23/05/2018, 15:56

Bảo quản nấm và chế biến nấm

Nấm rơm là nấm dễ biến đổi và hư hỏng nhanh so với các loại nấm trồng khác. Do đó việc bảo quản nấm rơm tươi tương đối khó khăn hơn. Sự biến đổi của nấm sau khi thu hoạch So với rau cải hay trái cây thì thời gian bảo quản của nấm ở nhiệt độ bình thường ngắn hơn nhiều, đặc biệt là khi chất ...

Nấm rơm là nấm dễ biến đổi và hư hỏng nhanh so với các loại nấm trồng khác. Do đó việc bảo quản nấm rơm tươi tương đối khó khăn hơn.

Sự biến đổi của nấm sau khi thu hoạch

So với rau cải hay trái cây thì thời gian bảo quản của nấm ở nhiệt độ bình thường ngắn hơn nhiều, đặc biệt là khi chất đống hoặc đổ chồng lên nhau trong thùng hoặc cần xé. Nấm sẽ nhanh chóng mất nước và khô héo (nếu phơi trần) hoặc thối ủng (nếu chồng đống). Một số loài nấm có thể tiếp tục phát triển trở thành dạng trưởng thành, như nấm rơm, tai nấm dạng búp chuyển sang hình dù. Nói chung phẩm chất giảm và không được người tiêu dùng ưa chuộng.

Các biến đổi của nấm sau khi hái bao gồm:

Mất nước: nấm thường chứa nhiều nước (85 – 95%) và lượng nước cần thiết này mất rất nhanh do hô hấp và bốc hơi. Nấm đã hái rời khỏi mô vẫn còn tiếp tục quá trình sống và vì vậy vẫn hô hấp, thải khí CO2 và hơi nước. Ở tai nấm dạng búp có hiện tượng mất nứớc, nhưng nước sẽ bốc hơi nhanh khi mũ nấm mở và phát triển hoàn chỉnh. Nước cũng bốc hơi nhanh khi để nơi có gió và không khí nóng khô.

Sự hóa nâu: ở nấm có men (enzym) polyphenoloxidaz (polyphenolaz hay phenolaz), men này xúc tác phản ứng oxi hóa hợp chất phenolic không màu của nấm thành quinon, là chất có màu đỏ đến nâu đỏ. Chất này kết hợp với các chuyển hóa chất của axit amin thành phức hợp màu nâu sẫm. Phản ứng xảy ra với sự hiện diện của oxy và làm nấm chuyển sang nâu. Hiện tượng hoá màu nâu khác không cần men xúc tác liên quan đến sự biến đổi của chất đường, do phản ứng với các hợp chất bị oxit hoá khác (các hợp chất amin hoặc axit hữu cơ). Tuy nhiên, quá trình này diễn ra rất chậm. Nấm hoá nâu sẽ làm giảm giá trị thương phẩm.

Sự thối nhũn: Thường nấm có ẩm độ cao hoặc làm khô chưa tới (trên 12% độ ẩm) hoặc nấm khô bị hút ẩm trở lại,…Có thể bị nhiễm vi sinh (nhiễm trùng hoặc nấm mốc). Sản phẩm bị nhiễm trùng sẽ có hiện tượng thối nhũn, hôi ê. Nếu nhiễm mốc còn tích luỹ độc tố và biến chế sản phẩm.

Sự biến chất: Sau 4 ngày bảo quản, lượng đường đa (polysaccharide) ở nấm thường trên 10% (Hammond, 1979), đã giảm xuông dưới 5%. Trong khi đó, chitin ở vách tế bào lại tăng lên 50% làm tai nấm trở nên đai chắc hơn. Chất béo trong nấm cũng bị biến đổi, bao gồm các axit béo không no do oxit hoá trở mùi, thậm chí gây độc cho người dùng. Trường hợp này có thể thây ở nấm rơm, chứa nhiều axit béo không no.

Ngoài ra, các loài nấm nhiệt đới có đặc điểm là hô hấp nhanh sau khi thu hoạch. Cường độ hô hấp tỷ lệ nghịch với thời gian bảo quản, nghĩa là cường độ cao thì thời gian bảo quản ngắn đi và ngược lại.

Bảo quản nấm

Sau khi thu hoạch, để đưa nấm đến tay người tiêu dùng, cần một thời gian bảo quản thích hợp.

Đối với nấm tươi: chỉ giữ được thời gian ngắn, bằng cách làm chậm sự phát triển, giảm cường độ hô hấp, chống thoát nước và bảo quản ở nhiệt độ thấp.

Đối với nấm khô: làm khô ở mức tối đa (còn 10 – 12%), bằng cách lấy nước trong tai nấm ra, sau đó bảo quản trong túi kín để tránh hút ẩm trở lại.

Đối với dạng

0