Cyst và cystalgia

1. Cyst / sist/ (n): nang (u nang). Là một túi hay xoang kín không bình thường, có lớp biểu mô lót bên trong và chứa đầy một chất liệu lỏng hay nửa lỏng. Có nhiều loại nang thấy ở những bộ phận khác nhau trong cơ thể. Một số nang là bẩm sinh do phát triển phôi bất ...

1. Cyst / sist/ (n): nang (u nang).

Là một túi hay xoang kín không bình thường, có lớp biểu mô lót bên trong và chứa đầy một chất liệu lỏng hay nửa lỏng. Có nhiều loại nang thấy ở những bộ phận khác nhau trong cơ thể.

Một số nang là bẩm sinh do phát triển phôi bất thường như nang dạng bì, các nang khác là những khối u có chứa những tế bào tiết ra chất nhầy hay các chất khác, còn một dạng khác là nang do ký sinh trùng tạo thành trong cơ thể.

Các nang có thể xảy ra trong hàm: nang răng thấy trên đỉnh răng, nang men răng thấy quanh thân của một răng không mọc, và nang chồi được tạo thành trên một răng đang mọc.

Là một giai đoạn không hoạt động xảy ra trong vòng đời của một số động vật nguyên sinh ký sinh trong ống tiêu hóa, kể cả Giardia Entamoeba. Các nang theo phân ra ngoài có một vỏ ngoài cứng để bảo vệ ký sinh khỏi các tình trạng bất lợi. Khi một ký chủ mới nuốt phải, nang sẽ phóng thích ký sinh trùng, một cấu trúc được tạo bởi và bao quanh ấu trùng của một số loại giun ký sinh.

2. Cystalgia (n): đau bàng quang.

Là hiện tượng bị đau trong bàng quang. Điều này thường thấy trong viêm bàng quang, và khi có sỏi trong bàng quang, đôi khi cũng thấy trong ung thư bàng quang. Điều trị tùy theo nguyên nhân chính.

3. Cystectomy (n): cắt bỏ bàng quang.

Là phẫu thuật lấy đi bàng quang. Điều này cần phải làm khi chữa trị một số bệnh bàng quang, đặc biệt là ung thư. Các niệu quản dẫn nước tiểu từ thận ra được ghép lại trong đại tràng hay trong một đoạn ruột riêng biệt (thường là hồi tràng), đoạn ruột này được mang tới bề mặt da như một chiếc vòi.

4. Cystic fibrosis (fibrocystic disease of the pancreas, mucoviscidosis): xơ hóa nang (bệnh xơ nang tụy tạng, bệnh nhầy nhớt).

Là một bệnh di truyền tác động tới các tuyến ngoại tiết (gồm các tuyến tiết chất nhầy, tuyến mồ hôi và các tuyến khác). Điều bất thường là sự sản sinh ra một chất nhầy đặc làm tắc các tuyến ruột (gây tắc ruột do phân của trẻ sơ sinh), tụy tạng (gây thiếu các enzime tụy tạng và các phể quản).

Biến chứng thường thấy là nhiễm trùng đường hô hấp, có thể nghiêm trọng.

Mồ hôi có chứa rất nhiều sodium chloride, điều này cũng giúp cho việc chuẩn đoán. Chữa bệnh nhằm giảm thiểu tác động của bệnh bằng cách cấp các enzyme tụy tạng và liệu pháp sinh lý phế quản, ngừa và chống phụ nhiễm.

5. Cystitis / sis'taitis/ (n): viêm bàng quang.

cyst

Thường xảy ra do nhiễm trùng (thường nhất là do vi trùng Escherichia coli). Viêm bàng quang thường đi kèm với chứng thường xuyên muốn đi tiểu và đi bị rát. Trường hợp nặng hơn thấy đi tiểu mau và có máu, cùng với những cơ đau như chuột rút ở bụng dưới kéo dài sau khi đã tiểu xong. Cơn bệnh được chữa gấp bằng  kháng sinh và uống nhiều nước.

6. Cystitome (n): dao mở nang.

Là một dao nhỏ có lưỡi hơi cong hay có móc, dùng cắt nang thủy tinh theo kiểu thao tác như đục thủy tinh mà vẫn để lại nang (thao tác lấy thủy tinh thể ngoài nang).

7. Cystocele (n): chứng sa bàng quang.

Là hiện tượng sa phần đáy bàng quang ở phụ nữ, điều này thường do sức khỏe yếu sau khi sinh và làm việc quá sức, kèm theo chứng đi tiểu không tự chủ được do stress, cần chỉ định chữa trị hoặc phẫu thuật.

8. Cystography  (n): chụp X-quang bàng quang.

Là sự xét nghiệm X-quang bàng quang sau  khi đã tiêm chất cản quang. Ảnh hay phim chụp X-quang được gọi là bàng quang đồ.

Chụp X-quang bàng quang thường được thực hiện để phát hiện hồi lưu nước tiểu từ bàng quang đến các niệu quản, thường ở trẻ em.

Nếu chụp phim khi đang đi tiểu, cũng có thể quan sát được các niệu quản.

Để hiểu rõ hơn về Cyst cystalgia xin vui lòng liên hệ .

Nguồn: http://saigonvina.edu.vn
0