điều một cách phiến diện :

Có người trồng điều để… giữ đất: đất xấu phải bỏ hoang, nếu không trồng điều phủ kín thì ngại có người xấu bụng lấn chiếm đất của mình. Trồng điều chỉ đơn giản với mục đích như vậy thì… bón phân làm gì cho tốn!

Có người trồng điều để cải tạo đất: Đất trồng điều thường là đất đồi trọc, đất triền dốc, triền đồi mật trơ sỏi đá lởm chởm. Nếu cuộc đất này phì nhiêu hơn thì người ta đã trồng cà phê, trồng tiêu, trồng cao su, hay trồng những giống cây ăn trái khác. Trồng điều trên đất xấu này là mong cải tạo lại đất. Đất càng xấu người ta càng trồng điều với mật độ dày, cách nhau khoảng bốn, năm thước một cây để lợi dụng tàn lá của chúng đan khít vào nhau mà phủ xanh đất đồi trọc, khiến đất trồng được im mát; đã thế qua thời gian, vườn điều còn cung cấp cho đất một lượng phân hữu cơ khá lớn, đó là lớp lá già rụng xuống rồi mục nát thành phân. Một thời gian sau, khi đất đã phì nhiêu, môi trường sống đã thích hợp, thì rừng điều này sẽ được thay thế bằng những giống đạt mức kinh tế cao hơn.

– Cũng cần đề cặp đến trong giai đoạn mà sản phẩm của điều … chưa có đầu ra như trước đây năm bảy thập kỷ, người ta trồng điều chỉ lấy cây …làm củi, lấy trái và hột để … ăn chơi, thì bón phân tro làm gì cho vô ích ?!

Chính vì phải trải qua bao nhiêu thế hệ người ưồng qua hàng thế kỷ, cây điều vẫn bị…mất chân đứng so với nhiều loại khác, nên nhiều người cứ trồng theo cách… đem con bỏ chợ, không chăm nom, không tưới bón, mặc cho nó trơ gan cùng mưa nắng ra sao thì ra…

Chỉ nhừng thập niên sau này, khi sản phẩm của điều, bước đầu là hột điều và nhân hột điều qua khâu chế biến được “lên ngôi” góp mặt trên thị trường xuất khẩu mạnh thì cây điều mới được người trồng quan tâm chú ý nhiều hơn.

Mọi người trước triển vọng do cây điều mang lại, đã dốc tâm, dồn sức cùng tiền của để đầu tư cho vườn điều được phát triển mạnh hơn. Những phương pháp canh tác đúng với kỹ thuật mới đều được chủ vườn đón nhận và triệt để áp dụng, như: chọn giống tốt, rồi bón phân, chăm sóc,… nhất nhất mọi việc đều không dám lơ là như trước đây nửa.

Trở lại vấn đề bón phân cho cây điều, chắc ai cũng thấy là…không chịu tốn kém không được ! Đất đã dự định trồng điều là loại đất quá xấu, không thể trồng trọt cây khác được. Đất đã khô cằn, lại nghèo nàn chất dinh dưỡng, mà muốn trồng điều đạt được năng suất cao thì phải tăng lượng phân bón cho điều là chuyện cấp thiết phải làm ngay.

Cây điều cần được bón phân đầy đủ và hợp lý trong các giai đoạn sau đây :

Lúc gieo hột, lúc ương cây

Hột điều giống được gieo trong bầu, trong giỏ, hoặc gieo ra liếp ương kể cả lúc giâm cành đều được sống trong môi trường phân tro đầy đủ. Trong bầu ương, trong liếp ương không phải chỉ có đất mà là đất trộn với phân chuồng hoai phân rác mục, vốn là chất bổ dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây con. Nếu trong giai đoạn đầu này mà ta không trộn phân vào đất nuôi cây thì cây con không thể phát triển mạnh được; chúng không chết yểu cũng sống èo uột, chẳng khác nào trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng vì thiếu sữa bú vậy.

Lúc đặt cây con vào hố trồng

Hố trồng điều thường được đào với kích thước năm tấc khối. Trước khi gieo hột giống trực tiếp hoặc đặt cây non xuống hố trồng, thì trước đó một vài tuần, chủ vườn đã lấp đầy hố với lượng phân cần thiết để giúp cây con hút đầy đủ chất bổ dưỡng cần thiết, hầu tăng trưởng mạnh trong giai đoạn đầu. Phân bón lót này gồm có phân chuồng hoai và phân bổi, trộn chung với một phần lớp đất trên của mặt hố (đã băm nhỏ). Cái cách dùng cuốc bổ xuống vài lát để tạo thành cái hố nhỏ, rồi lấp vào đó một vài xẻng phân như cách trồng trước đây, không trách sao cây điều tăng trưởng chậm.

Bón phân hàng năm

Mỗi năm, ít ra một tần, vào truớc mùa mua, ta nên cày bừa hay cuốc xới lớp đất mặt khắp vườn điều cho tơi xốp, vừa diệt cỏ vừa bón phân thúc và vun gốc cho cây. Nếu hàng năm được “hà hơi tiếp sức” như thế này thì vườn điều lúc nào cũng được sum sê tươi tốt, và chắc chắn sẽ đạt được năng suất cao.

Xét ra, sự tốn phí đó dù nhiều nhưng cũng không đáng là bao, khi so với mức thu hoạch hột hàng năm tăng nhiều hơn trước. Bỏ ra một mà thu về được hai, ba; mối lại to lớn đó chẳng lẽ ta lại chê sao ?

Trong việc bón phân lót hàng năm cho vườn điều có thể dùng phân hữu cơ hoặc phân vô cơ cũng tốt. Với đất trồng đã được cải tạo tốt, cây trồng cũng tốt, thì mỗi gốc chỉ cần bón độ 600 grs urée, 500 grs lân và 200 grs kali là đủ. Thường thì cây mới trồng năm đầu bón ít, những năm kế tiếp số lượng phân hóa học được bón thúc nhiều hơn. Phân được rải mỏng trên khắp mặt đất, cách xa gốc, dưới dạng hòa vào nước tưới cũng được.

Ngay những quốc gia có sản lượng hột điều xuất khẩu vào hạng nhất nhì trên thế giới, từ lâu người ta đã áp dụng cách bón thúc cho vườn điều hàng năm, có nơi thực hiện đến hai lần: trước và sau mùa mưa, để giúp cây lúc nào cũng được tràn đầy nhựa sống cuối mùa trổ sai hoa, đậu được nhiều trái.

Tóm lại, dù cây điều có khả năng chịu đựng được hạn hán, và không kén đất trồng, nhưng muốn có vườn đièu tươi tốt, đạt được năng suất cao thì không gì tốt hơn là phải bón phân đầy đủ cho từng gốc một. Trước đây, vì nhiều lý do khách quan hay chủ quan, nhiều người đã không quan tam chú ý đến vấn đề phân tro đầy đủ này, nên phần nhiều vườn điều mọc xác xơ, đến mùa mức thu hoạch thật là thảm hại.

Về phân bón, đã là người chuyên sống về nghề trồng tỉa, chắc ai cũng phảỉ tự lo liệu đầy đủ cho mình để khi cần có mà dùng, chứ đâu phải mỗi thứ mỗi mua.

– Muốn có phân chuồng hoai thì phải lo thu gom các loại phân trâu bò, ngựa dê, gà vịt, heo …cộng với rơm rạ, cỏ khô chất đống lại vói nhau ủ trong ba tháng cho thật hoai mới đem ra bón cho cây cối được. Phân được ủ trong nhà có mái lợp để che mưa nắng, bên dưới nền đất được nện kỹ, và chung quanh có phên che để mưa khỏi tạt. Ngoài ra, sát nhà ủ phân còn đào hố chứa nước phân từ đống phân ủ chảy ra. Nước phân này, hàng ngày được múc lên để tưới lên đống phân ủ cho đủ độ ẩm và nhờ đó mà phân sớm hoai mục.

– Muốn có phân rác mục thì ta phải thu gom ram rạ, rác rến, cỏ khô, xác mía, lá khô, cộng với phân gia súc, đầu tôm xác cá, khô bánh dầu, tro bếp và cả đất vụn. Rơm rạ, xác mía, cỏ khô trước khi đem ủ phải được tưới ướt sũng nhiều lần trong ngày để chúng mềm dịu. Sau đó cứ một lớp rơm rạ dày khoảng ba mươi phân rải trên nền, thì bên trên đó là một lớp mỏng phân chuồng và các chất bổi phụ khác. Cứ thế mà chất dần lên cao …Trên cùng là lớp đất vụn dày khoảng năm phân, ủ phân rác cũng nên ủ trong nhà hay trong trại, bên trên có lợp mái để che mưa nắng, và bốn bên củng phải có vách che kín để ngăn ngừa hơi nước từ đống phân ủ bốc hơi. Mỗi tuần ta nên dùng nước tiểu phân trâu bò, hoặc nước lã cũng được, tưới cho ướt đều đống phân ủ. Cứ ủ như vậy khoảng năm tháng ta dỡ vách che chung quanh ra để trộn đều đông phân và ủ chúng lại. Tháng sau đó phân đã hoai mục có thể đem ra sàng lại và dùng.

Ủ phân rác còn có cách khác là đào hầm âm xuống đất, chung quanh đắp đất lên thành vách vừa cao vừa chắc, sau đó cũng sắp xếp các thứ phụ liệu như cách làm ở trên, kế đó là tưới cho đều khắp đống rác, trước khi dùng đất bùn và đất sét nhồi lại với nhau, thành một thứ vữa trét kín mặt hố lại. Ủ như vậy suốt năm sáu tháng thì rơm rác bên trong hầm sẽ mục nát, tốt không kém phân chuồng.

Trồng điều với diện tích nhỏ hẹp vài ba chục cây quanh vườn nhà thì không nóỉ làm gì, chứ trồng hàng mẫu, hoặc năm muời mẫu thì số lượng phân bón lót bón thúc cho cây không phải là con số nhỏ. Vì vậy, tự mình tạo ra được nguồn phân bón đầy đủ cho vườn cây quanh năm là đã tiết kiệm được một số tiền đáng kể. Phân hóa học thì mua lúc nào cũng có, nhưng lại đắt tiền vì là phân nhập khẩu từ các nước khác về.

Ngoài phân bón lót, bón thúc ra, ngày nay nhiều ngưởi trồng điều còn dùng loại phân sinh hóa hữu cơ để phun xít trực tiếp lên lá tạo hiệu quả rất cao và nhanh mà không tốn kém nhiều.

Với phương pháp xịt phân sinh hóa hữu cơ thẳng vào lá sẽ giúp cây trồng hấp thụ phân một cách mau lẹ. Loại phân này được đánh giá là một tiến bộ kỹ thuật đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Loại phân này có thể dùng xịt cho cây con, cây trưởng thành, cây sắp ra hoa hay thời kỳ có trái non.

Hiện nay, tại nước ta, phân sinh hóa hữu cơ được bày bán với nhỉều sản phẩm của các nước. Và nước mình cung có nhiều cơ sở chế được loại phân này, như công ty phân bón Sông Gianh chẳng hạn. Mỗi sản phẩm đều có bảng hướng dẫn tường tận để áp dụng cho từng loại cây trồng …

0